BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN GIÁO DỤC KIẾN THỨC CHO BÀ MẸ CÓ CON BỊ VIÊM PHỔI

ĐD Trần Thị Thanh Vân

CN Võ Thị Tiến.

và Tập thể Khoa nhi

Người hướng dẫn: BS Nguyễn Thành Út.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trẻ dưới 5 tuổi là viêm phổi, muốn làm giảm tỉ lệ tử vong Nhiễm khuẩn hô hấp cấp cần phải phát hiện sớm và trong đó có vai trò rất quan trọng của các bà mẹ.

Trước đây các bà mẹ chưa nắm được kiến thức phổ thông về bệnh viêm phổi nên thường đưa con đến bệnh viện trong tình trạng rất nặng, trong tình hình đó chúng tôi thấy rằng cần phải làm công tác giáo dục sức khoẻ cho các bà mẹ có con bệnh viêm phổi đang nằm điều trị tại bệnh viện là rất cần thiết.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Đánh giá hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con bị viêm phổi nhằm cải thiện và nâng cao kiến thức của các bà mẹ về chăm sóc bệnh viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

1.Đối tượng nghiên cứu:

Tất cả các bà mẹ có con bị viêm phổi dưới 5 tuổi được điều trị tại Khoa Nhi BV ĐKTTTG.

2.Phương pháp nghiên cứu:

Cắt ngang và mô tả phỏng vấn.

Thu thập số liệu bằng bảng phỏng vấn in sẵn.

Làm pretest.

Tập hợp các bà mẹ 3 ngày 1 lần vào Hội trường giao ban của Khoa Nhi để được điều dưỡng hướng dẫn trực tiếp các bà mẹ về kiến thức nhiễm khuẩn hô hấp cấp các nội dung sau đây:

+ Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm phổi.

+ Tiếp tục cho ăn khi trẻ ốm và có thể dùng thuốc ho dân tộc để giảm ho theo khuyến cáo của OMS như rau tần dầy lá, gừng, mật ong …

+ Cách làm thông thoáng mũi.

+ Các dấu hiệu nặng của viêm phổi.

Sau đó làm postest để lượng giá.

III. KẾT QỦA:

Qua nghiên cứu 50 trường hợp bà mẹ có con bị viêm phổi tại Khoa Nhi từ tháng 8/2002 đến 11/2002, chúng tôi có kết quả như sau:

Đối tượng giáo dục sức khoẻ:

1. Nghề nghiệp người được phỏng vấn:

Giáo viên 06
Làm ruộng 08
Buôn bán 10
Nội trợ 26

2. Trình độ học vấn:

Cấp I 19
Cấp II 26
Cấp III 05

Qua chọn đối tượng ngẫu nhiên, chúng tôi thấy đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu ở những bà mẹ nội trợ, trình độ học vấn cấp II nên việc tiếp xúc với các phương tiện thông tin giáo dục sức khỏe còn hạn chế.

3. Số con:

Có 01 con 30
Có 02 con 20

Các bà mẹ có từ 1 đến 2 con, nên việc việc chăm sóc các cháu được quan tâm nhiều.

Nội dung giáo dục: Tổng số 850 điểm.

  TRƯỚC GDSK SAU GDSK
Các dấu hiệu phát hiện bệnh viêm phổi 31 197
Các dấu hiệu nặng của bệnh viêm phổi 55 345
Cách làm thông thoáng mũi tại nhà 41 191
Bệnh viêm phổi có cử ăn không? 7 117
Tổng số điểm 134 850

IV. BÀN LUẬN:

Kiến thức:

Có sự khác biệt theo chiều hướng tích cực về kiến thức các bà mẹ trước và sau giáo dục sức khỏe.

Hành vi:

87% Bà mẹ không cử ăn khi con bị viêm phổi.

95% Bà mẹ biết cách làm thông thoáng mũi.

98% Bà mẹ biết dùng thuốc ho dân tộc như rau tần dầy lá, gừng, mật ong…

Tuy nhiên đánh giá hành vi qua phỏng vấn mang tính chủ quan, vì vậy cần vận động và GDSK liên tục và nhiều đối tượng như ông bà, người thân trong gia đình thì mới thay đổi được hanh vi có lợi cho trẻ.

V.KẾT LUẬN:

Bước đầu thực hiện việc Giáo dục sức khoẻ cho 50 bà mẹ có con bị Viêm phổi tại BV ĐKTTTG trong 4 tháng cuối năm 2002, số ca còn ít, thời gian ngắn, kết quả còn giới hạn, nhưng có chuyễn biên tích cực về hành vi và thái độ của Bà mẹ khi chăm sóc con.

Nhiều Bà mẹ rất phấn khởi khi được trang bị thêm kiến thức khoa học tại Bệnh viên và có thể ứng dụng ngay cho con mình. Việc làm này cần được tiến hành thường xuyên, liên tục và là trách nhiệm của tất cả các nhân viên y tế.