ĐẶC ĐIỂM SUY HÔ HẤP CẤP TRẺ SƠ SINH TẠI KHOA NHI - BVĐKTTTG NĂM 2002

BS CKI Nguyễn Thành Út

Khoa Nhi – BVĐKTG

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Suy hô hấp cấp sơ sinh là một bệnh cảnh lâm sàng nặng, tỷ lệ di chứng và tử vong cao, cần được quan tâm ở trẻ em, nhất là tại các nước đang phát triển như nước ta.

Nguyên nhân suy hô hấp sơ sinh thường do phổi non, sanh ngạt, viêm phổi, bệnh lý não,tim … cùng các hậu quả do thiếu oxy như tổn thương não, phổi, nhiễm trùng huyết, suy tim …

Do đó, vấn đề khảo sát các trường hợp suy hô hấp sơ sinh về nguyên nhân và những tổn thương do thiếu oxy sẽ góp phần nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế các tổn thương cơ quan và cải thiện tình hình tử vong.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Xác định bước đầu tình hình suy hô hấp sơ sinh tại khoa Nhi. Gồm: Đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân, phương pháp hỗ trợ hô hấp.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

A. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Tiêu chuẩn chọn bệnh:

Trẻ sơ sinh dưới một tháng tuổi có 01 trong 05 dấu hiệu sau:

1/. Thở nhanh ³ 60l/phút, hoặc có cơn ngưng thở dài > 20giây.

2/ Rút lõm ngực trầm trọng.

3/. Phập phồng cánh mũi.

4/. Thở rên (grunting)

5/. Tím tái.

Tiêu chuẩn loại trừ:

Trẻ sơ sinh có dị tật nghiêm trọng như: Thai vô sọ, đa dị tật …

B. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Cắt ngang và mô tả.

C.TÍNH CỞ MẪU:

Công thức tính cở mẫu:

n= Z21 - a /2 xP x ( 1 – P ) / d2

Với độ tin cậy 95%, Z= 1,96

Tỉ lệ chênhlệch d= 7%

Tỉ lệ mắc bệnh năm 2001= 9,5%.

Vậy cở mẫu là: 68. Chúng tôi chọn nghiên cứu 72 ca.

IV. TỔNG QUAN:

Suy hô hấp sơ sinh thường xảy ra tuần lễ đầu sau sanh, bởi trẻ cần nhanh chóng thích nghi với môi trường bên ngoài, nhất là sự cung cấp oxy cho phổi. Có vô số các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này như:

Sanh non: Phổi non, não chưa trưởng thành, sức đề kháng yếu…

Sanh ngạt: Thiếu oxy não và tế bào, rối loạn chuyển hóa…

Sanh mổ: Ảnh hưởng thuốc mê, phổi ứ đọng đàm nhớt…

Nhiễm trùng ối, hít phân xu, hạ thân nhiệt…

- Qua kết quả nghiên cứu tử vong chu sinh 10 năm ( 1981- 1990) của tác giả Lê Thúc Phát, Viện Bảo vệ sức khoẻ Trẻ em, có 64,14% tử vong chu sinh do suy hô hấp cấp ( Phổi non, xẹp phổi, bệnh màng trong…), 4,34% do nhiễm trùng huyết…

Nghiên cứu 100 trẻ suy hô hấp cấp Bệnh viện Trung tâm nữ hoàng Elizabeth Malavi từ tháng 3- 9/1998 cho thấy có 56% trẻ sanh ngạt, 38% bị thiếu oxy não, 33% tử vong trong 6 ngày đầu tiên.

Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ trong suy hô hấp cấp của tác giả Salaman tại Bệnh viện Châu Đốc trong 6 tháng năm 2000, nhận thấy có 10-15% trẻ có cân nặng dưới 2500gr bị suy hô hấp cấp, 9% do sanh mổ, 2,2% do hít phân xu.

Ở khoa nhi năm 2001, số trường hợp trẻ sơ sinh vào điều trị nội trú có 438 ca, trong đó suy hô hấp sơ sinh là 42 ca, tỉ lệ mắc bệnh là 9,5%,tử vong và nặng xin về là 51 cas, trong đó suy hô hấp sơ sinh là 26 ca chiếm tỷ lệ 50,9%.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

Qua nghiên cứu 72 trường hợp suy hô hấp cấp trẻ sơ sinh tại Khoa Nhi, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau:

Giới:

    Test c 2 = 121.00, p< 0,00001. Nam nhiều hơn nữ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Tuổi:

    Test c 2 = 136, P<0,00001. Trẻ <7 ngày tuổi bị suy hô hấp nhiều hơn trẻ > 7 ngày tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

Cân nặng:

Test c 2 =44.4, p<0.00000, Trẻ dưới 2500gr suy hô hấp nhiều hơn trẻ trên 3000gr, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê.

- Lâm sàng:

Lâm sàng Số ca Tỉ lệ %
1.Tím tái 70 97,2
2.Nhịp thở>60 lần/p 52 72,2
3.Cơn ngưng thở 40 55,6
4.Thở lõm ngực 37 51,4
5.Thở rên 13 18
6.Phập phồng cánh mũi 11 15,3

Dấu hiệu 1,2,3,4 trong suy hô hấp sơ sinh thường gặp với độ tin cậy >95% (p< 0.0000) so với các dấu hiệu 5,6. #9;

Nguyên nhân:

1. Phổi non : 27 ca (37,5%)

2. Ngạt : 18 ca (25%)

Trong đó có:

+ Thiếu oxy não : 11ca

+ Xuất huyết não : 01 ca

+ Toan máu : 06 ca

3. Nhiễm trùng huyết : 14 ca (19,4%)

4. Viêm phổi : 11 ca (15,3%)

5. Suy tim, tim bẩm sinh : 02 ca (2,8%)

Điều trị hỗ trợ hô hấp:

Bóp bóng : 05 ca (7%)

N-CPAP : 49 ca (68%)

Oxy canunla : 18 ca (25%).

VI. BÀN LUẬN:

Qua nghiên cứu 72 trường hợp Suy hô hấp sơ sinh năm 2002 chúng tôi nhận thấy như sau:

Trẻ suy hô hấp sơ sinh phần lớn gặp ở lứa tuổi < 7 ngày tuổi, cho thấy sự thính nghi của trẻ trong những ngày đầu tiên có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây suy hô hấp. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác.

Trẻ có cân nặng < 2500 gr chiếm 51,4% các trường hợp suy hô hấp, chứng tỏ trẻ sơ sinh sanh non nhẹ ký khả năng thích nghi với môi trường tự lập kém, do phổi chưa trưởng thành và não chưa phát triển tốt.

Về lâm sàng: Tím tái, nhịp thở > 60 lần/phút có giá trị chẩn đoán trên 2/3 trường hợp suy hô hấp sơ sinh. Các dấu hiệu khác góp phần chẩn đoán là cơn ngừng thở > 20 giây, rút lõm ngực. Nhận xét này phù hợp với hướng dẫn của OMS trong chương trình ARI.

Các nguyên nhân gây suy hô hấp sơ sinh nhiều nhất là trẻ sinh non nhẹ ký (37%), kế đến là sanh ngạt (25%), Nhiễm trùng huyết sơ sinh (19,4%), Viêm phổi (15,3%). Trong đó đáng chú ý là sanh ngạt gây rất nhiều biến chứng do thiếu oxy não và mô tế bào, nếu nặng sẽ tổn thương, không hồi phục góp phần gia tăng tỷ lệ tử vong. Điều này đặt ra vấn đề quản lý thai ở các tuyến y tế và sự phối hợp giữa Khoa Sản và Khoa Nhi trong hồi sức sơ sinh rất quan trọng, nhất là những thai kỳ có nguy cơ cao.

Hỗ trợ hô hấp chủ yếu là N - CPAP (68%) là phương pháp điều trị hồi sức hô hấp chủ lực trong hầu hết các trường hợp suy hô hấp trẻ sơ sinh (Trừ xuất huyết não, sốc giảm thể tích và tràn khí màng phổi có van).

VII. KẾT LUẬN:

Trong giai đoạn mới chào đời trẻ sơ sinh trải qua một giai đoạn thích nghi quan trọng trong cuộc sống đầu tiên, đặt biệt là sự thích nghi hô hấp.

Qua nghiên cứu 72 trường hợp suy hô hấp sơ sinh chúng tôi nhận thấy bệnh thường xảy ra ơ trẻ sinh non nhẹ ký, sanh ngạt. Việc phát hiện sớm dựa vào dấu hiệu tím tái, đếm nhịp thở tăng > 60 lần/phút, kết hợp quan sát thấy trẻ thở rút lõm ngực trầm trọmg, có cơn ngưng thở. N-CPAP là phương tiện chủ yếu trong điều trị suy hô hấp sơ sinh.

Tuy nhiên việc nghiên cứu còn hạn chế như số lượng ít, chưa làm các xét nghiệm quan trọng cho tất các trường hợp suy hô hấp như khí máu động mạch, X quang phổi tại giường, giải phẫu bệnh … nên chưa đánh giá đầy đủ và chính xác các nguyên nhân cũng như các tổn thương do suy hô hấp gây ra.

Trong tương lai, suy hô hấp cấp trẻ sơ sinh cần được nghiên cứu có hệ thống và đầy đủ hơn, cũng như trang bị nhiều phương tiện hồi sức sơ sinh hiện đại hơn, có sự kết hợp chặt chẽ giữa khoa nhi và khoa sản ngay từ những phút đầu tiên của cuộc đời sẽ góp phần chăm sóc tốt nhất cho thế hệ mầm non của đất nước.

VIII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Lê Thúc Phát, Tử vong chu sinh 10 năm (1981 – 1990) qua nghiên cứu giải phẫu bệnh tại Viện Sức Khỏe Trẻ Em.

  2. Kỹ năng lâm sàng điều trị sơ sinh – Bộ Y Tế 1998

  3. Y học chứng cớ điều trị nhi khoa 2000 – BV Nhi Đồng I.

  4. Huỳnh Thi Duy Hương (1996), Hội chứng suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh - Bài giảng Nhi Khoa tập I - trang 225 - 295.

  5. Tạ Văn Trầm(2000), Đánh giá hiệu quả điều trị suy hô hấp bằng N – CPAP ở trẻ em.

  6. Gonzalez de Dios - Factor predictive of neurological sequenlae in term newborn infants with perinatal asphyxia - Rev. Neuro, 2001 Feb, 1 - 15.

  7. Malavi K.Witte - Acute respiratory failure – Pediatric intensive care 1998- p95 - 97.