"MÔ HÌNH CẤP CỨU TẠI NHÀ" YÊU CẦU CẦN THIẾT CỦA NHÂN DÂN

Thạc sĩ BS Nguyễn Hùng Vĩ

BB CKI Hoàng Thọ Mẫn

BS CKI Nguyễn Thành Ut

và tập thể Khoa HSCC

I.VÌ SAO PHẢI CẤP CỨU TẠI NHÀ?

Đời sống kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân ngày càng đa dạng, trong đó có nhu cầu về chăm sóc sức khoẻ.

Ngành y tế đã có rất nhiều cố gắng đáp ứng các nhu cầu của nhân dân, vừa phát triển mạng lưới y tế cơ sở, vừa tập trung xây dựng các trung tâm kỹ thuật cao, đồng thời đa dạng hóa các loại hình phục vụ người bệnh. Một trong những loại hình đó là cấp cứu người bệnh ngay tại nhà.

Trước đây, Bệnh viện ĐKTTTG chỉ nhận điều trị những bệnh nhân khi người bệnh tự đến bệnh viện để điều trị. Phương tiện chuyển đến bệnh viện rất đa dạng như: Xe gắn máy, xe xích lô, xe ba gác, xe ô tô … và phần lớn không có sơ cứu ban đầu. Nhiều trường hợp đến cấp cứu trong tình trạng rất nặng, có trường hợp tử vong hoặc để lại di chứng suốt đời. Một số trong những trường hợp đó nếu như được cấp cứu tại chỗ, chuyển đến bệnh viện bằng phương tiện chuyên dùng an toàn thì có thể sẽ được cứu chữa kịp thời. Trong tình hình đó, Bệnh viện ĐKTTTG đã thống nhất trong HĐKHKT việc tiến hành nghiên cứu, xây dựng "Mô hình cấp cứu tại nhà" và đã được Sở YTế và Sở Công nghệ Môi trường đồng ý tiến hành đề tài nghiên cứu cấp tỉnh trong vòng 18 tháng (6/2001 - 1/2003).

Đây là việc làm cụ thể thực hiện chủ trương xã hội hóa công tác y tế của Bộ Y tế, giúp tiết kiệm các chi phí y tế khi cấp cứu kịp thời, giảm tỉ lệ biến chứng và tử vong do không an toàn trong cấp cứu và di chuyển bệnh nhân.

II. MÔ HÌNH CẤP CỨU TẠI NHÀ PHẢI ĐẠT ĐƯỢC NHỮNG MỤC TIÊU GÌ?

Trước tiên Mô hình cấp cứu tại nhà phải xây dựng bộ máy hoạt động, phối hợp giữa các bộ phận có liên quan, làm sao đạt được 3 mục tiêu:

Cấp cứu có hiệu quả ngay tại nhà người bệnh trong điều kiện tối ưu.

Giải quyết vấn đề chuyển viện an toàn.

Hạn chế đến mức thấp nhất tỉ lệ tử vong và di chứng.

Có nhiều phương án đặt ra như: Tổ chức đội ngủ chuyên trách sẵn sàng lên đường khi có yêu cầu cấp cứu; hoặc tổ chức đội ngủ bán chuyên trách, bình thường tham gia công tác khác, khi có yêu cầu thì sẵn sàng cấp cứu ; Phân công các BS có uy tín phụ trách từng địa bàn dân cư, khi có yêu cầu thì đến khám bệnh trước khi gọi xe cấp cứu... Cuối cùng BV đã thống nhất phương án tổ chức lực lượng bán chuyên trách, xây dưng qui trình phối hợp giữa các bộ phận có sẵn trong bệnh viện cùng tham gia khi có yêu cầu, gồm: Trực hành chánh, trực ô tô, trực cấp cứu, theo mô hình như sau:

MÔ HÌNH CẤP CỨU TẠI NHÀ

III. KẾT QUẢ SAU 18 THÁNG THỰC HIỆN :

Từ 01/6/2001 đến 20/11/2002 chúng tôi đã thực hiện cấp cứu tại nhà với kết quả như sau:

1) Về tổ chức:

Có 58 CBYT tham gia cấp cứu, gồm:

Bác sĩ : 15

Điều dưỡng, tài xế : 43

2) Trang bị phương tiện cấp cứu trên ô tô:

Oxy

Máy hút đàm.

Hộp thuốc cấp cứu.

Bóng giúp thở và nội khí quản.

Thanh nẹp cố định xương.

3) Huấn luyện kỹ năng cấp cứu:

Nội dung gồm những vấn đề cơ bản cấp cứu nội và ngoại khoa.

Thời gian : 04 buổi

Số lớp : 04

Số người tham dự : 60

4) Kết quả bệnh nhân được cấp cứu tại nhà:
  12tháng đầu 6tháng gần đây Tổng số ca
TBMMN/CHA 04 - 4% 105 - 96% 109
TNGT 01 - 9% 10 - 91% 11
SUY HÔ HẤP 00 10 -100% 10
XHTH 00 04 - 100% 04
TIÊU CHẢY 00 10 - 100% 10
CẤP CỨU KHÁC (Đả thương, điện giật, đau bụng cấp…) 27 - 46,5% 31 - 53,5% 58
TỬ VONG 03 - 100% 00 03
DI CHỨNG 00 00 00
CỘNG CHUNG 32 - 15,9% 170 - 84,1% 202

Thời gian trung bình từ lúc nhận được yêu cầu đến khi xe đến nhà: 15 phút (khu vực Thành phố Mỹ Tho).

Thời gian từ lúc Phòng Hành chánh nhận được điện thoại đến khi Tổ Ô tô nhận được lệnh đi cấp cứu : 01 - 2 phút

Thời gian cấp cứu tại nhà : 10 phút - 20 phút.

Qua một thời gian thực hiện mô hình cấp cứu tại nhà,chúng tôi nhận thấy trong 6 tháng gần đây số ca yêu cầu cấp cứu tăng hơn so với 12 tháng đầu tiên, chứng tỏ người dân ngày càng biết nhiều hơn về dịch vụ này. Số ca tử vong có giảm hơn. Không có ca nào để lại di chứng do cấp cứu chậm hoặc do chuyển viện thiếu an toàn. Tạo được tâm lý an tâm,tin tưởng cho người bệnh cũng như gia đình và xã hội.

Về mặt hạn chế:

Công tác tuyên truyền cho mô hình mới chưa rộng và đều, vì vậy việc phục vụ chưa đến được tất cả những người có yêu cầu.

Xe cứu thương chưa trang bị đầy đủ các phương tiện cấp cứu và hồi sức cho tất cả các loại bệnh như máy sốc tim, monitor …

IV. KẾT LUẬN BƯỚC ĐẦU:

Qua thực hiện thử nghiệm mô hình cấp cứu tại nhà,chúng tôi nhận thấy đây là mô hình khả thi sát với thực tế của BV, thực hiện thuận lợi trong điều kiện hạn chế về nhân lực và phương tiện.

Các trường hợp cấp cứu thực sự tại nhà tăng cao trong sau tháng gần đây chứng tỏ người dân càng ngày càng biết đến và chấp nhận dịch vụ này, tỉ lệ thành công đạt 98,6%. Không có trường hợp nào để lại di chứng do cấp cứu chậm trễ hoặc không phù hợp. Tỉ lệ tử vong giảm rõ rệt.

Tuy nhiên thời gian triển khai chưa lâu, số ca còn ít vì vậy để đánh giá hiệu quả của mô hình còn cần phải tiếp tục với số lượng nhiều hơn, thời gian lâu hơn.

Mô hình này cần được nhân rộng ở các bệnh viện từ tỉnh đến huyện để mở rộng phạm vi phục vụ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân.