TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ TỬ VONG SƠ SINH TẠI KHOA NHI BV ĐKTTTG TỪ NĂM 2000 – 2002

BS. TrầnThị Gắn

Tập thể Khoa Nhi BVĐKTG

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Trước đây Khoa Nhi chỉ điều trị cho trẻ trên 1 tháng tuổi. Từ 1999, Khoa Nhi bắt đầu triển khai điều trị bệnh cho trẻ sơ sinh.

Qua hơn 4 năm thực hiện việc điều trị trẻ sơ sinh bệnh lý, chúng tôi tổng kết tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh và nhằm rút ra các biện pháp làm giảm tử vong và di chứng do bệnh lý trẻ sơ sinh và đưa các khuyến cáo về chuyển viện an toàn.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Xác định mô hình bệnh tật và tử vong sơ sinh bệnh lý tại Khoa Nhi BVĐKTTTG.

Tìm ra một số biện pháp làm giảm tử vong và di chứng do bệnh lý ở trẻ sơ sinh .

Đưa ra các khuyến cáo về chuyển viện an toàn.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

· Hồi cứu

· Thống kê, phân tích các trường hợp sơ sinh nhập viện Khoa Nhi năm 2000, 2001, 2002. 

IV. KẾT QUẢ:

1) Tổng số trẻ sơ sinh bệnh lý nhập viện :

  Năm 1999 Năm 2000 2001 2002
Số ca sinh tại khoa Sản   5622 5069 4962
Số trẻ nhập Khoa Nhi 5439

 

5994 6060

 

5005
Số trẻ sơ sinh Khoa Nhi. 504 (9,26%) 696 11.61% 438

(7,2 %)

562

(14,8%)

2) Phân loại bệnh sơ sinh :

  1999

504 Ca

2000

696 ca

2001

438 ca

2002

562 ca

Nhiểm trùng SS   222

(31,8%)

102

(23,2%)

187

(33,2)

Viêm phổi SS   185

(26,5%)

122

(27,8%)

86

(15,3%)

Suy hô hấp SS   58

(8,3%)

42

(9,5%)

114

(20,2%)

         
Vàng da sơ sinh   54

(7,7%)

73

(16,6%)

82

(14,5%)

Nhiểm trùng rốn

 

  32

(4,5%)

23

(5,2%)

30

(5,3%)

Nhiểm trùng huyết   39

(5,6%)

03

(0,6%)

29

(5,1%)

         
Viêm da   22

(3,1%)

13

(2,9%)

3

(0,5%)

Xuất huyết tiêu hoá   10

(1,4%)

15

(3,4%)

12

(2,1%)

Bệnh lý khác   56

(8%)

37

(8,4%)

14

(2,4%)

Dị tật; tắc mật, hẹp thực quản,Tắc ruột, phình ĐT sơ sinh   06

(0,8%)

04

(0,9%)

03

(0,5%)

XHNMN 08

(1,5%)

12

(1,7%)

04

(0,9%)

02

(0,3%)

Đứng đầu là nhiễm trùng sơ sinh, suy hô hấp sơ sinh, viêm phổi sơ sinh. Đặc biệt tỷ lệ xuất huyết não màng não giảm rõ rệt (1,5%, 1,7% à 0,3%).

3) Chuyển viện :

3.1 Khoa Nhi chuyển BVNĐ I TP HCM :

  2000 2001 2002
Vàng da SS TD vàng da nhân 02 01 03
Dị tật (tắc ruột, hẹp TQ, phình ĐTSS…) 06 03 01
XHTH 02 01  
NTSS 05 08 04
XHNMN 01 01  
SHHSS 01 11  
NTH   01 04
Thoát vị não, dị dạng   05 02
Sanh non     01
Thủng tạng rỗng     01
Tổng số : 17 31 18

3.2 Các nơi chuyển đến Khoa Nhi – BVĐKTTTG :

  2000 2001 2002
BV KV Cai lậy 12 29 12
TTYT Tân phước   01 01
TTYT Châu thành   06 30
TTYT Gò công tây   04 02
TTYT Cái bè   04 06
BV KV Go Øcông   11 01
TTYT Chợ gạo   03 01
PKKV Mỹ phước tây   01  
PKKV Dưỡng điềm   01  
TTYT Gò công đông   02 13
TTYT Tháp mười (Đồng tháp)   01  
Khoa Sản BVTG 44 64 87
Tổng số : 56 127 154

4) Bệnh tử vong và bệnh nặng xin về :

a) Tổng số tử vong :

  2000 2001 2002
Sơ sinh nặng xin về + tử vong 50 (9,26%)/trẻ sơ sinh nhập viện 51 (11,6%) 53 (9,4%)

b) Nguyên nhân tử vong :

  2000 2001 2002
Suy hô hấp SS

 

24/50 (48%) 26/51 (50,9%) 28/53

(52,8%)

Nhiểm trùng huyết SS 22/50

44%

24/51 (47,1%) 16/53

(30,1%)

Xuất huyết tiêu hoá và các bệnh lý khác. 04/50

(8%)

1/51

1,96%

09/53

(16,9%)

Trong 3 năm 2000 - 2001 - 2002 là 50/696, 52/438, 53/562 tỉ lệ 7,1% à 11,6%.

V. BÀN LUẬN:

Trong 3 năm 2000, 2001, 2002 số ca trẻ sơ sinh (SS) điều trị tại khoa Nhi có chiều hướng gia tăng từ 11,6% à 14,8%. Số ca SS từ Khoa Sản chuyển sang khoa Nhi cũng tăng. Tỷ lệ tử vong SS từ 7,1 à 11,6% (khá cao). Tỷ lệ nầy cũng phù hợp với tỉ lệ chung của các bệnh viện phía Nam (8 -10%) vì bệnh lý SS là nặng. Đa số nhập viện trong tình trạng nặng. Tử vong chủ yếu do suy hô hấp SS (48 à 51%) và nhiểm trùng huyết SS (44 à 47,1%). Do đó vấn đề khám và quản lý thai hạn chế trẻ sanh non cũng giảm tỷ lệ tử vong SS.

44% tử vong trước 24 giờ chứng tỏ bệnh nhập viện trong tình trạng rất nặng.

Trong năm 2001 nhờ tiêm phòng vitamin K1 ở Khoa Sản, các nhà bảo sanh, trạm y tế nên các ca XHNMN giảm đi rõ rệt.

Tuy nhiên vẫn còn một tỉ lệ XHNMN sau khi tiêm 1 liều vitamin K1. Do đó chúng tôi đề xuất phương thức phòng ngừa:

Tất cả trẻ sơ sinh đều phải được phòng ngừa vitamin K.

Tiêm bắp 1 liều vitamin K1 0.5 mg đến 1 mg cho trẻ trước 6 giờ tuổi.

Nếu không có điều kiện thì cho uống 2 mg vitamin K1 trước 6 giờ tuổi.

Nếu sinh ở nhà thì cho các cháu liều vitamin K1 phòng ngừa như trên lúc sớm nhất khi có thể.

Uống thêm liều thứ 2 (2 mg vitamin K1) và thứ 3 (2 mg vitamin K1) lúc 2 tuần tuổi và 1 tháng tuổi.

54 ca vàng da sơ sinh đươcï điều trị tại Khoa Nhi năm 2000. Trong đó có 2 ca chuyển BV NĐI vì có nguy cơ vàng da nhân do bilirubin gián tiếp tăng quá cao.

4 trường hợp tử vong trong bệnh cảnh nặng: nhiểm trùng huyết, viêm phổi nặng, sanh non.

Các trường hợp còn lại đáp ứng tốt với đèn chiếu vàng da (đèn ánh sáng xanh, đèn ánh sáng trắng).

50% trường hợp sau 1 ngày chiếu đèn bilirubin gián tiếp giảm (30%) và giảm dưới mức 12 mg/% sau 3-4 ngày chiếu đèn liên tục.

Đây là một tình trạng bệnh lý có thể đề phòng và điều trị sớm bằng chiếu đèn liên tục cho những trường hợp sinh non,bấm máu, tụ máu, bướu huyết thanh mà không để lại di chứng cũng như không có tác dụng phụ nào. Các bà mẹ tránh nằm trong phòng tối đề có thề phát hiện sớm vàng da ở trẻ để điều trị kịp thời tránh trường hợp vàng da nhân.

Trong 50 ca tử vong có 14 ca sinh non làm trầm trọng thêm tình trạng của bệnh, từ đó đặt ra vấn đề quản lý thai rất quan trọng đề làm giảm tỷ lệ tử vong cho sơ sinh.

Các trường hợp nhiểm trùng sơ sinh đòi hỏi phải điều trị kháng sinh, hồi sức tích cực và đặc biệt sử dụng kháng sinh thật sớm. Do đó đòi hỏi người thầy thuốc phải nắm rõ tiền sử sản khoa: thời gian chuyển dạ, nước ối, tình trạng nước ối, màu sắc… Nên đề nghị tuyến trước khi chuyển viện thì ghi đầy đủ các thông tin để giúp cho tuyến sau dễ dàng chẩn đoán và xử trí kịp thời. Đây là bệnh lý chiếm tỉ lệ cao nhất của sơ sinh. Vì vậy giảm tỉ lệ tử vong ở sơ sinh cũng có nghĩa là giảm tỉ lệ suy hô hấp sơ sinh và nhiễm trùng huyết sơ sinh, do đó Khoa Nhi đã mời Bệnh viện Nhi Đồng I tập huấn cho các BS sản nhi ở TG về kỹ năng lâm sàng điều trị sơ sinh.

Vấn đề chuyển viện sơ sinh :

Hồi sức tại chổ là quan trọng.

Chú ý khi chuyển viện phải an toàn, cung cấp đầy đủ oxy, tránh thiếu oxy não , 44% trường hợp chuyển viện tử vong trước 24 giờ, đặc biệt là trước 6 giờ sau khi nhập viện chứng tỏ tình trạng bệnh rất nặng.

VI. KẾT LUẬN:

Đề nghị :

Nơi chuyển:

  • BV Cai lậy : 13 ca
  • BV Cái Bè : 02
  • BV Châu thành : 06
  • BV Gò công tây : 04
  • Tự đến : 10
  • BV ĐK KV Gò công : 03
  • Chợ gạo : 05
  • Khoa Sản : 04
  • Bảo sanh tư : 04