MÔ HÌNH BỆNH TMH TỪ 1998-2001 TẠI BVĐK KHÁNH HÒA.

Bs. Nguyễn Bá Thiện, Khoa TMH, BVKH

I. Mở đầu.

Ngày nay với sự tiến bộ rất nhanh trong y hoc nói chung và lĩnh vực TMH nói riêng, nhưng bệnh TMH vẫn còn là gánh nặng cho xã hội. Chẳng hạn các bệnh viêm mũi xoang, VTG, viêm họng tái đi tái lại nhiều lần vẫn còn là nỗi ám ảnh cho bệnh nhân và cũng là vấn đề mà thầy thuốc TMH phải đối mặt hàng ngày. Tại Hoa Kỳ số người mắc bệnh viêm mũi xoang chiếm đến 14% dân số, thiệt hại hàng năm khoảng 2, 4 tỉ đôla. Hăøng năm có khoảng hơn 40 triệu người lớn đến khám bệnh tại các phòng khám với đa số là viêm họng nhiều hơn các bệnh viêm đường hô hấp trên. Mô hình bệnh tật của 1 cộng đồng chiụ ảnh hưởng của nhiều yếu tố: đô thị hóa, sự tập trung đông đúc dân cư trong những khoảng không gian chật hẹp, ảnh hưởng của 1 số quá trình kỹ nghệ hóa với sự phá vỡ bền vững môi trường, thải ra ngoài nhiều bụi bặm, hoá chất, khí độc… góp phần gây nên nhiều bệnh hô hấp trên, tạo điều kiện thuận lợi cho 1 số bệnh hay tái phát nhất là các bệnh viêm mũi xoang dị ứng, viêm họng...

Xác định được tình hình bệnh tật cũng như dự báo bệnh tật trong cộng đồng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn đặc điểm bệnh tật trong cộng đồng từ đó góp phần ngăn ngừa bệnh tật.

Mục đích của nghiên cứu là xác định mô hình bệnh TMH từ 1998-2001 và dự báo 1 số bệnh hay gặp trong tương lai gần tại BVĐK Khánh Hoà.

II. Tư liệu và Phương pháp nghiên cứu.

1. Tư liệu và đối tượng nghiên cứu.

Chọn tất cả bệnh nhân nhập viện trong 4 năm từ 1998-2001 dựa vào dữ liệu trong máy vi tính Bệnh viện.

2. Phương pháp nghiên cứu.

Nghiên cứu cắt ngang:

-Xác định mô hình TMH thông qua xác định tỉ lệ các bệnh TMH được thu dung điều trị qua từng năm theo từng điạ phương, sự phân bố các nhóm tuổi, giới tínhø, diễn biến 1 số bệnh qua các năm, và các bệnh hay gặp qua các năm.

-Dự báo gần 1 số bệnh hay gặp.

3. Phương pháp quan sát và đánh giá kết quả.

-Bệnh danh được phân tích theo mã bệnh ICD 10.

-         Phân tích số liệu bằng chương trình SPSS for Win 10. 05

-         -Tỉ lệ phần trăm các bệnh theo mã ICD 10.

-So sánh các nhóm tuổi và giới tính theo t- test

-Xác định phương trình hồi qui tuyến tính của Viêm Amygdale, DVTQ và Viêm xoang.

III. Kết quả nghiên cứu.

*Kết quả được chỉ ra dưới đây:

+Số ca nhập viện qua 4 năm
Năm vào viện Số ca %
1998 531 21, 9
1999 570 23, 6
2000 624 25, 8
2001 691 28, 7
     
Tổng cộng 2416 100%
 + Phân tích giới tính qua các năm
Giới 1998 1999 2000 2001 Tổng cộng
Nam 266 288 288 337 1179(48, 8%)
Nữ 265 282 336 354 1237(51, 2%)
 +Phép thử T-test giữa Nam và Nữ:
 

. Giá trị t>t(bảng)=12, 706. Nên có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Nam và Nữ với mức  Alpha<0, 05.

–Biểu đồ phân bố giới tính

+Thành phần dân tộc.
Dân tộc Số ca %
Kinh 2393 99
Dân tộc thiểu số 23 1
Tổng cộng 2416 100

+Biểu đồ nhập viện tại Nha Trang qua các năm.
Huyện Số ca %
Nhatrang 1840  76
Dien khanh  204 8, 4
Cam ranh  135 5
Ninh hòa  99 4
Khánh vĩnh  42 1, 7
Vạn ninh  48 1, 9
Nơi khác  31  1, 3
Khánh sơn  17 0, 7
Cộng 2416 100
+Tình hình nhập viện tại các địa phương qua 4 năm

-Biểu đồ nhập viện tại các địa phương qua các năm:       

+Sự phân bố theo lứa tuổi qua 4 năm.
 Nhóm tuổi  Số cas %
 Dưới 1 t 21  0, 5
 2-5 t 62  2, 6
 6-15 t 272  11, 3
 16-45t 1750  12, 9
 Trên 45t  311  72, 7
 Tổng cộng 2416 100
-Biểu đồ phân bố theo lứa tuổi qua 4 năm.

           

- Biểu đồ phân bố theo lứa tuổi qua từng năm.

.

-Phép thư’ T-test giữa các nhóm tuổi:

Giá trị t > t (bảng):2, 776. Nên có sự khác nhau về trung bình các nhóm tuổi nhập viện qua từng năm với mức alpha<0, 05.

+Tình hình nhập viện theo địa phương qua các năm

Huyện Năm1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001
Nha trang 401 411 495 533
Cam Ranh  43  39  33  34
Ninh Hòa  19  25  27  28
Diên Khánh  41  52  53  63
Vạn Ninh  12  18  5  12
Khánh Sơn  1  2  2  0
Khánh Vĩnh  9  8  3  14
Nơi khác  4  14  6  6
-Biểu đồ nhập viện tại các địa phương qua các năm                  

+Tình hình các bệnh hay gặp qua từng năm.

  Viêm Amygdale DVTQ Gãy xương chính mũi VTG Viêm họng mạn tính Viêm xoang mạn
1998 82 16 54 65 42 84
1999 109 19 59 94 38 58
2000 125 12 60 60 83 62
2001 85 29 77 68 65 47
% 26, 8 5, 2 16, 7 19, 2 15, 3 16, 8

           

-Biểu đồ các bệnh hay gặp qua từng năm.

+Tình hình Viêm Amygdale tại các địa phương qua các năm:

  Nha Trang Cam Ranh Ninh Hòa Diên Khánh Vạn Ninh Khánh Vĩnh
1998 65 14 3 9 2 1
1999 78 9 2 18 0 0
2000 56 4 5 8 0 0
2001 59 6 5 11 1 1
% 72, 0 9, 2 4, 2 12, 9 0, 9 0, 8

-Biểu đồ Viêm Amygdale tại các địa phương qua các năm.

+Tình hình DVTQ tại các địa phương qua các năm.

  Cam Ranh Khánh Sơn Diên Khánh Khánh Vĩnh Nha Trang Ninh Hòa Vạn Ninh
1998 5 1 1 2 5 2 0
1999 3 0 1 0 9 6 0
2000 2 0 2 0 6 2 0
2001 4 0 5 3 13 3 1
% 18, 4 1, 4 11, 8 6, 5 43, 4 17, 1 1, 4

-Biểu đồ DVTQ tại các địa phương qua các năm.

+Nhập viện qua các năm của các bệnh:

1. Viêm Amygdale

Năm 1998 1999 2000 2001
Số cas 82 109 125 85

 2. Dị vật thực quản

Năm 1998 1999 2000 2001
Số cas 16 19 12 29

3. Viêm xoang

Năm 1998 1999 2000 2001
Số cas 84 58 62 47

@ Phương trình hồi qui của bệnh Viêm Amygdale, Dị Vật thực quản và Viêm xoang lần lượt là: Y­ = 2, 5X + 94, Y= 3, 2X +11, Y = -10, 7X + 89, 5.

Trong đó Y là số cas vào viện (biến phụ thuộc) và X là năm vào viện(biến độc lập)

@ Từ đó ta có số cas dự báo nhập viện của các bệnh trên vào năm 2002 và 2003 lần lượt là: 101 và 109 ; 27 và 30 ; 36 và 26

-Đồ thị biểu diễn của bệnh Viêm Amygdale:           

-Đồ thị biểu diễn của bệnh DVTQ:

-Đồ thị biểu diễn của bệnh Viêm Xoang:                                                 

IV. Bàn Luận.

Qua kết quả trên, nhận thấy:

–Lứa tuổi nhập viện chủ yếu là lứa tuổi 16-45t (72, 7%) và trên 45t (12, 9%) là thành phần lao động chính của xã hội. Do đó nó sẽ là gánh nặng cho nền kinh tế và xã hội. Mặt khác số cas nhập viện năm sau cao hơn năm trước và chi phí để điều trị bệnh thường là cao hơn chi phí để phòng tránh bệnh. Nên vấn đề phòng bệnh cần được chú trọng nhiều hơn.

–Dự báo bệnh tật các bệnh trên chỉ mang tính phỏng đoán, muốn chính xác hơn cần theo dõi thêm 1 số năm sau nữa. Nhưng nó cũng cho ta 1 con số dự đoán tương đối trong tương lai gần.

Dự báo số cas nhập viện trong năm 2002, 2003. Viêm Amygdale sẽ tăng, DVTQ tương đương với năm trước và Viêm Xoang có xu hướng giảm. Viêm xoang giảm có lẽ do chưa tính đến 1ượng bệnh nhân không điều trị nội trú.

V. Tóm tắt.

-Mục đích của nghiên cứu là xác định mô hình bệnh TMH và dự báo gần 1 số bệnh từ 1998-2001 tại BVĐK Khánh Hòa.

–Một nghiên cứu cắt ngang, chọn tất cả bệnh nhân nhập viện từ 1998-2001 tại BVKH, dựa vào dữ liệu máy tính. Xác định mô hình TMH thông qua xác định tỉ lệ các bệnh TMH được thu dung điều trị qua từng năm theo từng điạ phương, sự phân bố các nhóm tuổi, giới tínhø, diễn biến 1 số bệnh qua các năm, và các bệnh hay gặp qua các năm.

. So sánh sự khác nhau giữa giới và các nhóm tuổi bằng T-test.

. Dự báo 1 số bệnh dựa vào xác định phương trình hồi qui tuyến tính.

+Mô hình được xác định như sau:

- Số cas nhập viện năm sau tăng hơn năm trước.

–Tại Nha Trang số cas nhập vịện năm sau cao nhiều hơn năm trước.

–Địa phương có bệnh nhân nhập viện nhiều nhất là Nha Trang chiếm đến 76%, sau đó là các huyên vùng ven như Diên Khánh, Cam Ranh, Ninh Hòa…

- Có sự khác nhau về giới tính với alpha<0, 05. Nữ nhiều hơn Nam.

–Lứa tuổi nhập viện chủ yếu là lứa tuổi 16-45t (72, 7%) và trên 45t (12, 9%). Có sự khác nhau giữa các nhóm tuổi nhập viện với mức alpha<0, 05.

– Người Kinh chiếm đa số chiếm 99%, còn lại là các dân tộc thiểu số.

- Các bệnh hay gặp nhiều nhất theo thứ tự là Viêm amygdale, Viêm tai giữa, Viêm xoang mạn tính, Gãy xương chính mũi, Viêm họng và DVTQqua các năm.

–Viêm Amygdale gặp nhiều theo thứ tự: Nha Trang, Diên Khánh, Cam Ranh, Ninh hòa, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh. Gặp nhiều nhất là năm 1999 và thấp nhất là năm 2000.

–DVTQ gặp nhiều theo thứ tự: Nha trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Vạn Ninh, Khánh Sơn. Gặp nhiều nhất là năm 2001, và thấp nhất là năm 2000.

-Số cas dự báo trong 2 năm 2002 và 2001 của Viêm Amygdale, Dị vậtï thực quản, Viêm xoang lần lượt là: 101 và 109 ; 27 và 30 ; 36 và 26.

* Từ khoá: Viêm tai giữa(VTG), Dị vật thực quản(DVTQ).

VI. Tham khảo

1. Bailey B. Head & Neck Surgery—Otolaryngology Lippincott Williams & Wilkins, Philadelphi, PA, 2001.

2. Bartlett J., Froggatt J. Antibiotic Resistance. Archives of Otolarygology--Head & Neck Surgery 121(4):392-96; 1995.

3. Bhattacharyya N., Kepnes L. The Microbiology of Recurrent Rhinosinusitis After Endoscopic Sinus Surgery. Archives of Otolaryngology--Head & Neck Surgery 125(10):1117-20; 1999.

4. Bisno A. Primary care: Acute Pharyngitis. The New England Journal of Medicine 344(3):205-11; 2001.

5. Brook I. Aerobic and anaerobic microbiology of suppurative sialadenitis. Journal of Medical Microbiology 51(6):526-29; 2002.

6. Dowell S., et al. Acute otitis media: management and surveillance in an era of pneumococcal resistance--areport from the Drug-resistant Streptococcus pneumonia Therapeutic Working Group. The Pediatric Infectious Disease Journal 18(1):1-9; 1999

7. Edberg S., Berger A. Antibiotics and Infection Churchill Livingston, New York, NY. 1983.

8. Gilbert D., et al. The Sanford Guide to Antimicrobial Therapy Antimicrobial Therapy, Inc., VT. 2001.

9. Klein J. Review of consensus reports on management of acute otitis media. Pediatric Infectious Disease Journal 18:1152-5; 1999.