NGHiÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH LÝ VẸO VÁCH NGĂN MŨI VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Nguyễn Tư Thế (*)

TÓM TẮT

Nghiên cứu 102 BN điều trị vẹo vách ngăn mũi từ tháng 6-2000 đến 6/2002 tại bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có một số kết luận:

- Lứa tuổi điều trị phẩu thuật từ 16-50, nhưng tập trung cao nhất 21-30t, (42,2%). nam (67,6%) nhiều hơn nữ (32,4%) (P<0,01).

- Bệnh nhân đến từ thành thị (68,6%) nhiều hơn nông thôn (31,4%), mùa nóng (72,5%) nhiều hơn mùa lạnh (27,5%). ( P<0,01)

- Tỷ lệ không khác nhau giữa các ngành nghề, nhưng liên quan đến tiền sử chấn thương vùng mũi cao (71,6%).

- Bệnh gây biến chứng viêm hong (68,6%), viêm xoang (58,8%), suy nhược thần kinh (17,6%), viêm tai (6,9%)...

- Chỉ định phẩu thuật dựa vào khám có dị hình vách ngăn kết hợp các triệu chứng cơ năng: Ngạt mũi, nhức đầu, viêm họng, giảm hoặc mất khứu giác . - Mổ xén vách ngăn dưới niêm mạc đơn thuần cao hơn các phẩu thuật phối hợp./.

SUMMARY

The epidemic and clinical observation of the deviated septum at Hue central hospital.

In a study of 102 patients treated of the deviated septum from 6/ 2000 to 6/2002 at Hue central hospital, we found out some results as follows:

- The age of suregy treated patients is from 16 to 50, the most concentration is 21-30, the male (67,6%) is more numerous than the female.

- The urban patients (68,6%) are more is more numberous than the rural patients. In the hot season the patients (72,5%) are more numerous.

- The deviated septum is not different between various professions, but there is relation between the history of nasal trauma (71,6%).

- The complications of the deviated septum: The highest incidence is pharyngitis (68,6%), sinusitis (58,8%), otitis (6,9%)...

- The indication of surgical treatment is based on the functional symptoms: nasal obtruction, headache, pharyngitis, the decrease or the loss of the sense of smell, finding of deviated septum.

- The simple surgeries of the deviated septum is more numerous the associated ones.

NGHiÊN CỨU DỊCH TỄ VÀ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG BỆNH LÝ

VẸO VÁCH NGĂN MŨI VÀO KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ

TẠI KHOA TAI MŨI HỌNG BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ

Nguyễn Tư Thế (*)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Mũi là một cơ quan có nhiều chức năng quan trọng trong đời sống con người, là cữa ngõ của đường hô hấp, làm ấm, làm ẩm và lọc sạch không khí để thở. Mũi còn có vai trò bão vệ đường hô hấp thông qua phản xạ hắt hơi. Mũi là một trong năm giác quan thực hiện các chức năng khứu giác, cộng hưởng tiếng nói, là mốc quan trọng đánh giá thẫm mỹ của con người.

Dị tật vẹo vách ngăn vào điều trị là một bệnh tương đối phổ biến trong khoa Tai Mũi Họng (TMH) [2,3,4]. Theo Guya Settipane, có khoảng 20% dân số vẹo vách ngăn mũi, trong đó khoảng 1/4 phải sữa chữa lại vách ngăn[8,9],tức 5% dân số trong cộng đồng, trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức là 3% vẫn là một tỷ lệ khá lớn.[2]

Vẹo vách ngăn không chỉ gây ngạt mũi, còn nhức đầu và có nhiều biến chứng khác... Do tính quan trọng của mũi, tính phổ biến của bệnh và ảnh hưởng sức khoẻ từ bệnh lý vách ngăn đưa lại vì vậy chúng tôi chọn đề tài: " Nghiên cứu dịch tễ và đặc điểm lâm sàng bệnh lý vẹo vách ngăn mũi vào khám và điều trị tại khoa Tai Mũi Họng bệnh viện Trung ương Huế" nhằm nhận xét dịch tễ và tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và chỉ định phẩu thuật cũng như rút kinh nghiệm cho công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu:

- Tất cả bệnh nhân chẩn đoán vẹo vách ngăn có chỉ định phẩu thuật tại khoa TMH bệnh viện TW Huế, không phân biệt tuổi giới tính địa dư.

a/ Dị hình vách ngăn (vẹo lệch mào gai) qua khám lâm sàng &X quang b/ Ngạt mũi 1 hoặc cả 2 bên

c/ Bệnh nhân bị nhức đầu thường xuyên

d/ Viêm xoang do dị hình vách ngăn gây ra

e/ Giảm hoặc mất khứu giác do bệnh lý vách ngăn

Ngoài tiêu chuẩn "a" phải kèm theo 1 trong 4 tiêu chuẩn "b","c","d","e", đều vào điều trị...

2.2. Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu dọc mang tính theo dõi thuộc nghiên cứu thuần tập tương

lai không hoàn toàn[5].

Lập phiếu nghiên cứu cho tất cả các bệnh nhân (BN) vào điều trị vách ngăn không phân biệt tuổi giới địa dư, trình độ văn hoá theo các chỉ số chuyên môn về dịch tễ lâmsàng chỉ định phẩu thuật và quá trình điều trị....

Thời gian nghiên cứu từ 6/2000- 6/2002.

So sánh bằng toán thống kê tỷ lệ một tổng thể t-Student và 2 tổng thể Test c 2

3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.1. Các yếu tố dịch tễ và tìm hiểu nguyên nhân bệnh vách ngăn mũi:

Bảng 1. Tổng hợp số liệu nghiên cứu

 

 

Nam

Nữ

Tổng cộng

Số lượng

69

33

102

Tỷ lệ %

67,6

32,4

100,0

P

<0,01

 
 

Nhận xét: - Trong thời gian nghiên cứu có 102 BN vẹo vách ngăn vào điều trị trong đó 69 nam (67,6%) và 33nữ (32,4%), nam cao hơn nữ (P<0,01).

Bảng 2. Kết quả nghiên cứu theo tuổi

 

Nam

Nữ

Tổng cộng

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

< 16

0

0

0

0

0

0

16-20

10

14,5

6

18,2

16

15,7

21-30

31

44,9

12

36,4

43

42,2

31-40

15

21,7

6

18,2

21

20,6

41-50

13

18,8

9

27,3

22

21,6

> 50

0

0

0

0

0

0

Tổng cộng

69

67,6

33

32,4

102

100,0

 

Qua bảng 2 chúng tôi thấy: BN vào điều trị tập trung ở lứa tuổi 16-50. Trong đó nhóm tuổi 21-30 chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%) có lẽ triệu chứng khó thở bắt đầu thể hiện rõ khi lao động, bắt đầu biết quan tâm đến sức khỏe, chủ động đi khám và được điều trị[2,6,8].

Lứa tuổi 31-40 (20,6%) và 41-50 (21,6%) vào điều trị nội trú tương đương nhau (P>0,05) và nhìn chung ít hơn các lứa tuổi khác.

- Trong thống kê không có BN < 16 và > 50 tuổi vào điều trị. Nhưng điều này phải hiểu rằng không phải các độ tuổi đó không có vẹo vách ngăn mà do < 16 T thường chưa có chỉ định điều trị phẩu thuật, bởi mũi xoang trẻ em còn phát triển, khối xương mặt chưa hoàn chỉnh. Người > 50 nếu không viêm mũi xoang thì niêm mạc mũi có xu hướng teo dần, vì vậy họ sẽ không khó thở tăng do vách ngăn vẹo, lệch.... Tuy vậy ở nước ngoài chỉ định phẩu thuật rộng hơn, đôi khi cho cả trẻ 13-15tuổi và BN > 50 tuổi [7,9,10,].

Bảng 3. Tỷ lệ theo bệnh nghề nghiệp

 

CB-CNVC (a)

HSSV (b)

Nghề khác (c)

Pab

Pac

Pbc

Số lượng (n102)

36

32

34

     

Tỷ lệ %

35,3

31,4

33,3

>0,05

>0,05

>0,05

Nếu phân chia bệnh vào điều trị theo nghề nghiệp (bảng 3): Cán bộ công nhân viên chức (CB-CNVC), học sinh sinh viên (HSSV), và các nghề khác thì thấy tỷ lệ vào điều trị không cóï sự khác nhau P>0,05.

Bảng 4. Tỷ lệ bệnh nghiên cứu theo chổ ở:

 

Thành thị

Nông thôn

Tổng cộng

Số lượng

70

32

102

Tỷ lệ %

68,6

31,4

100,0

P

<0,01

 

Phân tích chổ ở (bảng 4) chúng tôi thấy: BN xuất thân từ thành thị (68,6%) cao hơn nông thôn (31,4%) (P<0,01). Điều này có thể giải thích: Nói chung bệnh nhân là người thành thị có đời sống, trình độ hiểu biết... cao hơn, thuận tiện đi lại hơn nông thôn nên đi khám và điều trị nhiều hơn. Mặt khác do bệnh vách ngăn tuy có ảnh hưởng sức khỏe về lâu dài nhưng chưa ảnh hưởng ngay, vì vậy những BN nông thôn, họü chưa đi khám và điều trị vội....Nhưng khi họ đã đi khám thì thường đã có biến chứng. [1,4,8,9]

Bảng 5. Tỷ lệ bệnh vách ngăn liên quan tiền sử chấn thương

 

 

Có tiền sử chấn thương rõ

Không có tiền sử chấn thương hoặc không nhớ rõ

Tổng cộng

Số lượng

73

29

102

Tỷ lệ %

71,6

28,4

100,0

P

<0,01

 

 

Tỷ lệ BN vào điều trị có tiền sử chấn thương 71,6% cao hơn không có tiền sử (28,4%) P<0,01 (bảng 5). Điều này càng khẳng định nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mắc phải chủ yếu là do chấn thương. [1,4,5,6,10] .

Ở nước ta tai nạn giao thông hiện nay đứng hàng đầu cũng như các nước châu Âu tai nạn còn do thể thao và lao động, họ rất chú trọng xử trí chấn thương xương chính mũi, ngay cả những trường hợp rất nhẹ [7,12].

Bảng 6. Tỷ lệ bệnh theo mùa

 

 

Mùa nóng

(Tháng 4-tháng 9)

Mùa lạnh

(Tháng 10-tháng 3)

Tổng cộng

Số lượng

74

28

102

Tỷ lệ %

72,5

27,5

100,0

P

<0,01

 
 

Thật ra đây chỉ là mùa vào điều trị chứ dị hình vách ngăn là bệnh bị mắc từ lâu, sau tai nạn gẩy xương chính mũi hoặc bẩm sinh. Theo bảng 6 vào mùa nóng, (từ tháng 4-9) bệnh vào điều trị chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn mùa lạnh (P<0,01). Điều này hoàn toàn phù hợp với thời tiết ở Huế, mùa nóng đi lại dễ dàng, có kỳ nghỉ hè của giáo viên, học sinh, sinh viên... mùa đông mưa dầm, ẩm ướt, rét buốt, nên ít người đi khám và điều trị. [4,10].

3.2. Đặc điểm lâm sàng của bệnh vách ngăn

Bảng 7. Tỷ lệ các triệu chứng lâm sàng của bệnh vách ngăn mũi

 

Số lượng, tỷ lê.û

Triệu chứng lâm sàng

Số lượng

N= 102

Tỷ lệ %

Ngạt mũi

102

100,0

Đau đầu

80

78,4

Khô rát họng

56

54,9

Giảm hoặc mất khứu giác

60

58,8

Hắt hơi chảy mũi nước

55

53,9

Các triệu chứng; Ù tai, nhìn mờ...

10

9,8

 

Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là đau đầu và ngạt mũi (78,4 và 100%), sau đó là khô rát họng, giảm hoặc mất khứu giác chiếm từ 54,9%-58,8%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chỉ định điều trị vách ngăn mà chúng tôi đã đề cập trong phần đối tượng nghiên cứu. Mặt khác các triệu chứng này cũng chỉ là hậu quả của ngạt mũi do bệnh vách ngăn gây ra. [2,4,9].

Bảng 8. Liên quan giữa vẹo vách ngăn thấp và cao với chức năng khứu giác

 

 

Số lượng nghiên cứu

Ngữi giảm hoặc mất (d)

Ngữi còn tốt (e)

P

Vị trí bệnh

Vẹo phần thấp (a)

49

47,9%

14

35

 

Pab<0,01

Vẹo phần cao (b)

24

22,9%

23

1

 

Pac <0,01

Vẹo phần cao + Vẹo phần thấp (c)

29

29,2%

 

26

 

3

 

Pbc >0,05

Tổng cộng

102

100,0

63

61,8%

39

38,2%

 

Pde >0,05

 

Qua bảng 8: Tầng khứu giác là tầng nằm vị trí cao nhất của mũi, những nguyên nhân nào làm cho không khí không đến được tầng cao nhất của mũi đều gây giảm hoặc mất khứu giác và chính những vẹo vách ngăn phần cao là nguyên nhân chủ yếu gây giảm hoặc mất khứu giác (61,8%).

Bảng 9. Tỷ lệ các biến chứng do bệnh vách ngăn

 

 

Viêm hong

Viêm xoang

Suy nhược thần kinh

Viêm tai

Viêm thị thần kinh

Tổng cộng

n

70

60

18

7

2

157 / 102

Tỷ lệ

68,6%

58,8%

17,6%

6,9%

2,0%

153,9%

 

Chúng tôi xác định được một số bệnh TMH mắc sau ngạt mũi do vách ngăn khả năng có thể bệnh vách ngăn là yếu tố thuận lợi gây ra (bảng 9).

Qua bảng 9 biến chứng hàng đâu là viêm hong (68,6%), kế đến là viêm xoang (58,8%) sau đó ít gặp hơn là suy nhược thần kinh, viêm tai và viêm thị thần kinh hậu nhãn...

3.3. Điều trị

Bảng 11. Tình hình điều trị vẹo vách ngăn

 

 

Xén vách ngăn dưới niêm mạc đơn thuần

Phẩu thuật vách ngăn kết hợp các PT khác

Tổng số

Số lượng

72

30

102

Tỷ lệ %

70,6

29,4

100,0

P

<0,01

 
 

Trong 102 BN vào điều trị thì có đến 70,6% là xén vách ngăn dưới niêm mạc đơn thuần, 29,4% là phẩu thuật vách ngăn đồng thời kết hợp một số phẩu thuật khác (thường là thì đầu của nạo xoang sàng qua đường mũi ).

4. KẾT LUẬN:

Nghiên cứu 102 bệnh nhân điều trị vẹo vách ngăn mũi từ 6.2000 - 6.2002 tại bệnh viện Trung ương Huế chúng tôi có một số kết luận:

- Lứa tuổi điều trị phẩu thuật từ 16-50, nhưng tập trung cao nhất ở tuổi 21-30, (42,2%). nam (67,6%) nhiều hơn nữ (32,4%) (P<0,01).

- Bệnh xuất thân từ thành thị (68,6%) nhiều hơn nông thôn (31,4%), điều trị mùa nóng (72,5%) nhiều hơn mùa lạnh (27,5%). ( P<0,01)

- Tỷ lệ không khác nhau giữa các ngành nghề (cán bộ viên chức, học sinh sinh viên...), nhưng có liên quan đến tiền sử chấn thương vùng mũi (71,6%).

- Bệnh gây biến chứng cao là viêm hong (68,6%), viêm xoang (58,8%), sau đó là suy nhược thần kinh (17,6%), viêm tai (6,9%)...

- Chỉ định phẩu thuật dựa vào các triệu chứng cơ năng: Ngạt mũi, nhức đầu, viêm họng, giảm hoặc mất khứu giác và khám có dị hình vách ngăn.

- Mổ xén vách ngăn đơn thuần nhiều hơn phẩu thuật phối hợp.

5. MỘT SỐ ĐỀ NGHỊ:

- Ngành Y tế cần tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng về tác hại của chấn thương vùng mũi là nguyên nhân gây vẹo vách ngăn mũi.

- Khi bị chấn thương mũi Chuyên khoa TMH cần phẩu thuật chỉnh hình sớm tránh di chứng do chấn thương gây ra vẹo vách ngăn.

- Bảo hộ lao động, bảo vệ vùng mặt trong những môn thể thao nguy hiểm như quyền anh, đua mô tô, ô tô...

- Nếu đã bị vẹo vách ngăn nên chủ động khám, điều trị sớm, tránh biến chứng xẩy ra.

MỘT SỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lương Sỹ Cần, Phạm Khánh Hòa, Trần Lê Thủy: Cấp cứu TMH-NXB Y học Hà nội 1986, tr.82-83

Nguyễn Văn Đức: Một số bệnh thông thường về mũi xoang- NXB Y học 1979 tr.42-44

Ngô Ngọc Liễn: Giản yếu TMH tập III, NXB Y học Hà nội 1997 tr.99-106, 129-138

Võ Tấn, TMH thực hành tập I NXB Y học chi nhánh Tp HCM 1987 tr.61-63

Dương Đình Thiện (1997): Dịch tễ học lâm sàng tập I, Trường ĐH Y Hà Nội, NXB Y Học Hà Nội tr.12-13.

Nguyễn Thị Thoa và cộng sự: Tình hình chấn thương vùng TMH ở Hà Nội 1994-1998, nguyên nhân và phương pháp xử lý tại khoa TMH BV Viẹt Nam Cu Ba- Nội san Đại hội lần thứ X Hội TMH VN 1999.tr.74-81.

Peter Biesalski und Detlef Collo: hals-Nasen-Ohren Krankheiten im Kindesalter Georg Thieme Verlag Stuttgart New York 1991 s.16-18

Johnson Jonas.T: Instructional courses-Mosby company-Toronto 1998 p.110-115

John Jacob Ballenger: Diseases of the nose, throat, Ear,Head and neck, Philadenphia USA 1985, p.69-88

Nguyen Tu The: Vegleichende Studie der HNO Mobiditaet stationaere Behandelter Patienten im Kindesalter zwischen Suedostasien und Deutschland. Beschluss ueber die Verleihung des Doktorgrades. Leipzig 11.7.1994. s.40-50

š {

PGS.TS, CN BM TMH ĐHY Huế-PCN Khoa TMH BV TW Huế