KHÁM RỐI LOẠN DINH DƯỠNG VÀ RỐI LOẠN CƠ TRÒN.

I. RỐI LOẠN DINH DƯỠNG. 

Các bệnh về thần kinh có thể gây rất nhiều rối loạn dinh dưỡng khác nhau: ở da, xương, khớp, cơ. Trong nhiều trường hợp các rối loạn đó có giá trị chẩn đoán quyết định và xuất hiện rất sớm trước các triệu chứng khác.

Quan trọng nhất là rối loạn dinh dưỡng ở cơ, vì hay gặp và khó chẩn đoán nguyên nhân, nếu không biết cách khám xét.

1. Rối loạn dinh dưỡng ở cơ: teo cơ. 

1.1. Cách khám:

Đối với mọi trường  hợp teo cơ, khi khám cần chú ý:

- Cách xuất hiện (đột  ngột, hoặc sau một tổn thương viêm).

- Tiến triển nhanh hay chậm.

- Mức độ teo đo bằng thước dây vòng quanh chi (để tiện theo dõi và đánh giá kết quả điều trị).

- Khu trú của teo cơ (bàn, ngón, vai, thắt lưng).

- Tính chất đối xứng hai bên với nhau.

- Tìm xem có co giật cơ hay không.

- Cuối cùng phải khám thần kinh toàn bộ, đặc biệt chú ý đến:

+  Phản xạ gân xương,  phản xạ của cơ (gõ vào thân cơ) cảm giác.

+  Phản ứng thoái hoá điện, nếu có phương tiện.

Khám xét như trên, cho phép ta nhận định được rõ là teo cơ do thần kinh hay do  bệnh của cơ. 

Teo cơ do bệnh cơ

Teo cơ do thần kinh

- Teo ở gốc chi, đặc biệt vùng thắt lưng, bả vai đưa đến dáng đi như vịt và ngồi xuống, đứng lên phải chống tay từng nấc kiểu “ leo thang”.

- Teo cơ ở ngọn chi.

- Không bao giờ có thớ cơ co giật.

- Rất hay có thớ cơ co giật.

- Tiến triển rất chậm có khi hàng năm.

- Tiến triển nhanh, hoặc chậm tuỳ theo nguyên nhân

- Mất phản xạ của cơ (gõ cơ không giật).

- Có rối loạn phản xạ gân xương.

- Không bao giờ có rối loạn cảm giác.

- Thường có rối loạn cảm giác theo khu vực cảm giác  của rễ hoặc dây thần kinh hoặc khu trú  ở ngọn chi nhiều hơn gốc chi.

- Thường gặp ở trẻ con, có tính chất gia đình, người lớn cũng có thể bị.

- Thường có sự giãn nở giả tạo của mô  xơ mỡ, sờ thấy được thoạt mới nhìn tưởng không có teo.

- Không có phản ứng thoái hoá điện thông thường.

- Có phản xạ thoái hoá điện.

1.2. Giá trị triệu chứng của teo cơ do thần kinh:

Teo cơ do thần kinh gặp trong các bệnh làm  tổn thương tế bào thần kinh ngoại biên. Ta chia ra hai nhóm:

- Teo cơ do tuỷ tổn thương ở sừng trước.

- Teo cơ do rễ và dây thần kinh.

Teo cơ do tuỷ:

- Tiến triển nhanh: Gặp trong.

+  Bệnh bại liệt trẻ em.

+  Viêm não dịch khu trú ở thấp.

+  Chảy máu trong tuỷ.

- Tiến triển chậm:

+  Teo cơ đơn thuần: điển hình có hội chứng Aran Duchenne:  teo cơ bàn tay trước, rồi teo cẳng tay, rất ít khi lên bả vai. Vì tiến triển kinh diễn, nên có biến chứng co gân bàn tay giống như bàn tay khỉ.

+  Teo cơ phối hợp: phối hợp với hội chứng tháp, gặp trong bệnh xơ cột bên teo của cơ Charcot.

Bệnh  xơ cứng từng đám (sclérose en plaque) (thể điển hình xơ cứng từng đám không có teo cơ, chỉ có hội chứng tháp với hội chứng tiểu não).

Teo cơ  phối hợp với hội chứng tiểu não: chủ yếu gặp trong bệnh ống sáo tuỷ (Syrigomýelie) với đặc điểm cảm giác nóng, đau mất, còn cảm giác sờ) phân ly cảm giác. Trong khu vực teo cơ  phản xạ gân xương mất.

1.3. Teo cơ do rễ và dây thần kinh:

Ngoài tính cách của teo cơ do thần kinh  nói chung,  còn có một số đặc điểm:

- Teo đối xứng hai bên ở ngọn chi.

- Bao giờ cũng mất phản xạ gân xương.

- Có rất nhiều  rối loạn cảm giác chủ quan và khách quan.

- Không có bao giờ có thớ cơ co giật.

Phân biệt giữa teo cơ của rễ hoặc dây thần kinh  nhiều khi rất khó, phải chọc dò nước tuỷ: nếu có sự thay đổi của nước não tuỷ: thì chắc chắn có  sự tổn thương của rễ thần kinh.

2. Rối loạn dinh dưỡng ở da:

Có rất nhiều,  ta chỉ kể một số trường hợp có giá trị chẩn đoán hoặc tiên lượng:

2.1. Rối loạn có giá trị chẩn đoán.

- Loét ổ gà ở lòng bàn chân hoặc bàn tay ( mal perforant plantaire ou pamaire).

- Đầu ngón tay, chân bị cụt.

Các rối loạn này có giá trị chẩn đoán đặc biệt với bệnh hủi hoặc bệnh  ống sáo tuỷ.

2.2. Rối loạn có giá trị tiên lượng.

Loét hay xuất hiện ở mông, gặp trong  các người bị liệt nửa người, liệt hai chân thể mềm hoặc trong tình trạng hôn mê, ỉa đái tại chỗ. Lúc đầu chỉ có một đám nhỏ vùng xương cùng, đầu xương đùi,  sau lan rộng,  có khi khắp cả mông đít, lòi xương ra ngoài.

Rối loạn này do người bệnh nằm lâu ngày trong một tư thế, làm máu không lưu thông tốt và  do vệ sinh kém…

Tiên lượng xấu, thường chết vì  gầy rộc và nhiễm khuẩn.

II. RỐI LOẠN CƠ TRÒN.

Rất hay gặp trong các bệnh thần kinh. Thường xuất hiện ở giai đoạn  bệnh đã rõ ràng. Tuy nhiên có một số trường hợp xuất hiện như những triệu chứng  đầu tiên và có giá trị chẩn đoán lớn.

Rối loạn cơ tròn thường gây  các biến chứng nguy hiễm  nhiễm khuẩn nhiễm độc, cho nên nó còn là một yếu tố  để tiên lượng bệnh.

1. Rối loạn cơ tròn bàng quang. 

1.1. Rối loạn kín đáo.

Có khi phải hỏi kỹ người bệnh mới phát hiện được.

- Đái khó: mỗi lần đi tiểu phải rặn, trong khi đái cũng phải rặn.

- Đái rắt: buồn đi tiểu luôn, mỗi lần đi nước tiểu rất ít.

- Đái không nhịn được: cảm thấy muốn đái, phải đi ngay, có khi không nhịn được, xón ra quần.

1.2. Rối loạn rõ rệt.

- Bí đái: người bệnh không buồn đái, bàng quang không bóp khi đầy nước tiểu và cơ tròn không mở.

+ Nếu bí đái không hoàn toàn, người bệnh còn đái được, nhưng không đái hết, nước tiểu bị ứ đọng lại  một số lượng.

+  Nếu bí đái hoàn toàn. Hoàn toàn không buồn đái, nước tiểu ứ lại, sờ thấy bàng quang căng phình (cầu bàng quang).+

- Đái  vãi: nước tiểu chảy ra không chủ động và người bệnh không có cảm giác  lúc nước tiễu chảy ra.

- Đái tự động: đái được, nhưng không chủ động đái và không chủ động ngừng. Không biết mình đái và không buồn đái.

Đó là  trường hợp đái  không nhịn  được  trên  một bàng quang mất  cảm giác.

2. Rối loạn đại tiện.

Hai trường hợp hay gặp:

- Bí đại tiện. Ruột đầy phân, nhưng không đại tiện được.

- Đại tiện vãi, người ỉa dầm dề, không chủ động và không có cảm giác khi phân ra.

3. Giá trị triệu chứng. 

Ở trẻ em, hoạt động cơ tròn bàng quang, hậu môn có tính chất tự động theo cơ chế  phản xạ.

Trung tâm phản xạ của tiểu tiện là S3 – S4.

Trung tâm phản của đại tiện  là S4.

Từ  2-3 tuổi,  người ta đã điều khiển được đại tiện  nhờ sự chỉ huy của não, chủ yếu là vỏ não.

Trên lâm sàng, rối loạn cơ tròn bàng quang, hậu môn hay gặp trong các bệnh:

3.1. Tổn thương não:

Thường là do tổn thương hai bên não.

- Hôn mê các loại.

- Hôn mê sau động kinh.

- Xơ cứng động mạch não.

- Các u não: đặc biệt là  tiểu thuỳ giữa rất hay có rối loạn tiểu  tiện;  u thuỳ trên trước,  u não thất bên.

3.2. Tổn thương tuỷ:

Tổn thương khu trú trên các trung tâm phản xạ lưng cùng,  đặc biệt các tổn thương ở vùng phình thắt lưng và  vùng nón tận. Cụ thể  thấy trong các bệnh.

- Đứt ngang tuỷ.

- Viêm ngang tuỷ cấp.

- Ép tuỷ cấp do u độc.

- Ép tuỷ tiến triển chậm: u tuỷ trên vùng lưng cùng và ngay vùng lưng cùng.

Đặc biệt:

- Đối với liệt hai chi dưới: nếu có rối loạn cơ tròn thì chắc chắn do tổn thương trung ương. Các liệt ngoại biên không có rối loạn cơ tròn, là biểu hiện đầu tiên, nếu khám xét không kỹ, dễ bỏ qua.

- Bệnh tabet: rất nhiều trường hợp rối loạn  cơ tròn, là biểu hiện  đầu tiên, nếu khám  xét  không kỹ,  dễ  bỏ qua.

- Các bệnh  loạn thần kinh:  do yếu tố xúc cảm  và sự mất thăng bằng  thần kinh có thể gây ra đái rắt, đái khó, hoặc  có khi bí đái trong bệnh hysteria.

III. RỐI LOẠN SINH DỤC.

- Rất phức tạp, vì thuộc nhiều chuyên khoa: tiết niệu, nội tiết, thần kinh, tinh thần. Ở đây chỉ kể một vài biểu hiện  của bệnh thần kinh hay gặp và không đi sâu vào lĩnh vực chuyên khoa khác.

- Liệt dương: dương vật không cương nên không giao cấu được. Theo nghĩa rộng, liệt dương bao gồm  mọi trường hợp  không giao cấu được, đó là một bệnh toàn thể hay một dị dạng của bộ máy sinh dục  cản trở việc giao cấu.

- Lạnh khí (frigidité) ở đàn bà:  không kích thích khi gần  đàn ông, giao cấu không có cảm giác thích thú.

Giá trị triệu chứng:

- Gặp trong một số hội chứng có tổn thương xâm phạm các trung tâm cường dương và xuất tinh ở vùng tuỷ cùng, cụ thể trong liệt tiến triển, bệnh Tabet  và hội chứng liệt hai chân.

- Về tinh thần,  rất hay gặp  trong các bệnh loạn thần kinh, như thần kinh suy nhược, hysteria.  Rối loạn  sinh dục, đối với loại bệnh này, gây cho người bệnh một sự  lo lắng, ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tinh thần của họ, do đó cũng là một yếu tố làm cho người bệnh nặng thêm lên.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân