Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin

Vacxin Td do IVAC sản xuất

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm độc , nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên. Vi khuẩn bạch hầu sinh sản phát triển tại chỗ, tiết ra ngọai độc tố vào máu lan khắp cơ thể, chính là tác nhân gây bệnh, vi khuẩn không xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn

1.      BỆNH BẠCH HẦU LÀ GÌ ?

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm độc , nhiễm khuẩn, lây theo đường hô hấp, gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên.

Vi khuẩn bạch hầu sinh sản phát triển tại chỗ, tiết ra ngọai độc tố vào máu lan khắp cơ thể, chính là tác nhân gây bệnh, vi khuẩn không xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết.

Vi khuẩn bạch hầu xâm nhập cơ thể qua niêm mạc đường hô hấp (gây bệnh bạch hầu họng, thanh quản); màng tiếp hợp mắt (gây bệnh bạch hầu mắt); thính giác (bạch hầu tai); da tổn thương (bạch hầu da) … .

Thể bệnh bạch hầu họng: bệnh cảnh lâm sàng là việm họng giả mạc và nhiễm độc tòan thân.

2. AI CÓ NGUY CƠ MẮC BỆNH BẠCH HẦU ?

Tất cả mọi đối tượng, lứa tuổi, giới tính đều có thể mắc bệnh bạch hầu, tỷ lệ mắc cao ở trẻ em từ 1-7 tuổi.

Tỷ lệ mắc các thể bệnh: bạch hầu họng: 70%, bạch hầu thanh quản: 20-30%, bạch hầu mũi:4%, bạch hầu mắt: 3-8 %, bạch hầu da: ít.

3. BỆNH BẠCH HẦU NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO ?

Độc tố bạch hầu có tác dụng chọn lọc với cơ tim, thần kinh, thận và thượng thận; gây viêm cơ tim, phù nề, xung huyết, làm tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim. Gây thóai hóa thận, hoại tử  ống thận, làm xung huyết tuyến thượng thận, chảy máu ở lớp tủy và vỏ thượng thận.

Khi độc tố bạch hầu đã gắn vào các mo:  tim , thần kinh, thận và thượng thận thì kháng độc tố bạch hầu (SAD) không thể trung hòa được độc tố, chỉ có thể trung hòa được độc tố bạch hầu lưu thông trong máu.

Bệnh nhân tử vong do đột ngột trụy tim mạch không hồi phục.

4. BỆNH BẠCH HẦU LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO ?

Nguồn lây chủ yếu là người bệnh (thể điển hình hoặc thể ẩn). Người bệnh bài tiết vi khuẩn từ cuối thời kỳ ủ bệnh đến lúc khỏi về lâm sàng. Khi nói chuyện vi khuẩn theo nước bọt lây trực tiếp từ người này sang người khác, hoặc lây qua đồ dùng bị dính vi khuẩn bạch hầu. Người vừa khỏi bệnh còn mang vi khuẩn từ 2 tuần đến vài năm.

Người lành mang vi khuẩn lây lan vi khuẩn theo phương thức trực tiếp hoặc gián tiếp:

+ Trực tiếp: qua đường thở do khi nói , hắt hơi vi khuẩn bám theo bụi nước mà truyền sang người lành.

+ Gián tiếp: thông qua đồ dùng ,thức ăn, đồ uống mang vi khuẩn của bệnh nhân.

5. MIỄN DỊCH PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Cơ thể muốn chống được bệnh bạch hầu một cách chắc chắn thì trong máu phải có hàm lượng kháng thể kháng độc tố bạch hầu: ³ 0,05 đơn vị quốc tế, dưới 0,005 đơn vị dễ mắc bệnh bạch hầu.

Miễn dịch bạch hầu không bền vững:

Nhiều nghiên cứu cho thấy: Nếu trẻ em chỉ tiêm đủ 3 mũi vacxin DTP trong năm đầu đời thì tỷ lệ số trẻ không còn miễn dịch chống bạch hầu ở những năm tiếp theo là:

-            Sau 1 năm: 10%

-            Đến 3-13 tuổi: 67 %

-            Đến 14-23 tuổi: 83 %

Sau 1 năm tiêm đủ 3 mũi DTP: 25% số trẻ ở Pháp và 37% số trẻ ở Đài Loan không còn MD.

Hiện nay xu hướng dịch bạch hầu xảy ra ở trẻ lớn và người lớn:

-            Jordan: dịch BH xẩy ra năm 1982: chủ yếu ở trẻ em 10 tuổi.

-            Indonesia: Tỷ lệ mắc bệnh BH cao ở tuổi 5-9.

-            Trung quốc: năm 1988 mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DTP đạt 82 %, song dịch BH xẩy ra: 103 ca trong đó 80 ca từ 16 tuổi trở lên.

-            1990-1994: dịch bạch hầu bùng phát ở Liên Xô (cũ): 2500 chết/47.000 mắc.

-            1994: Châu âu bị 20 ca.

6. MUỐN PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU THÌ SỬ DỤNG LOẠI VACXIN NÀO ?

v      Vacxin bạch hầu-uốn ván- ho gà (viết tắt là DTP): vacxin này phòng bệnh bạch hầu đồng thời phòng bệnh uốn ván và ho gà. Sử dụng vacxin này cho trẻ £ 5 tuổi.

Hiện nay có thêm một số vacxin phòng được bệnh bạch hầu đồng thời nhiều bệnh khác, nhưng chưa phổ cập rộng rãi như:

-         Vacxin DTP-HeB (ngòai D,T,P còn phòng viêm gan B).

-         Vacxin DTP-HeB-Hib ( ngòai D,T,P còn phòng viêm gan B và cả viêm màng não do Hib).

-         Vacxin DTP-IPV ( ngòai D,T,P còn phòng bại liệt)

v      Vacxin Bạch hầu-uốn ván (viết tắt là DT):  vacxin này phòng bệnh bạch hầu đồng thời phòng cả bệnh uốn ván. Sử dụng vacxin này cho trẻ < 5 tuổi trong trường hợp trẻ bị dị ứng với thành phần ho gà trong vacxin DTP hoặc bố mẹ không chịu cho trẻ tiêm vacxin ho gà (trong DTP).

v      Vacxin bạch hầu-uốn ván cho trẻ lớn và người lớn (viết tắt là dT hay Td): vacxin này dùng tiêm nhắc lại cho trẻ đã tiêm vacxin DTP hoặc DT để tăng cường miễn dịch phòng bệnh bạch hầu và uốn ván ở trẻ 7 tuổi trở lên.

7. LỊCH TIÊM CHỦNG PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU Ở MỌI LỨA TUỔI NHƯ THẾ NÀO ?

Khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) như sau:

7.1. Phác đồ tiêm chủng thường xuyên:

-            Năm đầu: tiêm vacxin DTP: 3 mũi miễn dịch cơ bản vào tuần 6, 10, 14.

-            Trẻ 18 tháng-4 tuổi: tiêm nhắc lại vacxin DTP (1-2 mũi).

-            Trẻ 7 tuổi: tiêm nhắc lại bằng vacxin Td.

-            Sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi Td.

7.2. Nếu trẻ em tiêm không đúng phác đồ tiêm chủng trên thì:

Đối với trẻ chưa tiêm chủng hoặc tiền sử tiêm chủng không rõ:

+ Tiêm 3 mũi vacxin Td:       tiêm ngay mũi 1.

                                                            mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất: 4 tuần.

                                                mũi 3 cách mũi thứ 2: 6 tháng.

+ Tiêm nhắc lại Td: cứ 10 năm một mũi.

Với  trẻ ở độ tuổi 11-12 tuổi mà 5 năm chưa tiêm nhắc lại phòng bệnh bạch hầu thì tiêm ngay 1 mũi Td, sau đó cứ 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi Td.

8. LỊCH TIÊM CHỦNG PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO ?

WHO  căn cứ các cứ liệu khoa học, thực tiễn, lợi ích tiêm chủng để đưa ra khuyến cáo chung nhất cho các nước, song mỗi quốc gia còn phải  căn cứ vào tình hình dịch tễ bệnh bạch hầu lựa chọn cho mình  một phác đồ tiêm chủng phù hợp.

Theo báo cáo của WHO-năm 1997 cho thấy: đa số các nước lựa chọn phác đồ tiêm chủng phòng bênh hầu là:không những tiêm miễn dịch cơ bản đủ 3 mũi vacxin DTP cho trẻ ở năm đầu đời, mà còn tiêm nhắc lại DTP mũi 4 vào năm thứ 2, mũi 5 vào năm 4-6 tuổi, rồi tiếp tục tiêm nhắc lại cho trẻ này ở độ tuổi > 6tuổi  bằng vacxin Td.

Lịch tiêm như thế mới hy vọng phòng chống bệnh bạch hầu một cách chắc chắn cho trẻ em và cộng đồng. ( bảng 1)

Bảng 1: Phác đồ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu của một số nước trên thế giới (nguồn: WHO-1997)

 

 


 

TT

Tên Quốc gia Tiêm miễn dịch                  bằng vacxin DTP

(Trẻ dưới 5 tuổi)

Tiêm nhắc lại bằng

vacxin Td

1 Áo Tháng 3,4,5, 16-18

Nhắc lại: 4-5 tuổi

7 tuổi và 14-15 tuổi
2 Bỉ Tháng 3, 4, 5, 18. 6 tuổi
3 Canada Tháng: 2, 4, 6,  18.

Nhắc lại: 4-6 tuổi

14-16 tuổi
4 Dan Mạch Tháng 3, 5, 12 5, 15 tuổi
5 Phần Lan Tháng 3, 4, 5, 20-24 11-13 tuổi
6 Pháp tháng 2, 3, 4, 16-18 6,11,15,18 tuổi
7 Đức Tháng 3, 4, 5, 24 6, 11, 15 tuổi
8 Hy Lạp Tháng 2, 4, 6, 18

Nhắc lại: 4 tuổi

14, 16 tuổi
9 Hàn Quốc Tháng 2, 4, 6, 12  
10 Indonesia Tháng 2, 3, 4 6 tuổi
11 Ai Nhĩ Lan Tháng 2, 3, 4 5 tuổi (vacxin DT)
12 Ý Tháng 3, 5, 7, 15

Nhắc lại 6 tuổi

 
13 Luxemburg Tháng 2, 3, 4, 18 5, 15 tuổi
14 Hà lan Tháng 3, 4, 5, 11 4, 9 tuổi
15 Tân Tây Lan Tháng 1.5, 3, 5 18 tháng (vacxin DT), 15 tuổi
16 Na Uy Tháng 3, 5, 10 11 tuổi
17 Bồ Đào Nha Tháng 2, 4, 6, 18

Nhắc lại: 5 tuổi

 
18 Singapore Tháng 3, 4, 5, 18  
19 Tây Ban Nha Tháng 3, 5, 7 18 tháng (vacxin DT)
20 Thụy Điển Tháng 3, 5, 12  
21 Thụy Sĩ Tháng 2, 4, 6, 15

Nhắc lại; 5-7 tuổi

15 tháng-5 tuổi (vacxin DT)

12 tuổi

22 Thổ Nhĩ Kỳ Tháng 3, 4, 5, 18 6-7 tuổi
23 Anh Tháng 4 tuổi (vacxin DT)
24 Mỹ Tháng 2, 4, 6, 15

Nhắc lại 4-6 tuổi

14-16 tuổi
 

9. Ở VIỆT NAM LỊCH TIÊM CHỦNG PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU NHƯ THẾ  NÀO ?

Do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua, Chương trình mục tiêu của Quốc gia ưu tiên  tiêm chủng cho trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó việc phòng chống bệnh bạch hầu nhờ vào  3 mũi vacxin DTP trong năm đầu đời mà thôi.

 

 


 

TT

Tên Quốc gia Tiêm miễn dịch                  bằng vacxin DTP Tiêm nhắc lại bằng

vacxin Td

1 Việt Nam Tháng 2, 3, 4 chưa
 

10. NGƯỜI LỚN, NAM VÀ NỮ CÓ SỬ DỤNG ĐƯỢC VACXIN Td ĐỂ PHÒNG BỆNH BẠCH HẦU KHÔNG ?

Vacxin Td sử dụng được cho người lớn cả nam và nữ.

Không những thế mà hiện nay (năm 2000, 2003) WHO còn khuyến cáo: “Nếu Quốc gia nào có đủ điều kiện lựa chọn thì nên thay vacxin TT tiêm cho phụ nữ lứa tuồi sinh đẻ và phụ nữ có thai bằng vacxin Td. Lợi ích là vừa phòng được bệnh uốn ván và bạch hầu  ở người lớn”.

11. VACXIN Td SẢN XUẤT TẠI VIỆN VACXIN

Tại Việt Nam chỉ có Viện Vacxin sản xuất vacxin Td, các cơ sở khác trong nước không sản xuất vacxin này.

Trên cơ sở Viện Vacxin đã từng sản xuất vacxin DTP, TT cung cấp cho dự án TCMR hơn 10 năm nay, với kinh nghiệm sản xuất giải độc tố Bạch hầu, Uốn ván, nên từ năm 2000 đến nay Viện Vacxin đã nghiên cứu sản xuất vacxin Td.

·      Thành phần vacxin: liều 0,5 ml chứa:

-            Giải độc tố Uốn ván tinh chế : 2,5 Lf  (³ 20 đơn vị quốc tê)

-            Giải độc tố Bạch hầu tinh chế : 2,5 Lf  (³ 2 đơn vị quốc tế)

-            Tá chất AlPO4 : 1,5 mg

-            Chất bảo quản (Merthiolate): 0,05 mg

Sau khi kiểm định đạt tiêu chuẩn chất lượng ở phòng thí nghiệm, 13 lô đã được sản xuất  từ năm 2000 – 2002.

Năm 2003 Bộ Y tế cho phép thử thực địa trên người. Đến ngày 25/9/2003, TT KĐQG đã cấp giấy chứng nhận số 16.2003 /TNLS: vacxin Td do Viện Vacxin Nha Trang sản xuất đạt an tòan trên người.

Ngày 31/10/2003: Bộ Y Tế đã cấp phép cho lưu hành vacxin Td do IVAC sản xuất.

Số giấy phép đăng ký: VNDP-137-1003

Ưu điểm vacxin Td do Viện Vacxin Nha Trang sản xuất:

·      Độ sạch kháng nguyên Bạch hầu  ³ 2000Lf/mgNP

(WHO yêu cầu  ³ 1500Lf/mgNP)

·      Độ sạch kháng nguyên Uốn ván  ³  1500 Lf/mgNP

(WHO yêu cầu  ³ 1000 Lf/mgNP)

                        *** Độ sạch càng cao, tỷ lệ phản ứng phụ càng thấp**

Vacxin Td dưới dạng ống 1 liều, 5 liều, 10 liều, đáp ứng linh họat cho người sử dụng.

Viện có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu vacxin Td của cơ sở Y tế địa phương và người sử dụng.

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa