Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong

Ngày 18-11, hãng Roche đã phải giải trình trước các chuyên gia FDA và Cơ quan dược phẩm Liên minh châu Âu về mối liên quan giữaTamiflu với các trường hợp tử vong nói trên và với cả 75 trường hợp bị rối loạn thần kinh và rối loạn chức năng da khác.

Tuy nhiên, cho đến nay, Roche vẫn bác bỏ khả năng Tamiflu gây ra các tác dụng phụ nêu trên và khẳng định loại thuốc này an toàn cho cả trẻ em lẫn người lớn. Theo Roche, từ năm 2001 đến nay đã có hơn 30 triệu người trên thế giới, trong đó có 11,6 triệu trẻ em dưới 16 tuổi ở Nhật Bản và Mỹ, sử dụng Tamiflu. Roche đang tăng sản lượng thuốc Tamiflu lên 300 triệu liều mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của thế giới trước nguy cơ bùng phát đại dịch cúm gia cầm.

Ngày 17-11, các chuyên gia thuộc Cơ quan quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề nghị tập đoàn Roche của Thuỵ Sĩ, nơi độc quyền sản xuất thuốc chống cúm gia cầm Tamiflu, cung cấp thêm thông tin liên quan các trường hợp tử vong của 12 trẻ em Nhật Bản sau khi sử dụng thuốc Tamiflu.

Báo cáo của FDA, công bố ngày 17-11, đã nêu ra những lo ngại về độ an toàn của thuốc Tamiflu, nhất là đối với trẻ em, và cho biết cơ quan này đã ghi nhận được 12 trường hợp trẻ em tử vong sau khi dùng Tamiflu trong hơn 1 năm qua. Trong số này, có 4 trường hợp đột tử, một trường hợp rối loạn thần kinh và một số trường hợp khác bị truỵ tim mạch. Ngoài ra, cũng có 32 trường hợp khác bị rối loạn thần kinh, trong đó có cả trường hợp bị ảo giác. Báo cáo chưa thu thập đầy đủ thông tin để xác định nguyên nhân chính gây bệnh, song đánh giá rằng các trường hợp tử vong hết sức bất thường, cần được nghiên cứu thêm.

Trước đó, Bộ Y tế Nhật Bản đã tiến hành điều tra dựa theo một số báo cáo về cái chết bất ngờ của những trẻ vị thành niên đã sử dụng Tamiflu, và kết luận rằng một số trường hợp tử vong là hậu quả của biến chứng sau khi sử dụng thuốc. Bộ này cho biết đã phát hiện 64 ca bị các rối loạn tâm lý có liên quan đến thuốc Tamiflu trong 4 năm qua. 

Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Trung Quốc cho biết những loại vaccin phòng cúm gia cầm ở người hiện đang được sản xuất có thể sẽ không phát huy được tác dụng trong trường hợp xảy ra đại dịch. Ông nhấn mạnh việc một số nước chủ động nghiên cứu sản xuất vaccin ngừa cúm gia cầm ở người là đáng hoan nghênh, tuy nhiên loại virus H5N1 hiện nay dù rất nguy hiểm song chưa thể gây lây nhiễm từ người sang người vì điều này chỉ xảy ra khi virus này biến đổi thành những dạng biến thể mới, và khi đó những loại vaccin đang được sản xuất sẽ không thể có tác dụng.

Trong một diễn biến liên quan, phát biểu với giới doanh nghiệp trong thời gian dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Busan (Hàn Quốc) ngày 17-11, Tổng thống Indonesia Susilo  Bambang Yudhoyono cảnh báo rằng dịch cúm gia cầm sẽ gây ra sự tàn phá nghiêm trọng nếu biến thành đại dịch ở người và ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời kêu gọi các quốc gia phối hợp ngăn chặn nguy cơ này.

Cùng ngày, Nhật Bản tuyên bố đang xem xét việc viện trợ hơn 100 triệu USD giúp các nước châu Á triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch cúm lan rộng. Dự kiến khoản viện trợ này sẽ được Thủ tướng G.Koizumi công bố tại Hội nghị thượng đỉnh khu vực Đông Á tiến hành tại Kuala Lumpur (Malaysia) vào ngày 14 tháng 12 tới. Nhật Bản cũng dự định mở rộng các khoản cho vay ưu đãi (lãi suất thấp) dành cho các trang trại chăn nuôi gia cầm bị dịch thông qua các tổ chức quốc tế và vận chuyển thuốc Tamiflu tới các vùng bị dịch.

Trước đó, Mỹ đã tuyên bố viện trợ 251 triệu USD cho các nước châu Á đang bị dịch bệnh nguy hiểm này tấn công. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ lại vừa bác bỏ khoản chi khẩn cấp 7,1 tỷ USD dành cho y tế trong ngân sách năm 2006 vì để có khoản chi dự kiến dùng mua vaccin phòng và thuốc kháng virus cúm gia cầm theo đề nghị của Tổng thống G.Bush này, Hạ viện sẽ phải cắt giảm các chương trình khác của chính phủ.

Bộ Y tế Brasil cho biết trong 2 năm tới, nước này sẽ đầu tư khoảng 120 triệu USD để nhập khẩu 90 triệu liều thuốc Tamiflu và xây dựng một cơ sở sản xuất vaccin phòng cúm. Các cơ quan chức năng Brasil cũng tăng cường công tác kiểm soát các đàn chim di trú.

  TTXVN

Vaccine

Bệnh Dại và Vacxin
Chế tạo thành công vacxin chống tụ cầu vàng
Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào?
Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
Các loại vaccin
Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ
Cẩn thận khi tiêm cùng lúc nhiều loại vacxin
Giải trình về mối liên quan giữa Tamiflu và các trường hợp trẻ em tử vong
Hãng GenVec nghiên cứu thử nghiệm vắc xin HIV giai đoạn 2
Khi bị chó cắn
Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ
Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
Lần đầu tiên Việt Nam cho phép lưu hành vacxin phòng cúm
Lịch tiêm chủng
Người lớn vẫn cần tiêm vacxin phòng bệnh
Những hiểu biết cơ bản về cúm gia cầm
Những thông tin cần biết về chủng ngừa
Những điều cần biết về viêm gan siêu vi B
Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em
Phòng ngừa bệnh Rubela
Phản ứng phụ khi tiêm vacxin
Phỏng vấn Tiến sĩ Bùi Quang Anh, Cục trưởng Cục thú y: Tiêm phòng vaccin cúm gia cầm là để bảo vệ con người
Sản xuất vacxin viêm gan A, B bằng công nghệ gene
Sắp có vacxin phòng cúm dạng xịt mũi
Tanic - vacxin đầu tiên giúp bỏ thuốc lá
Thiếu vacxin DTC làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ
Tin vui cho người nghiện thuốc lá: Vắc xin cai thuốc!
Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất
Tiêm phòng sởi rồi vẫn mắc bệnh?
Tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng viêm phổi ở trẻ nhỏ cũng làm giảm bệnh ở người lớn
Tìm hiểu bệnh uốn ván và vacxin phòng uốn ván
Tìm hiểu cách phòng chống bệnh bạch hầu bằng vacxin
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin mới phòng bệnh đậu mùa hiệu quả
Tìm ra vacxin ngǎn ngừa phát triển của HIV ?
VACCIN chống bệnh tiểu đường
Vacxin hôm qua và hôm nay
Vacxin mới phòng viêm tai giữa cho trẻ nhỏ
Vacxin phối hợp
Virus trong vacxin phòng bại liệt đường uống có thể gây bệnh
Viêm não Nhật Bản B: Nguy hiểm nhưng có thể đề phòng
Việt Nam thử nghiệm vacxin phòng viêm gan B thế hệ 3
Vì sao vaccin ngừa bệnh sốt bại liệt lại có tên là Sabin
Ấn Độ thử nghiệm một loại vaccin AIDS mới


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa