TẬT CẬN THỊ Ở TUỔI HỌC ĐƯỜNG

BS. NGUYỄN CƯỜNG NAM

Cận thị là gì?

Cận thị là mắt chỉ nhìn rõ vật ở gần, khi nhìn xa trên 5 mét thì mắt nhìn mờ, và không thấy rõ chữ trên bảng.

Tại sao nhìn xa lại mờ?

Vì mắt cận thị thường là mắt có kích thước lớn. Khi nhìn vật ở xa, ảnh của nó không hiện trên võng mạc của mắt mà lại nằm ở phía trước. Trong khi ở mắt người bình thường, ảnh hiện trên võng mạc thì nhìn rõ; Giống như khi xem phim ảnh không nằm trên màn ảnh mà lại nằm trước màn ảnh nên nhìn thấy mờ, hoặc khi chụp hình canh sai khoảng cách cho hình mờ.

Làm sao nhìn cho rõ?

Muốn nhìn xa cho rõ thì phải dùng kính phân kỳ, tức kính cận đặt trước mắt để đưa ảnh hiện trên võng mạc; giống như chụp hình mờ thì phải canh lại ống kính để ảnh hiện đúng trên phim.

Tại sao lại sinh ra cận thị?

Có 2 lý do chính:

1. Do di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị cận thị thì con cũng dễ bị cận. Loại này thường bị nặng trên 6 độ, có khi đến 20 độ, được gọi là cận thị bệnh. Tuy nhiên không phải bao giờ cũng vậy, cũng có khi cha mẹ không bị cận thị mà con bị cận thị nặng hoặc có khi con lại bình thường trong khi cha mẹ bị.

2. Do môi trường, hoạt động, cách sống: Khi học nhiều, làm việc nhiều gần mắt... cũng dễ bị cận thị. Loại cận thị này thường nhẹ, được gọi là cận thị học đường, thường đến 6-7 độ thì ngưng, khi cơ thể hết phát triển vào khoảng 20 tuổi.

Nếu có cả hai yếu tố trên, tức cha mẹ bị cận và lại học quá nhiều thì tỷ lệ cận cao hơn.

Có cách nào tránh được cận thị?

Vì là do di truyền và cách sống không thể ngăn được cận thị ở những người có học. Những nước phát triển, phải học nhiều và làm việc gần mắt nhiều nên tỷ lệ cận thị nhiều hơn so với những nước chậm phát triển. Về nghề nghiệp, những người trí thức cận thị nhiều hơn nông dân, ngư dân...

Có thuốc gì để chữa cận thị?

Vì cận thị là do mắt lớn nên không có thuốc nào uống để cho mắt nhỏ lại, cũng như người cao quá khổ, không có thuốc nào uống để cho người thấp lại được.

Tại sao trẻ con bị cận thị lại tăng độ?

Vì cơ thể trẻ em còn phát triển, phải học hành nhiều nên mắt cũng phát triển theo và độ cận tăng. Ở người lớn cơ thể không phát triển nữa, nên mắt không lớn nữa và độ cận được ổn định không tăng.

Đeo kính thường xuyên có làm tăng độ không?

Thực ra việc đeo kính không có ảnh hưởng gì đến sự tăng độ. Đeo kính là để nhìn xa cho rõ. Khi đã bị cận thị rồi thì có đeo kính hay không đeo, độ vẫn tăng. Trẻ con đi học phải cho đeo kính để có thể nhìn thấy rõ mọi vật và chữ trên bảng. Khi ra ngoài đường cũng cần đeo kính để có thể nhìn thấy rõ vật ở xa và tránh bụi bậm. Chúng ta hãy tưởng tượng, làm sao cuộc đời thấy "tươi đẹp" được khi mọi vật đều mờ nhòe. Khi nào gần không cần kính mà vẫn thấy rõ hoặc khi ở nhà không cần làm gì bằng mắt thì không cần đeo như khi nghỉ ngơi, nghe nhạc, ngồi nói chuyện... để mắt được thư giãn.

Kính gọng và kính tiếp xúc, nên đeo kính loại nào?

Đối với trẻ em còn đi học nên đeo kính có gọng vì đỡ phiền phức, thao tác dễ. Đối với người lớn, điều này tùy thuộc ý thích cá nhân, nghề nghiệp và cơ thể của từng người. Có người không thích đeo kính gọng vì không muốn cho người khác biết mình bị cận thị, hoặc có mặc cảm, hoặc vì vấn đề thẩm mỹ, hoặc do nghề nghiệp khi đeo kính gọng có những bất tiện. Tuy nhiên, đối với người cận thị nặng, độ cận cao, tuổi còn trẻ nên đeo kính tiếp xúc vì vấn đề thẩm mỹ cũng như bệnh lý giúp cho thị lực tốt hơn. Tuy nhiên không phải là ai cũng thích hợp với kính tiếp xúc vì khi đeo bị dị ứng mắt.

Mổ cận thị có hết được cận không?

Với loại cận thị nhẹ dưới 5 độ, có thể mổ để hết cận khỏi phải đeo kính. Đối với cận thị nặng trên 7 độ thì ở nước ta hiện nay chưa mổ được vì phải dùng loại laser đặc biệt, đắt tiền. Tiêu chuẩn để mổ cận thị là:

1. Cận dưới 5 độ.

2. Trên 20 tuổi.

3. Độ cận đã ổn định.

4. Không bị bệnh nặng gì ở mắt như tăng áp mắt, bệnh giác mạc...

Biến chứng của cận thị ra sao, có bị mù không?

Với cận thị nặng có nhiều biến chứng như suy thoái võng mạch mạc cận thị, suy thoái pha lê thể, bong võng mạc... làm mắt mờ dần dù có đeo kính. Đối với cận thị nhẹ thì ít hơn nhiều, chỉ có hiện tượng người ta gọi là ruồi bay là phổ biến, tức nhìn thấy những vết đen lởn vởn trước mắt làm người bệnh khó chịu.

Đề phòng và vấn đề thực tế?

Như ta đã thấy những yếu tố gây cận thị thường do di truyền và đời sống hoạt động giáo dục... chủ yếu là những công việc gần mắt. Cuộc sống ngày một phát triển, trẻ em không thể không cho học hành, không cho đến trường, không được làm việc gần mắt như học vi tính, xem tivi. Có thể giảm bớt ảnh hưởng của những yếu tố có thể gây tăng độ:

- Về dinh dưỡng: Cho trẻ bổ sung các loại vitamin như A, B, C, E, Calcium...

- Về sinh hoạt: Những ngày nghỉ nên cho trẻ sinh hoạt ngoài trời, đi picnic, thể dục thể thao nhẹ cho mắt được nghỉ ngơi thư giãn.

- Khi học: Ngồi tư thế thẳng, để sách xa mắt, tránh cúi sát sách, phải đủ ánh sáng, bàn nghế ngồi thoải mái.

- Học 1 hay 2 giờ nên nghỉ 5-10 phút, nhắm mắt lại hay nhìn ra xa qua cửa sổ vào khoảng không cho mắt thư giãn.

- Xoa nhẹ lên mắt cho máu lưu thông, cơ mắt được thư giãn, giảm lực cơ co kéo vào võng mạc lúc học nhiều. Đối với những trẻ bị cận thị nặng nên đi khám bác sĩ hàng năm. Nếu có hiện tượng gì khác ở mắt, hãy đến bác sĩ nhãn khoa hầu phát hiện sớm bệnh bong võng mạc để mổ kịp thời hoặc có biện pháp phòng ngừa.

Quan niệm sai lầm

Có những phụ huynh thấy trẻ bị cận thị nặng rất lo lắng, sợ sau này bị mù nên không muốn cho trẻ đi học. Đây là một quan niệm sai lầm vì loại cận thị nặng có học hay không, thì bệnh vẫn tiến triển. Có điều khác biệt là, có thể hướng nghiệp cho trẻ về sau này học những nghề nào ít phải dùng đến mắt hoặc phải làm việc quá gần mắt.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em