Cách nhận biết và hướng xử trí ngộ độc ở trẻ em

Tác giả : BS. NGUYỄN VĂN LỘC (Phó Viện trưởng Viện Nhi)

Ngộ độc ở trẻ em là vấn đề gây rất nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Nhiều cháu vẫn khỏe mạnh, vui tươi, có cháu vừa mới ở trường về bỗng chốc đã phải vào bệnh viện cấp cứu. Thương tâm nhất là có cháu sau khi ngộ độc vài giờ đã đi vào hôn mê và tử vong, không bao giờ được gặp lại người thân trong gia đình.

Những nguyên nhân nào thường làm các cháu bị ngộ độc?

Nhiều năm nay, Viện Nhi đã cấp cứu cho các cháu bị ngộ độc (thậm chí có khi gần cả lớp học) do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: do ăn phải hoa, lá, quả của một số loại cây có chất độc, có cháu ăn phải bánh bích quy tẩm thuốc chuột để diệt chuột, ngửi phải chất độc còn tồn trong thời kỳ chiến tranh, gọi là chất (CS), có trường hợp uống nhầm lọ thuốc trừ sâu hay gia đình dùng quá liều thuốc hạ nhiệt Paracetamol khi các cháu bị sốt v.v...

Một số loại lá, hoa, củ thường gây độc:

Ăn phải hoa, ngọn cây móc diều:

Gần đây một số cháu ăn phải hoa, ngọn cây móc diều (móc mèo) đã bị ngộ độc rất nặng. Cây này thuộc họ dây leo, thân như cây mây, có gai, lá có chẽ nhỏ, mọc tự nhiên ở xung quanh vườn, nhiều gia đình miền trung du thường trồng làm hàng rào. Vào mùa hè cây phát triển nhanh, hoa mọc thành chùm màu hồng, quả lúc đầu màu đỏ, khi già màu đen và có gai, hột to bằng hòn bi ve rất hấp dẫn đối với trẻ. Chính màu sắc của hoa, vị ngòn ngọt chua chua của ngọn đã quyến rũ các cháu đi chăn trâu, chăn bò hay rủ nhau hái hoa, ngọn nếm thử. Sau khi ăn vài tiếng đồng hồ, có cảm giác nôn nao, khó chịu, đau bụng, buồn nôn rồi đi vào hôn mê, dần dần xuất huyết. Dấu hiệu thường gặp là xuất huyết hai hố mắt và củng mạc mắt. Làm xét nghiệm về chức năng gan, thấy tế bào gan bị hủy hoại rất nặng, chứng tỏ chức năng chống đông máu ở gan bị suy giảm nặng làm cho trẻ xuất huyết, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ dẫn đến tử vong.

Hiện vẫn chưa có loại thuốc đặc hiệu để điều trị ngộ độc cây móc diều. Ở những trung tâm hồi sức, các bác sĩ vẫn tích cực loại bỏ chất gây độc bằng cách rửa dạ dày nếu bệnh nhân đến sớm, bồi phụ nước, điện giải, cho các thuốc chống chảy máu, nâng đỡ tế bào gan bằng cách dùng dung dịch đường truyền tĩnh mạch và khi huyết áp trở lại bình thường, dùng các thuốc lợi tiểu để bệnh nhân thải hồi một phần chất độc, đồng thời chăm sóc, áp dụng chế độ ăn uống, vệ sinh, chống bội nhiễm.

Cách phòng tránh duy nhất là mọi người phải thông tin cho con em mình không được ăn bất kỳ loại hoa, lá, ngọn của bất cứ loài cây nào khi chưa biết rõ về nó. Với đặc điểm của cây móc diều vừa nêu trên, cần lưu ý các cháu tuyệt đối không ăn ngọn và hoa.

Ngộ độc do ăn phải củ sắn (củ mì)

Sắn là loại cây được trồng phổ biến ở khắp nước ta và là lương thực rất quan trọng. Song, nếu trẻ ăn sắn vào lúc đói và sắn không được ngâm kỹ trước khi luộc thì rất dễ bị ngộ độc do chất acid Cyanhydric.

Sau khi ăn chừng 3 giờ, trẻ đau bụng, nôn, chóng mặt, xanh tím, vật vã rồi đi vào hôn mê, suy thở và trụy mạch, cấp cứu không kịp có thể dẫn đến tử vong.

Cách xử trí: cho trẻ nôn, uống nước đường hay mật, nước mía, sau đó đưa ngay tới bệnh viện.

Ở bệnh viện vẫn tiếp tục rửa dạ dày, truyền nước và điều chỉnh các chất điện giải, dùng Glutylen (dung dịch xanh methylen 10% ống đóng 10ml với hàm lượng 0,1g, liều lượng 2mg/kg cân nặng tiêm tĩnh mạch).

Cho thở oxy, truyền dung dịch đường 10% và chất điện giải.

Có rất nhiều loại sắn nhưng loại sắn “dù”, sắn trắng, sắn mọc gần những cây có chất độc sẽ có nguy cơ ngộ độc rất cao. Vì vậy trước khi ăn sắn phải bóc vỏ, ngâm nước ít nhất 2-3 giờ. Khi ăn sắn nên chấm với đường hay mật sẽ giúp giảm được ngộ độc.

Cách xử trí khi trẻ bị ngộ độc

Trong thực tế, các cháu bị ngộ độc phần lớn qua đường tiêu hóa do ăn, uống phải các chất gây độc. Nếu nghi ngờ hoặc biết chắc chắn các cháu ăn phải những thức ăn có chất độc thì ngay lập tức phải dùng mọi biện pháp làm các cháu nôn ra, càng nôn được nhiều càng tốt. Trong khi nôn cần bình tĩnh đỡ lấy đầu trẻ, để nghiêng về một bên và dùng khăn lau sạch các chất dịch. Cho trẻ uống một cốc nước rồi tiếp tục để trẻ nôn. Sau đó đưa ngay các cháu đến bệnh viện đồng thời mang theo các thức ăn cháu ăn phải hoặc những dụng cụ đựng các chất cháu ăn hay uống phải đến bệnh viện để bác sĩ xác định chất độc và tìm các thuốc giải độc. Tuyệt đối không được chần chờ, để quá muộn mới đưa các cháu tới bệnh viện.

Nếu chất độc là khí thì nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi chỗ có khí độc, đặt ở nơi thoáng khí, dùng khăn lau sạch những chất dịch (nước bọt, chất nôn), để đầu hơi ngửa ra phía sau và nghiêng về một bên. Nếu trẻ ngừng thở phải kích thích bằng cách véo vào lòng bàn chân, bàn tay, vùng ngực để các cháu thở lại. Nếu vẫn ngừng thở phải tiến hành hô hấp nhân tạo bằng bóp bóng. Trong trường hợp cấp bách phải hà hơi thổi ngạt thì cần cẩn thận dùng 2-3 lớp vải xô để lên miệng trẻ, hít thật sâu và thổi vào mũi, mồm các cháu kèm theo xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Người thực hiện hô hấp nhân tạo không hít không khí ở vùng mặt của bệnh nhân và sau 10-15 phút phải thay người khác để tránh không bị ngộ độc. Khi chất độc là bột hay các chất khác dính trên da, phải nhanh chóng cởi quần áo trẻ và dội ngay nước vào nơi có chất độc, sau đó rửa sạch bằng xà phòng rồi đưa bệnh nhân tới bệnh viện, đồng thời mang theo chất gây độc hoặc nghi ngờ gây độc để bác sĩ xác định và tìm cách xử trí.

Nếu chất độc dính vào mắt, dùng một bình nước ấm hoặc nước sạch (để cao 10cm) tưới lên vùng mắt bị nhiễm độc khoảng 15 phút, sau đó đưa bệnh nhân tới bệnh viện mắt.

Chú thích ảnh:

1. Trẻ em rất hiếu kỳ nên dễ bị ngộ độc.

2.Vi khuẩn Clostridium botulinum thủ phạm gây ngộ độc có trong đồ hộp quá hạn dùng.

3. Cần thận trọng khi sử dụng đồ hộp.  

 

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em