7 điều cần biết về chấn thương sọ não trẻ em

Điều trị chấn thương sọ não ở BV Nhi đồng 2.

Dù rất lo lắng khi con mình bị ngã và nghi chấn thương sọ não, bạn cũng không nên đòi chụp X-quang hay CT-scan bằng mọi giá. Các kỹ thuật này chỉ nên thực hiện khi bác sĩ yêu cầu vì tia X. rất có hại đối với trẻ em.

1. Chấn thương sọ não (CTSN) gây những tổn hại nào?

Chính vì vậy, việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ Tổn thương nhẹ nhất là tụ máu dưới da đầu mà dân gian thường gọi là “u đầu”, khi sờ sẽ thấy một cục nhỏ mềm dưới da. Khối tụ máu này tự tan sau vài ngày đến vài tuần.

Nếu chấn thương nặng, trẻ có thể bị xẹp hay nứt, vỡ xương sọ. Trầm trọng hơn là các thương tổn trong hộp sọ như máu tụ hay chấn động não và dập não.

2. Những biểu hiện của CTSN ở trẻ?

Sau chấn thương, trẻ thường quấy khóc, đôi khi vật vã hoặc lừ đừ, rên rỉ và bỏ bú. Trẻ có thể buồn nôn hay nôn nhiều lần, ngay cả khi không ăn uống gì. Than đau đầu là triệu chứng chỉ gặp ở trẻ lớn.

Ở các trường hợp nặng, thương tổn trong sọ, trẻ có các dấu hiệu thần kinh như co giật, yếu liệt chân, giãn đồng tử và đi vào hôn mê, ngủ gọi không tỉnh dậy. Trong một số trường hợp, lỗ tai hay lỗ mũi trẻ có thể bị chảy máu hoặc chảy dịch trong vài giờ hay vài ngày sau tai nạn.

3. Cần làm gì khi trẻ bị tai nạn hay nghi ngờ có CTSN?

Trước tiên, cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, không được sợ hãi, la khóc bởi điều này càng làm cho trẻ hoảng sợ. Không được vắt chanh vào miệng khi trẻ co giật như nhiều người vẫn làm. Phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện nhi có chuyên khoa ngoại thần kinh để được thăm khám, tư vấn và nếu cần có thể phải nhập viện theo dõi.

4. Khi nào cần chụp X-quang hay CT-scan?

Việc chụp X-quang hay CT-scan chỉ nên thực hiện khi có các triệu chứng như bất tỉnh sau chấn thương, chảy máu hay nước ở mũi, tai, da đầu bị tụ máu to hay bị rách rộng do vật nhọn đâm... Nhiều người muốn thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh này dù bác sĩ không yêu cầu để được yên tâm; điều đó là không cần thiết và gây hại. Thực ra, việc chẩn đoán một trường hợp CTSN bao gồm nhiều yếu tố như theo dõi sự thay đổi tri giác, thăm khám trẻ nhiều lần để tìm các dấu hiệu thần kinh.

5. Nếu trẻ được bác sĩ cho về nhà thì phải theo dõi điều gì?

Trong một số trường hợp, CTSN không có triệu chứng gì khi thăm khám; lúc đó trẻ sẽ được bác sĩ cho về nhà. Trẻ phải được theo dõi trong ít nhất một tuần lễ và đưa đi tái khám ngay nếu có một trong các dấu hiệu: quấy khóc nhiều, than đau đầu, buồn nôn hay nôn ói nhiều lần, co giật tay chân, lúc tỉnh lúc mê, ngủ gọi không thức, lỗ mũi hay lỗ tai chảy máu hay nước trong, yếu liệt chân.

6. Khi nào phải phẫu thuật?

Trẻ sẽ được phẫu thuật khi bị vết thương sọ não, lún sọ hay có khối máu tụ to trong sọ... Nếu có nhiều thương tổn nặng như máu tụ dưới màng cứng, dập não, sau khi phẫu thuật, trẻ dễ bị di chứng như yếu liệt chi, chậm phát triển tâm thần vận động, rối loạn ngôn ngữ. Trong trường hợp này, trẻ phải được tập vật lý trị liệu sau khi xuất viện. Do hệ thần kinh của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên sự hồi phục của các di chứng sau CTSN thường cho kết quả tốt hơn so với người lớn.

7. Làm gì để phòng ngừa?

CTSN, dù nặng hay nhẹ, đều có thể để lại di chứng về tâm lý cũng như thực thể cho trẻ, Vì vậy, cha mẹ cần hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ gây tai nạn. Trong sinh hoạt hay vui chơi, lúc nào trẻ cũng phải trong tầm kiểm soát của người lớn, tránh cho trẻ chơi gần cầu thang, gác lửng hay ban công không có lưới rào an toàn. Nên đội mũ bảo hiểm, thắt dây an toàn cho trẻ khi ngồi trên các phương tiện giao thông. 

BS Nguyễn Anh Tuấn, Người Lao Động

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em