GIẢM TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM CON SỐ THÁCH THỨC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP

BS. ĐÂNG QUỐC VIỆT

Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, đến cuối năm 1998, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi của cả nước là 39,8%. Vấn đề đặt ra là trong 2 năm 1999 và 2000 cả nước phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chỉ còn 30% như theo Nghị quyết 37 C/P của Chính phủ. Giải pháp nào để đạt được chỉ tiêu đó?

30% - CON SỐ THÁCH THỨC

Rất nhiều nguyên nhân để chỉ tiêu chỉ còn 30% trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (SDD) vào năm 2000 trở nên một con số thách thức.

Trước hết, năm 1998, nước ta chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới và trong khu vực, thu nhập quốc dân giảm (chỉ tăng 5,83% so với dự kiến là 9%). Những tác động này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng kéo dài trong cả năm 1999 và năm 2000. Thứ đến, ngân sách Nhà nước đầu tư cho y tế không tăng trong khi dân số tăng hơn 1 triệu người, nhiệm vụ của ngành Y tế tăng (triển khai công tác quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm). Ngược lại các nguồn viện trợ, vốn vay có chiều hướng giảm do các nhà tài trợ quốc tế chuyển đầu tư từ châu Á sang châu Phi.

Thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp ở nước ta cũng là một thách thức. Nhiều nơi bị hạn hán, thiếu nước trồng trọt nên năng suất cây trồng giảm, kinh tế phát triển chậm dẫn đến số hộ đói nghèo nguy cơ tăng. Đồng thời thiếu nước sinh hoạt không bảo đảm vệ sinh ăn uống cũng dễ làm bệnh dịch phát sinh, phát triển. Mặt khác theo dự báo, năm nay có khả năng xuất hiện bão to, lũ lớn vừa là nguyên nhân gây thiệt hại kinh tế vừa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát. Các yếu tố này đều dẫn đến nguy cơ làm tăng số trẻ SDD.

Môi trường sống đang bị tàn phá nặng nề do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa tăng nhanh, đồng thời tình trạng di dân tự do đã làm cho nhiều dịch bệnh trước đây đã bị khống chế nay có cơ hội bùng phát thành dịch như sốt rét, sốt xuất huyết, dịch hạch.

Cuối cùng, phải nói là nước ta đang còn gần 20% dân số là người nghèo sống ở nông thôn, miền núi (trong đó 1.715 xã đặc biệt khó khăn) là vùng kinh tế phát triển chậm. Tỷ lệ trẻ em SDD ở những gia đình nghèo, vùng nghèo cao hơn các vùng khác, nhiều nơi tỷ lệ trẻ em SDD còn trên 50%.

Đó là những nguyên nhân chủ yếu để con số tỷ lệ 30% trẻ em dưới 5 tuổi SDD vào năm 2000 trở nên một con số thách thức chúng ta.

CÁC GIẢI PHÁP

Trên thực tế, khi đi công tác ở cơ sở, chúng tôi thấy có khá nhiều địa phương triển khai phòng chống SDD trẻ em đạt kết quả tốt. Huyện Thanh Miện (Hải Dương) tỷ lệ SDD trẻ em còn 33,7%, Thị trấn Chợ Gạo (Tiền Giang) còn 21%, phường Phú Thọ (thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) còn 21%.

Qua tình hình thực tế, kinh nghiệm của các địa phương, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để đạt được chỉ tiêu nói trên.

Trước hết, phải nói đến là nâng cao đời sống kinh tế cũng như xã hội cho người dân. Đói nghèo vừa là nguyên nhân vừa là bạn đồng hành của SDD, nên vấn đề cơ bản số 1 là phải giải quyết lương thực cho dân đủ ăn. Mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta được cụ thể bằng 2 chương trình: chương trình mục tiêu Quốc gia xóa đói giảm nghèo (chương trình 133) và chương trình phát triển kinh tế, xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135). Đây là hai chính sách đòn bẩy đẩy mạnh phát triển kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, đồng thời là cơ sở chính trị, xã hội vững chắc góp phần giải quyết vấn đề phát triển kinh tế cho vùng nghèo, người nghèo.

Chúng ta cũng nhận thấy rằng, hiện nay tỷ lệ trẻ SDD ở những gia đình không nghèo còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Nguyên nhân là do các bà mẹ, nhất là bà mẹ trẻ đang thiếu kinh nghiệm nuôi con. Để giải quyết vấn đề này cần triển khai mạnh mẽ công tác truyền thông, tư vấn và hướng dẫn cách nuôi con khoa học cho các bà mẹ.

Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông thôn trong thời gian vừa qua với mô hình vườn - ao - chuồng (VAC), ở miền núi là VACR đã có nơi làm tốt. Huyện Thanh Miện (Hải Dương) xuất hiện mô hình "màu xanh rau ngót, màu vàng đu đủ, màu đỏ trứng gà". Ơû đây mỗi gia đình đã hưởng ứng phong trào trồng thêm một mét vuông rau ngót, trồng thêm một cây đu đủ và thêm một con gà. Kết quả sau ba năm thực hiện đã giảm tỷ lệ trẻ SDD. Nhưng không phải địa phương nào cũng thực hiện được như Thanh Miện, nhiều nơi đang lúng túng.

Nguyên nhân sinh nhiều ở các gia đình nghèo là do thiếu điều kiện giải trí, nâng cao hiểu biết. Họ không có radio và tivi. và đó cũng là nguyên nhân sinh con nhiều ở các gia đình này. Giải quyết vấn đề này, chương trình 135 đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm. cho các xã nghèo, nhằm cung ứng các dịch vụ cần thiết để nhân dân trong đó có người nghèo có thể tiếp cận và sử dụng được. Bên cạnh đó, tập tục lạc hậu còn có ở đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao như sinh nhiều, sinh dày, sinh tại nhà, cúng bái khi ốm đau. là những nguyên nhân gây tai biến sản khoa, nhiễm khuẩn. và cũng làm tăng tỷ lệ SDD trẻ em. Giải bài toán này cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của nhân dân để họ từng bước thay đổi hành vi và tự nguyện loại bỏ các tập tục lạc hậu.

Các giải pháp về kinh tế xã hội cần được thực hiện đồng bộ với các giải pháp tác động đến trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ đang độ tuổi sinh con.

Đối với trẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm chủng 6 loại vắc-xin 6 bệnh truyền nhiễm; trẻ cần được giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do bệnh viêm phổi, bệnh tiêu chảy. Cần cân và theo dõi biểu đồ tăng trưởng trẻ em và cho trẻ em uống viên sắt, vitamin A. Chú ý nhất là trẻ dễ mắc, tử vong do viêm phổi, tiêu chảy. Đây là hai nhóm bệnh trẻ dễ mắc nhất, mắc nhiều nhất và diễn biến phức tạp nhất, nguy cơ dẫn đến SDD cao nhất và gây tử vong nhiều nhất.

Với các bà mẹ trong độ tuổi sinh con phải chú ý: phụ nữ có thai được khám đủ ba lần, được theo dõi biểu đồ tăng trưởng đề phòng SDD bào thai. Họ cần được uống viên sắt đề phòng thiếu máu. Phụ nữ nuôi con ba tháng đầu được uống vitamin A đề phòng thiếu vitamin A và phòng bệnh khô mắt cho trẻ. Phụ nữ có thai được tiêm chủng uốn ván 2 lần. Cần giảm tỷ lệ SDD và giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Đầu tư cho công tác phòng chống SDD chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế, xã hội, bởi đó là sự đầu tư xây dựng nguồn lực quan trọng nhất - nguồn lực con người - nguồn lực có vai trò quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó đầu tư cho công tác phòng chống SDD trẻ em còn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, bởi đó chính là sự đầu tư cho những chủ nhân tương lai của đất nước, góp phần phát triển giống nòi. Để thực hiện mục tiêu cao đẹp trên, trong điều kiện đất nước còn nghèo, nguồn lực có hạn, thì việc triển khai đồng bộ các giải pháp là phương thức hiệu quả nhất góp phần giảm tỷ lệ SDD nói chung và SDD trẻ em nói riêng.

THƯ MỤC NHI KHOA
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em

Bệnh viện Nhi Trung Ương

  • Địa chỉ: 18/879 La Thành – Đống Đa – Hà Nội
  • Điện thoại: (84-024) 6 273 8532
  • Fax: (84-024) 6 273 8573

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi Đồng 2

  • www.benhviennhi.org.vn
  • Địa chỉ: 14 Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP. HCM
  • Điện thoại: (028) 38295723 - (028) 38295724.

BV Nhi Đồng Thành Phố

  • Địa chỉ: 15 Võ Trần Chí, Tân Kiên, Bình Chánh, TP.HCM.
  • Điện thoại: (028) 2253 6688
  • Fax: (028) 2253 8899
  • Email: bv.nhidong@tphcm.gov.vn
  • Website: www.bvndtp.org.vn

BV Nhi Thái Bình

BV Nhi TP. Cần Thơ

  • Địa chỉ: Số 345 Nguyễn Văn Cừ, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
  • Điện thoại: 02923748356
  • Fax: 02923831031
  • Email: bvnhidong@cantho.gov.vn

BV Nhi Đồng Nai

  • Địa chỉ: Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
  • Số điện thoại: 02513.891500 - Nhánh 151

Bệnh Viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng

  • Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Quận Ngũ Hành Sơn, Thành phố Đà Nẵng
  • Điện thoại: 0236.3957 777, Fax: 0236.3957 779
  • Đường dây nóng: 0962 291 818
  • Email: benhvienphusannhi@danang.gov.vn
  • Website: www.phusannhidanang.org.vn

Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Bắc Ninh

  • Địa chỉ: Đường Huyền Quang, Phường Võ Cường, Thành phố Bắc Ninh, Bắc Ninh.
  • Điện thoại: (02223).89.59.69
  • Email: bvsn.syt@bacninh.gov.vn

BV Sản Nhi Ninh Bình

  • ĐT: 0229.3893656 Fax: 0229.893550
  • ĐT nóng ngành: 1900.9095 ĐT nóng bệnh viện: 0229.3513388
  • Thư điện tử: bvsnnb@gmail.com
  • Đ/c: Đường Phan Chu Trinh, p.Nam Thành, tp.Ninh Bình

BV Sản Nhi tỉnh Vĩnh Phúc

BV Sản Nhi tỉnh Bình Dương

  • 455 đường CMT8, P. Phú Cường, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
  • Điện thoại: 0274.3836.042 | Fax: (0274)3859580
  • Email: bvpsbinhduong@yahoo.com

 

Các bệnh viện chuyên khoa Nhi có nhu cầu gửi thông tin vào nơi này xin vui lòng gửi qua theo form này

Các sản phẩm y tế

Shop Bác sĩ Trung http://www.shopbstrung.com

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh nhi khoa
Nhi khoa - Bệnh trẻ em
Nhi khoa - Chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Cấp cứu và xử trí trẻ em
Nhi khoa - Dinh dưỡng trẻ em
Nhi khoa - Sai lầm trong chăm sóc trẻ em
Nhi khoa - Sơ sinh và nhủ nhi
Nhi khoa - Sự phát triển của trẻ em