BÍ QUYẾT NÀO ĐỂ SỐNG LÂU?

BS. PHAN HỮU PHƯỚC

Thạc sĩ lão khoa - BV Nguyễn Trãi

Cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực y học, việc giáo dục sức khỏe, chăm sóc sức khỏe ngày càng tốt hơn đã giúp cho tuổi thọ con người ngày càng tăng lên. Đầu thập niên 50 của thế kỷ này, tuổi thọ bình quân của con người là 47 nhưng cho đến những năm 90 là 65 và gần đây nhiều nước đạt trên 80 tuổi.

Chúng ta thử xem mối liên hệ giữa công tác chăm sóc sức khỏe và tuổi thọ trung bình của 10 nước lân cận Việt Nam theo thống kê dân số vào những 1996:

Quốc gia

Dân số (triệu người)

Tuổi thọ trung bình

Tổng số bác sĩ

1 bác sĩ/số dân

Tổng số giường trong bệnh viện

 

 

Nam

Nữ

 

 

 

Nhật

125.761.000

73

83

228.640

547

1.681.000

Singapore

2.986.000

75

81

4.300

681

10.440

Thái Lan

59.095.419

65

73

13.600

4.260

90.740

Trung Quốc

1.211.210.000

69

71,5

1.922.556

630

2.830.000

Việt Nam

73.959.000

65

70

28.500

2.490

194.700

Philippines

68.614.612

64

68

78.440

849

 

Indonesia

195.280.000

60

64

25.135

7.402

120.00

Myanmar

45.570.000

55

58

12.245

3.554

28.370

Lào

4.581.258

51

54

1.289

3.555

10.364

Campuchia

9.895.000

49

51

5.640

1.650

 

Qua bảng thống kê này, chúng ta nhận thấy những nước tiến bộ trong lĩnh vực y học như Nhật Bản, Singapore có tuổi thọ trung bình ở nữ là trên 80, nam trên 70 tuổi. Ở Nhật cứ 547 người dân có 1 bác sĩ phụ trách, số giường bệnh cũng rất nhiều: 1.681.000 tức là 74 người dân thì có 1 giường bệnh cho thấy việc chăm sóc sức khỏe ở nước này rất tốt, còn tại Singapore, 1 bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho 681 người dân, tổng số giường bệnh là 10.440 tức là 286 người dân có 1 giường bệnh.

Trong số 10 nước này cho thấy tuổi thọ trung bình của người Việt Nam xếp hàng thứ 5, nữ có tuổi thọ trung bình là 70, nam là 65, thấp hơn nữ. Tổng số bác sĩ của nước ta là 28.500 và 1 bác sĩ phục trách sức khỏe cho 2.490 người dân nhưng trong thực tế có nhiều bác sĩ làm nghề khác, không trực tiếp phục vụ người bệnh.

Nhưng chúng ta cần nhớ tuổi thọ không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào việc chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng mà còn phụ thuộc vào các yếu tố quan trọng khác như tính di truyền, lối sống lành mạnh, môi trường lành mạnh... Như thống kê sơ bộ dân số nước ta cho thấy đến 0 giờ ngày 1/4/1999 dân số nước ta là 76.423.753 người, trong đó nam là 37.519.754 người chiếm 49,2% nữ là 38.804.999 người. Cả nước ta có 3.695 cụ thọ trên 100 tuổi (855 cụ ông và 2.840 cụ bà) đặc biệt có 17 cụ thọ từ 120-130 tuổi hầu hết là người dân tộc thiểu số sống ở vùng Tây nguyên, nông thôn. So sánh với thống kê dân số năm 1979 cho thấy tuổi thọ trung bình của nam là 64 và nữ là 68, cả nước có 2.729 cụ từ 100 tuổi trở lên (1.970 cụ bà, 759 cụ ông). Số cụ trên 115 tuổi là 291 cụ (83 cụ ông, 208 cụ bà) đa số cũng ở miền núi Tây nguyên.

Những con số thống kê này làm chúng ta phải suy nghĩ vì vùng nông thôn là nơi điều kiện chăm sóc sức khỏe rất hạn chế, còn vùng Tây nguyên lại càng khó khăn hơn nhưng đỉnh cao của tuổi thọ lại nằm ở đây. Chúng ta có thể tạm lý giải như sau: người dân ở miền núi cao có lối sống giản dị, không nghỉ đến lợi danh tài lộc, tinh thần luôn ổn định, có bầu không khí trong lành, gần gũi với thiên nhiên. Họ tuân theo những quy luật tự nhiên trong trời đất "thiên nhiên hợp nhất", ăn uống đạm bạc, không thừa thãi, vận động thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày... Nhưng thiệt thòi của người dân miền núi là công tác chăm sóc sức khỏe rất hạn chế, những bệnh tật phát sinh ít khi được phát hiện và điều trị kịp thời.

Về mặt tâm lý, tuổi thọ con người có thể đến 150 tuổi, nếu chúng ta có ý thức về chăm sóc sức khỏe thì việc sống đến 100 tuổi là không quá tầm tay. Để có sức khỏe tốt, chúng ta cần lưu ý:

1. Giữ tinh thần luôn vui tươi thoải mái, tránh ưu tư

Người xưa có câu "Lạc giả trường thọ, ưu giả dị yểu" nghĩa là tinh thần vui vẻ lạc quan thì sẽ sống lâu hơn người hay ưu tư lo lắng. Nên giữ cho cơ thể dù có thân lão nhưng tâm bất lão. Trái lại, lối sống kiểu hiện đại ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe: cuộc sống căng thẳng, mất thăng bằng, lao động quá mức, ăn uống quá dư thừa, ngủ nghỉ không đầy đủ, thiếu rèn luyện thân thể, trạng thái tình cảm không ổn định chính là những nguyên nhân làm giảm tuổi thọ hiện nay:

Sinh hoạt điều độ

Điều độ trong ăn uống: ở người cao tuổi, men tiêu hóa giảm, răng thường lung lay, rệu rạo, sức nhai kém nên khó tiêu hóa, dễ mắc bệnh dạ dày - ruột. Vì vậy việc ăn uống ở người cao tuổi cần lưu ý những điểm sau:

- Thức ăn phải thật vệ sinh sạch sẽ.

- Không nên ăn quá no, "đói mười ăn bảy", cũng không nên để quá đói mới ăn. Ắn thừa ở người cao tuổi đôi khi còn nguy hiểm hơn là ăn thiếu.

- Gầy không phải là bệnh mà béo phì mới thật sự là nguy hiểm cho người cao tuổi.

- Hạn chế ăn đồ chiên cháy vàng, nên ăn thức ăn tươi hoặc luộc.

- Ắn nhiều thức ăn có nguồn gốc thực vật như: rau, đậu, cà...

- Thức ăn cần nêm vừa phải, không quá mặn cũng không quá lạt.

- Về nước uống: nước rất cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Ở người cao tuổi, độ lọc thận giảm đồng thời cũng giảm khả năng điều chỉnh lượng nước tiểu. Có nhiều trường hợp uống nước quá nhiều 3-4 lít/ngày dẫn đến tình trạng tiểu nhiều, nếu tiểu nhiều vào ban đêm thường ảnh hưởng đến giấc ngủ. Ở người cao tuổi chỉ cần uống nước 1-1,5 lít/ngày là đủ.

Điều độ trong công việc, nghỉ ngơi, giấc ngủ.

- Sự nhà rỗi, không có việc làm ở người cao tuổi chính là điều bất hạnh. Nên làm việc vừa phải, đảm nhiệm những công việc nhẹ nhàng và nghỉ ngơi kịp thời ngay khi thấy mệt, tránh làm việc quá sức.

- Nên có giấc ngủ hợp lý, trung bình 4-8 giờ mỗi đêm, giấc ngủ sâu, không có ác mộng sẽ thấy tỉnh táo và sung sức vào ngày hôm sau.

- Ngủ quá nhiều cũng gây hại cho sức khỏe. Một nghiên cứu về giấc ngủ và những tai biến tim mạch tại Mỹ cho thấy ở nhóm tuổi từ 50-59 ngủ 10 giờ mỗi đêm có số tử vong cao hơn gấp 4 lần những người ngủ từ 7 giờ mỗi đêm. Còn ở nhóm tuổi 60-69, những người ngủ 10 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tai biến về tim mạch gấp đôi những người ngủ 7 giờ mỗi đêm. Lý do ngủ nhiều ít vận động nên dễ bị xơ vữa động mạch mà bệnh này chính là yếu tố thúc đẩy cho nhiều bệnh tim mạch nguy hiểm khác như cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não.

- Nếu bị mất ngủ, nên áp dụng các phương pháp điều trị không dùng thuốc trước, nếu không hiệu quả mới dùng đến thuốc an thần.

Rèn luyện thân thể

- Rèn luyện thân thể thật sự quan trọng cho sức khỏe. Nhiều nghiên cứu cho thấy thể dục thể thao làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch như cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, bệnh khớp, loãng xương...

- Đối với sức khỏe người cao tuổi, khi tập thể dục, chơi thể thao cần lưu ý khi nhịp tim tăng lên 110 lần/phút nên ngừng lại nghỉ ngơi.

- Các loại hình nên tập là chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, đi bộ, chạy tại chỗ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, thái cực kiếm, Yoga...

- Tập mỗi lần tối thiểu 30-45 phút, 3-6 lần mỗi tuần thì mới có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Xem tiếp kỳ sau: Phát hiện sớm bệnh tật nguy hiểm.

Các vấn đề của người cao tuổi

10 điều người cao tuổi cần tránh
7 yếu tố làm suy giảm tuổi thọ
Biến đổi ở hệ thần kinh ở người già
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Danh y và tuổi thọ
Khi người cao tuồi…
Mót tiểu thường xuyên ở người cao tuổi
Mắt và tuổi cao niên - hiện tượng "ruồi bay"
Một bà cụ gần 80 tuổi có hiện tượng trẻ lại
Nhân một trường hợp "trẻ mãi không già"!
Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần
Những phát hiện mới làm tăng tuổi thọ
Những điều chưa biết về tuổi thọ
Phát hiện nguyên nhân tăng nguy cơ bệnh tim ở người cao tuổi
Phụ nữ 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao
Sống lâu trăm tuổi sẽ là chuyện bình thường trong tương lai
Trí nhớ của người lớn tuổi
Trăm năm trong cõi người ta
Tuổi hồi xuân
Tuổi mãn kinh
Tình dục và rồi loạn tình dục tuổi già
Tại sao người có tuổi hay ngã
Từ cõi trường thọ đi vào tuổi trường sinh
Tự đắp thuốc làm giảm huyết áp ở người cao tuổi
Vì sao con người không bất tử
Vì sao người cao tuổi bị giảm trí nhớ?
Đạo dẫn, một phương pháp dưỡng sinh trường thọ

Chăm sóc người cao tuổi

5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp
Bài khí công 'Hạc trắng gọi mặt trời'
Bài tập dưỡng sinh
Bát đoạn cẩm - bài khí công giúp tăng tuổi thọ
Bí quyết nào để sống lâu
Bí quyết sống lâu
Bí quyết trường thọ của Trường Giang Đại Hiệp
Caffeine giúp người già tăng trí nhớ
Các bí quyết để có tuổi già khỏe mạnh
Các thực phẩm mà người cao tuổi nên dùng
Cách giữ thăng bằng cho người lớn tuổi
Có bí quyết nào để sống lâu
Có thể giữ mãi tuổi thanh xuân của phụ nữ?
Cụ bà nhịn ăn kéo dài để chữa bệnh
Cụ già nên ăn uống thế nào để hạn chế tăng huyết áp
Dinh dưỡng hợp lý ở người cao tuổi
Dùng kháng sinh ở người cao tuổi
Giảm đau cho người già không chỉ dựa vào thuốc
Gần 50% phụ nữ có tuổi bị giòn xương mà không biết
Khuyến cáo mới về chế độ dinh dưỡng cho người có tuổi
Kê một đơn thuốc cho bệnh nhân cao tuổi
Làm sao sống lâu khỏe mạnh
Làm thế nào ðể người cao tuổi có giấc ngủ tốt
Lời khuyên ăn uống hợp lý cho người cao tuổi
Mây cây hoa cần cho sức khỏe người già
Mùa xuân, người cao tuổi cần đề phòng viêm phổi 
Một phân tử nội tiết tố mang lại hy vọng cho người già
Người cao tuổi cần phòng tránh
Người cao tuổi nên ăn uống thế nào
Người cao tuổi tập đi bộ
Người cao tuổi tự đo huyết áp tại nhà
Người cao tuổi và bệnh ung thư
Người có tuổi dùng thuốc như thế nào?
Người đi bộ cần biết
Nhu cầu chất đạm với người có tuổi
Nhu cầu ăn uống của phụ nữ trên 60 tuổi
Nhu cầu ăn uống đối với người có tuổi
Niềm lạc quan, tin yêu vào cuộc sống đã giúp nhiều bệnh nhân chiến thằng bệnh tật
Phòng bệnh cho người cao tuổi lúc giao mùa
Phòng ngừa hạ huyết áp khi đứng ở người cao tuổi
Phòng ngừa đau thắt lưng
Phòng tai biến mạch máu não ở người cao huyết áp
Sức khỏe tốt, tuổi thọ cao
Thuật dưỡng sinh trường thọ
Thực dưỡng cho tuổi già
Tác dụng phụ của thuốc nặng hơn ở người cao tuổi
Tìm hiểu về mắt người lớn tuổi
Tập luyện ở người có tuổi
Uống trà giúp cải thiện trí nhớ
Vitamin và bệnh tim mạch
Điều cần biết trong sinh hoạt hằng ngày của người cao tuổi
Đo mật độ xương ở người cao tuổi
Để biến lời chúc thọ các cụ già thành hiện thực

Bệnh thường gặp ở người cao tuổi

Bệnh da ở người già
Bệnh do tự kháng thể ở người cao tuổi
Bệnh giả viêm đa khớp gốc chi và bệnh Horton
Bệnh thoái hóa hoàng điểm ở người già
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Cao huyết áp và sinh hoạt tình dục
Chóng mặt ở người cao tuổi
Chẩn đoán điếc
Chứng trầm cảm ở người cao tuổi
Các bệnh van tim ở người cao tuổi
Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua
Gai cột sống ở người cao tuổi
Gãy xương ở người cao tuổi
Mót tiểu thường xuyên ở người cao tuổi
Mắt và tuổi cao niên - hiện tượng "ruồi bay"
Người bị cao huyết áp nên ăn gì?
Người già với chứng bệnh trầm cảm
Những bệnh gây mù lòa cho người già/
Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần
Những bệnh... vô duyên!
Những điều cần biết về bệnh loãng xương ở người lớn tuổi
Phát hiện sớm chứng sa sút trí tuệ ở người già
Phình động mạch chủ bụng ở người cao tuổi
Phụ nữ 50 tuổi có nguy cơ bị bệnh mạch vành cao
Rối loạn giấc ngủ ở người cao tuổi
Sốt kéo dài ở người cao tuổi
Sụp mi mắt ở người già
Tai biến mạch máu não
Tai nạn trong nhà - xử lý nhanh - Quý Phương
Tai nạn ở người già - BS Trần Trinh Thuần
Thiếu máu não cục bộ ở người cao tuổi
Thiếu máu ở người cao tuổi
Thiếu vitamin và chất khoáng ở người cao tuổi
Thoái hóa khớp ở người cao tuổi
Thuốc chống động kinh ngăn tuổi già đến sớm
Tiểu ra máu ở người cao tuổi
Táo bón ở người cao tuổi
Tại sao người có tuổi hay té ngã
Điếc ở người cao tuổi
Điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi
Điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi
Điều trị đau thằt lưng tại nhà
Đặc điểm phổi của người già và cách phòng chống bệnh
Động kinh ở người lớn tuổi, những điều cần biết

 

OMEGAFYC Solucion

Trình bày:: Chai 150ml

Giá bán sỉ: 330,000 đồng/chai

Xuất xứ: FERNANDEZ Y CANIVELL S.A

Thành phần:

- Mỗi 10ml có:

  • Omega: 350mg (Tương đương DHA: 15mg + EPA Potassium dihydrogen Phosphate: 450mg).
  • Phụ liệu: Glycerine (E422), sorbate postassium E202, acid carminique E120, sữa ong chúa, các chất điều vị, hương, nước vừa đủ.

Công dụng:

  • Giúp bổ sung acid béo không no (DHA, EPA) cho cơ thể.
  • Hỗ trợ chức năng hệ tim mạch
  • Hỗ trợ sức khỏe trí não và mắt

Đặt mua tai Shop BS Trung giá luôn luôn rẻ hơn giá gốc.

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Lão khoa
Lão khoa - bệnh thường gặp ở người già
Lão khoa - chăm sóc người già
Lão khoa - các vấn đề của người già