CHỨNG HEN VÀ THUỐC ĐIỀU TRỊ
GS. NGUYỄN KHANG
Hen là một bệnh lý do
nhiều yếu tố gây nên trên một cơ địa di truyền bẩm sinh. Do có nhiều yếu tố
gây nên, việc phòng chống hen trở thành khó khăn.
Hen có nguồn gốc dị ứng ở
50% trường hợp, đặc biệt ở trẻ em và thanh niên. Nguồn gốc dị ứng có thể xác
nhận bằng những xét nghiệm trên da. Các phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí
như bụi, phấn hoa, các chất gây ô nhiễm là những dị ứng nguyên thường gặp.
Có thể còn những yếu tố khác như: cố gắng lao động, nhiễm siêu khuẩn (nhất
là ở trẻ em), bị lạnh, căng thẳng tinh thần (stress), hút thuốc lá hay ngửi
phải khói thuốc lá (thụ động), phụ nữ có mang, môi trường nghề nghiệp (như
bột mì ở các nhà sản xuất bánh mì), isocyanat và anhydrid phtalic có trong
sơn).
Về triệu chứng sinh lý
bệnh, ta thấy:
- Co thắt cơ trơn của phế
quản.
- Viêm gây nên sự tăng
tiết chất nhầy và tăng hoạt độ của phế quản.
Thuốc điều trị
Mục tiêu của điều trị
chứng hen là bình thường hóa chức năng hô hấp và tạo cho bệnh nhân điều kiện
sống bình thường được thoải mái.
Việc đầu tiên là xác định
mức độ nặng nhẹ của chứng hen cho từng bệnh nhân, căn cứ vào:
- Tần số của cơn hen.
- Hô hấp có bị trở ngại
kéo dài giữa các cơn hen không.
- Thăm dò chức năng hô
hấp.
Thuốc điều trị không đúng
liều gây nguy cơ cho bệnh nhân, làm bệnh nhân phải vào viện. Vì vậy cần có
thầy thuốc theo dõi chứng bệnh giảm hay tăng lên, thường phải dùng thuốc tùy
theo mức độ của bệnh hen.
1. Khi bị hen gián
đoạn: Ít hơn 1
cơn hen cho mỗi tuần và không có triệu chứng lâm sàng giữa 2 cơn hen.
Bác sĩ sẽ lựa chọn trong
các loại thuốc "giống tác dụng beta-2", có tác dụng kích thích thụ thể
beta-2, ở vị trí chủ yếu của phế quản, làm thư giãn cơ trơn.
- Có loại thuốc khi dùng
ngắn hạn (4 đến 6 giờ) (như Salbutamol, Terbutalin, Pirbuterol v.v.) hay hít
bột (như Salbutamol, Terbutalin).
- Có loại thuốc có tác
dụng dài hạn (12giờ) là khí dung (như Salmétérol) hay hít bột (như
Formotérol).
2. Khi bị hen mạn tính
nhẹ: Ít hơn 2
cơn hen mỗi tuần, ít hơn 2 lần gây khó chịu ban đêm, không có triệu chứng
lâm sàng giữa các cơn hen. Bác sĩ sẽ cân nhắc, cho dùng các loại thuốc:
- Thuốc "giống tác dụng
beta-2" dạng hít đã nói ở trên.
- Các thuốc Corticoid hít
ở liều thấp. Đây là loại thuốc chống viêm ức chế các chất hóa học trung gian
gây viêm, giảm tiết chất nhầy v.v...; thuốc bắt đầu có tác dụng trong khoảng
2 - 8 giờ sau khi hít và bệnh được cải thiện về lâm sàng sau nhiều tuần điều
trị.
- Các thuốc Cromon (như
Cromoglicat natri) hay néclo cromil; thuốc này có tác dụng chống viêm thấp
hơn glucocorticòid đã nói trên, nhưng có ưu điểm là không có độc tính.
3. Hen mạn tính loại
vừa: Bị nhiều
hơn 2 cơn hen mỗi tuần, nhiều hơn 2 lần bị khó chịu ban đêm, bắt đầu có vài
triệu chứng lâm sàng giữa các cơn hen.
Bác sĩ sẽ lựa chọn dùng
các thuốc sau đây:
- Thuốc "giống tác dụng
beta-2" đã nói ở trên, có tác dụng kéo dài ở dạng hít hoặc dạng uống.
- Khi bị hen ban đêm,
thường dùng các thuốc kháng tiết cholin.
- Dùng các dạng thuốc có
theo phyllin (để giãn phế quản).
- Các thuốc kháng
lencotrien (như Singular) là chất đối kháng với thụ thể của lencotrien (là
những chất trung gian gây viêm). Tác dụng của thuốc kháng lencotrien có thể
so sánh với thuốc chống viêm corticoid khi uống ở liều thấp.
4. Hen nặng: Có biểu hiện lên cơn nhiều, thường
bị hen ban đêm. Ở trường hợp này phải dùng thuốc chống viêm corticoid ở liều
cao, các thuốc kích thích beta-2 đã nói ở trên kết hợp với uống các thuốc
chống hen.
Tóm lại, hen là bệnh lý
hô hấp mạn tính do viêm, có thể có những giai đoạn kịch phát với sự co thắt
của cơ trên ở phế quản.
Ngay ở Pháp, thống kê cho
thấy hen là chứng bệnh của 3 triệu người và gây nên 2000 ca tử vong hàng
năm. Hen còn là bệnh lý mạn tính phổ biến nhất ở trẻ em.
Gia đình có bệnh nhân bị
chứng hen cần quan tâm phòng tránh các môi trường gây bệnh kết hợp với điều
trị ngay khi chống hen còn ở trạng thái nhẹ.