CẨM NANG CẤP CỨU


CHƯƠNG 11

NHỮNG BẤT THƯỜNG VỀ NÓNG, LẠNH

Trong chúng ta có số ít người thích nóng hoặc lạnh, nhưng đôi khi nhiệt độ cao hoặc thấp quá có thể sẽ xảy ra nhiều vấn đề nghiêm trọng:

I.                   CÁC RỐI LOẠN DO NÓNG:

Tiếp xúc với môi trường quá nóng, ấm, có thể dẫn đến bị chuột rút, lả hay đột quỵ. Phần lớn các rối loạn do nóng gây ra có thể đề phòng được bằng điều chỉnh lại nhiệt độ môi trường và bồi phục đủ dịch và muối. Người ta ước tính ở trong môi trường nóng và ẩm, cứ mỗi giờ cơ thể ta mất đi hơn 2 lít dịch (2 quart) (Quart = 1.44lit BT) qua thoát mồ hôi. Không cần nói, nếu dịch này không được bù lại đủ, khả năng mất nước dưới nhiều mức độ có thể xảy ra.

Phương pháp tốt nhất tránh mất nước đó là tránh các rối loạn do nóng gây ra là tuân thủ các biện pháp phòng chống sau đây:

-          Mặc quần áo mỏng, màu sáng, để dễ phản xạ ánh sáng.

-          Bảo vệ cơ thể khỏi chiếu nắng càng nhiều càng tốt, đội mũ có màu sáng và rộng vành.

-          Nghỉ trong bóng dâm vào những giờ nóng nhất trong ngày và giảm bớt hoạt động.

-          Uống nước và nhiều muối 9%o vào bữa ăn. Ăn thức ăn lạnh và uống thêm dịch thậm chí không khát.

-          Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột (ví dụ: vào ra phòng điều hoà nhiệt độ): trong ôto có điều hòa thì mở cửa sổ ra trước khi vào.

-          Hạn chế tiếp xúc với nắng, đặc biệt ở độ cao. Trong môi trường nóng, nen cho ngày đầu tiếp xúc độ 15phút, và 7-10ngày đầu tiên cứ mỗi ngày tăng từ 15 lên 30phút.

-          Tránh các hoạt động dã ngoại quá mệt trong mùa nóng, đặc biệt khi nhiệt độ lên quán 30oC (85oF) và độ ẩm quá 60%.

-          Khi làm việc hay luyện tập trong môi rường nóng nên tăng cường nghỉ giải lao và uống bù đủ dịch và muói mất.

-          Không mặc quần áo bằng chất dẻo hay ni lông làm sụt cân vì làm giảm thoát hơi nước và mồ hôi của da, cách đề phòng là chỉ bằng làm mất nhiệt hợp lý.

-          Những người ăn chế độ nhạt hoặc kiêng muói phải rất cẩn thận trong hoạt động và tập luyện trong mùa nóng.

-          Nếu cảm thấy mệt, buồn nôn, hay nhức đầu, chóng mặt hoặc chuột rút thì phải ngừng hoạt động, nghỉ ngơi, uống nhiều dịch. Tìm cứu trợ y tế nếu thấy tình trạng này vẫn tồn tại.

1. Chuột rút do nóng

Chuột rút (co cơ) do nóng là cơ bắp bị đau vào co thắt, kéo dài tới 15phút hoặc hơn (thường là người khoẻ). Các rối loạn co cơ hay cơ bắp tức chặt ,thường do thiếu muối và thiếu nước hay do mất cân bằng giữa chúng với nhau, cần được điều chỉnh lại.

Dấu hiệu: Ra mồ hôi dầm dề, cơ bị co nặng, và đau, đặc biệt ở cơ bắp chân hoặc cơ bụng. Mặt nạn nhân xanh xám, chóng mặt và có thể bị lả đi.

Điều trị: Đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc phòng mát, cho uống nước muối (hoà ¼ thìa ca phê muối trong một lít nước thường, nước chanh, nước giả khát Gatorad, v.v...). Quan trọng là cho nghỉ và ngừng làm việc. Cầm ngón chân kéo nhẹ cơ bắp ra cho đỡ đau. Nạn nhân phải được nghỉ ít ra 12giờ trứơc khi tiếp tục lại công việc. Không xoa bóp cơ hay cho uống viên muối.

2. Lả do nóng

Lả do nóng thường gây ra do hoạt động thể lực quá nhiều và ra mồ hôi quá mức, trong môi trường nóng suốt một thời gian dài. Nếu uống rượu, trạng thái mất nước, nôn hoặc đi ngoài nhiều, sẽ làm tăng nhậy cảm đưa tới lả. Rối loạn này tương tự như thể nhẹ của choáng.

Dấu hiệu: Nạn nhân nằm yên không cựa quậy, mệt mỏi, da xanh xám. Da xạm đen, lạnh và ẩm ướt, không toát mồ hôi đầm đìa Mỏi mệt, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nhìn nhòa nhạt, thường dễ bị kích thích và chuột rút nhẹ. Nhiệt đô bình thường nh8ng mạch nhanh nhỏ, có thể tới 100lần/phút. Nếu nặng có thể bán mê hoặc hôn mê (H1).

Điều trị: Nới lỏng quần áo, đặt bệnh nhân nằm đầu thấp ở nơi mát, cho uống nước mát hoặc nước muối. Làm cho nạn nhân mát đi bằng cách cởi hết quần áo ra, đắp quần áo ướt lên người hoặc xoa bóp cồn. Ngừng mọi hoạt động và nghỉ tại chỗ ít nhất trong 24 giờ. Rồi nạn nhân sẽ hồi phục; tuy nhiên nếu hấy nặng lên thì phải chuyển ngay đi bệnh viện. Uống nhiều nước và muối thêm và nghỉ việc hai ba ngày.

(Hình 185.1)

3. Đột quỵ do nóng:

Thường gọi là say nắng. Đó là một trong những rối loạn do nóng thường xẩy ra muộn nhất nhưng nghiêm trông nhất. Đó là rối loạn sâu sắc cơ chế điều nhiệt của cơ thể, kết hợp với ngừng itết mồ hôi. Người bị say nắng là khi phải làm việc trong môi trường ẩm nóng (như trong lò nung) một thời gian quá dài. Nó giống như cái phích bị vỡ ra trong ô tô. Nếu không làm chủ được nhiệt độ, não sẽ bị đun nóng lên. Người dễ bị đột quỵ do nóng nhất là người già và người khó thích nghi với nhiệt độ thay đổi. Khi mồ hôi không thoát ra được, hơi nóng trong cơ thể có thể lên đến 40.5oC (105oF) hoặc hơn. Phải giảm ngay nhiệt độ này xuống nếu không sẽ tử vong.

Dấu hiệu: Triệu chứng say nóng phát triển rất nhanh. Trước hết nạn nhân thấy nhức đầu, buồn nôn, mỏi mệt. Về sau tâm thần lú lẫn, rối loạn điều hòa, và có thể rơi vào hôn mê. Da nóng đỏ phừng phừng và khô, nạn nhân có thể sốt run. Mạch nhanh, có thể tới 160lần/phút, nhiệt độ lên tới 40-43.3oC (105-110oF) (H4).

Điều trị: Phải hạ nhiệt độ nạn nhân xuống dưới 37,7oC (100oF). Ngâm trong bể nước đá lạnh, xoa bóp cồn lên da, hoặc đắp vải, chăn thấm đẫm nước đá lạnh lên người. Xoa bóp nhiều bằng khăn ướt lạnh hoặc cục nước đá lên da, làm giảm nhanh nhiệt độ. Khi nhiệt độ giảm, đặt nạn nhân vào nơi mát, thoáng khí. Gọi xe cấp cứu và cứu trợ y tế ngay.

Cẩn thận: Kéo dài thời gian ủ lạnh có thể làm nạn nhân bị hạ thể nhiệt.

4. Suy nhược do nóng:

Đây là rối loạn do nóng gây ra kết hợp với sang chấn trong môi trường nóng.

Dấu hiệu: Nhức đầu, khó vận động, mệt mỏi, cơ thể yếu ớt không hiệu lực, mất lực, đần độn, mất ngủ và ăn mất ngon, nạn nhân thấy đau vùng trước tim, mạch nhanh, khi gắng sức tim có thể đập mạnh.

Điều trị: Loại bỏ hoàn cảnh gây sang chấn và đưa nạn nhân ra khỏi môi trường nóng. Cho nghỉ ngơi và uống đủ nước và dung dịch muối. Rồi gửi đi thầy thuốc.

5. Sẩn ngứa do nóng:

Da đỏ rộp do nóng là da có ban đỏ kích thích, thường thấy khi hoạt động thể lực mạnh lúc thời tiết nóng. Các tuyến mồ hôi trở nên bất lực và không hoạt động thích hợp nữa.

Triệu chứng: Da đỏ và viêm. Rất ngứa và nổi sẩn kích thích trên mặt da.

Cách chữa: Loại khỏi môi trường nóng; cho nạn nhân tắm nước lạnh 3 hay 4 lần/ngày, lau sạch da khô và thay quần áo thường xuyên. Cố gắng làm giảm hoặc tránh đổ mồ hôi bằng cách để nạn nah6n ở nơi mát. Tránh dùng kem hoặc bôi mỡ lên da gây ức chế chức năng hoạt động của da.

II.                CÁC RỐI LOẠN DO LẠNH:

Lạnh quá cũng gây tổn thương cho cơ thể. Nhất là khi lạnh lại kết hợp với ẩm và gió. Nơi bị là những phần da hở nh7 bàn tay, bàn chân, mặt, cổ, taivà đó cũng là nơi ít máu. Thời gian hay bị là vào mùa lạnh, nhất là khi cơ thể thiếu sinh nhiệt. Ở nước ta và mùa lạnh thường thấp nhất là 10oC, hoặ 4oC ở miền núi phía Bắc, độ ẩm 85-90%, mùa xuân mưa phù có nơi 100%, ở các nước Châu Âu, châu Mỹ, mùa lạnh nhiệt độ thường xuống –10oC, có nơi xa như Veckhoayăngxo (Liên Xô cu) õ xuống –40oC. Nếu không biết phòng tránh rất nguy hiểm.

Lạnh theo y học: lạnh ít: từ 34-35oC lạnh vừa 30-34 oC, lạnh nặng: dước 30 oC, rất nặng: dưới 25 oC. Tổn thương do lạnh có thể từ nhẹ: tê cóng, cước, đến nặng như: hạ thân nhiệt. Nếu tiếp xúc với lạnh dưới 35 oC từ 6-24giờ là có thể bị hạ thân nhiệt. Chỗ da tiếp xúc với lạnh có thể bị hoại tử. Toàn thân có rối loạn chuyển hóa. Nặng sẽ tử vong.

1. Tê cóng (frostnip)

Tê cóng là mức nhẹ nhất của tổn thương do lạnh, thường ở mức 30 - 60 oF, có thể coi như cước độ 1. Thường ở mặt, dái tai, mũi, ngón tay, ngón chân. Tương tự như tổn thương rám năng ở thời tiết nóng.

Triệu chứng: Da nổi ban đỏ, ngứa và đau như kiến đốt. Da rắn như sáp, khó vận động, thườn gọi là tê cóng.

Xử trí: Cho sưởi ấm ngay. Có thể dùng bàn tay người hoặc vật nóng (hòn gạch, vải) áp vào da nạn nhân, hoặc vào nách, bụng. Tập co duỗi ngón tay, đứng lên ngồi xuống, nhẩy tại chổ để tạo nhiệt. Thay tất, găng nếu bị ướt. Uống các chất nóng như cháo, canh, nước trái cây. Mặc quần áo ấm và đưa nạn nhân ra khỏi môi trường lạnh.

2. Cước (Frostbite)

Là một loại bỏng da do lạnh, nên cũng được chia ra nhiều độ. Độ 1: Cước nhẹ, đặc điểm là da trắng bợt và giảm cảmgiác. Độ 2: Cước nông: da trắng như sáp, tê, ấn vào lâu hồng và lành trong 3-4 tuần. Độ 3: Cước sâu: các tổ chức da, dưới da, cơ đều bị hoại tử. Chậm lành. Độ 4: Chết cả tổ chức gân và xương. Độ này rất nặng nếu không điều trị toàn diện sẽ chết.

Thường gặp ở môi trường lạnh ẩm có gió, dưới nhiệt độ khoảng –2 đến -10 oC. Nếu chỉ lạnh ở 4.4 oC nhưng có gió với tốc độ 20m/phút thì mức lạnh có thể lên đến –7.7 oC (bảng 1).

Triệu chứng: Thoạt tiên có triệu chứng giống tê cóng, sau đó mất cảm giác. Da phù nề, sưng tấy rồi phồng rộp nước lên. Sau đo da trở nên cứng trắng bợt như sáp, ấn thấy rắn chắc. Nếu không được điều trị, da trở nên hoại tử và đen. Nạn nhân mệt, đau và toàn thân bị nhiễm độc.

Điều trị: Đưa nạn nhân ra khỏi nơi lạnh. Nếu nặng phải chuyển đi ngay. Nếu bên ngoài bị tuyết bám nhiều, ngâm nạn nhân vào chậu nước ấm từ 37.7-40 oC (sờ thấy bình thường cho da người) trong 20-40phút. Da sẽ thấy đỏ lại và đau trong quá trình ngâm tắm. Sau đó dùng khăn lau chấm nhẹ cho khô rồi băng lớp gạc vô khuẩn ra ngoài. Mặc quần áo ấm và ủ bằng chăn ấm. Uống các dịch nóng: cháo, canh, nước chè, nước hoa quả. Đặt nằm nơi ấm kín gió và chống choáng. Kê cao phần chi thể tổn thương, giữ và thay băng sạch 2-3ngày một lần để chống nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, mỗi ngày ngâm một chi thể vào nước ấm 37-38 oC một lần độ 15 phút, dùng nước sôi để nguội xuống nhiệt độ trên và cho thêm xà phong sát trùng khi kỳ cọ chi, sau lau khô và đắp chăn ấm. Nhớ tiêm phòng uốn ván.

Người đã bị cước rất nhậy cảm với lạnh tiếp theo. Cần tuân thủ các gợi ý sau:

Không ngâm chân đã bị cước vào nước lạnh

Không dùng vật lạnh kỳ cọ chân

Không xoa bóp hay kỳ cọ liên tục, dễ phá hũy mô của da.

Không bôi kem, mỡ lên da nơi bị thương tổn

Không sưởi ấm bằng đặt chân gần lửa hay cho vào lò sấy.

Các ngón sau khi làm tan băng khi đi ngay

Không cho nạn nhân đi công tác vùng có lạnh giá, dễ bị tê cóng, cước trở lại.

3. Các tổn thương khác

Ngoài tê cóng và cước, nạn nhân còn bị một tổn thương nữa là: bàn chân ngâm hoặc bàn chân sình lầy, hay gặp ở cua-rơ xe đạp xuyên quốc gia, không có điều kiện che kín tay chân trong giá lạnh.

Triệu chứng: Bàn chân sưng, nóng, đỏ, sờ vào thấy căng đầu ngón thấy ngứa.

Đôi khi loang lổ một vài chỗ có nước ăn chân. Sau đó da trắng bợt và ẩm.

Xử trí: Phải sưởi ấm ngay và làm khô ngón, bàn, lau sạch các kẽ. Đi tất khô. Uống dịch nóng. Nếu có nốt không phải đề phòng nhiễm khuẩn

4. Hạ thể nhiệt

Hạ thể nhiệt là khi nhiệt độ bên trong cơ thể hạ xuống mức độ mà hoạt động bình thường của tuần hoàn, hô hấp, tinh thần và cơ bắp bị ảnh hưởng. Hạ thể nhiệt thường gây ra khi phải tiếp xúc với nhiệt độ hạ từ từ hay hạ xuống rất nhanh, kết hợp với độ ẩm cao và gió mạnh. Điều kiện này thường xảy ra ở nhiệt độ dưới 0 oC, đặc biệt khi có yếu tố gió lạnh cao. Yếu tố gió lạnh quan trọng trong việc xác định trị số chính xác và hữu hiệu của nhiệt độ, và khả năng của lạnh gây tổn thương. Ta có thể đánh giá tốc độ gió bằng ước lượng mắt thường như đã ghi trong bảng 2.

Hạ thể nhiệt là một trong những nguyên nhân gây tử vong ở những nơi hoang dã mà bất thường thời tiết trở nên lạnh và ẩm ướt. Những người ít kinh nghiệm hoặc thiếu chuẩn bị thưòng khó chống chọi trong tình huống khí hậu này. Môi trường ẩm, lạnh, gió làm mất nhanh thể nhiệt và gây ra hạ thể nhiệt. Phải có biện pháp đặc biệt để chống lại sự mất nhiệt trong môi trường lạnh nói trên.

Than nhiệt mất do 5 cơ chế được mô tả và minh hoạ ở hình 2.

Bức xạ. Nhiệt lượng cơ thể đuợc chuyển vận từ cơ thể ra ngoài bằng phóng ra hay phát ra năn lượng. Nhiệt lượng cơ thể đuợc bảo tồn bằng mang thêm mũ hoặc găng tất. Nhiệt lượng cơ thể có được là nhờ bức xã mặt trời, từ lửa, thức ăn, và tập luyện. Hãy theo quy luật này: nếu chân bị lạnh, hãy che lấy cái đầu. Nó sẽ giúp ta phòng chống mất nhiệt lượng qua con đường bức xạ.

Bốc hơi: Nhiệt lượng cơ thể còn mất đi do thoát mồ hôi, hơi nước thoát vào không khí. Mất nhiệt lượng tăng lên khi luyện tập. Nhiều lớp quần áo cho phép thông khí, và hơi nước bốc ra không cho phép có nhiều quần áo.

BNG 1. CÁC YU T GIÓ LNH

Nhit độ (đọc bng nhit kế Fahrenhieit)

Nhiệt độ tương đương ở một tốc độ gió nhất định

50

40

35

30

25

20

15

10

5

0

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35-

40

-50

Lặng yên

50

40

35

30

25

20

15

10

5

0

-5

-10

-15

-20

-25

-30

-35

-40

-50

5

48

37

33

27

21

16

12

6

1

-5

-11

-13

-20

-26

-31

-36

-41

-47

-57

10

40

28

21

16

9

4

-2

-9

-15

--24

-27

-33

-38

-46

-52

-58

-64

-70

-83

15

36

22

16

9

1

-5

-11

-18

-25

-32

-40

-45

-51

-58

-65

-72

-77

-85

-99

20

32

18

12

4

-4

-10

-11

-25

-32

-39

-46

-53

-60

-67

-75

-82

-89

-96

-110

25

30

16

7

0

-7

-15

-22

-29

-37

-44

-52

-59

67

-74

-83

-88

-96

-104

-118

30

18

13

+5

-2

-11

-18

-26

-33

-41

-48

-56

-63

-70

-79

-87

-94

-101

-109

-125

35

27

11

3

-4

-13

-20

-27

-35

-43

-51

-60

-67

-72

-82

-90

-98

-105

-113

-129

40

26

10

1

-6

-15

-21

-29

-37

-45

-53

-62

-69

-76

-85

-94

-100

-107

-115

-132

 

Trạng thái lạnh

Rất lạnh

Trạng thái cực lạnh

 

ít nguy hiểm nếu mặc quần áo đúng kiểu

Nguy hiểm nhiều hơn

Rất nguy hiểm, kể cả khi đã mặc quần áo đúng kiểu

(1)   yếu tố gió – lạnh có tác dụng rất nguy hại ở nhiệt độ thấp. Ví dụ: nếu nhiệt độ đọc thấy không độ (0oF) (0oF = -17.8oC) , và tốc độ gió ở 25mph, thì nhiệt độ tương đương hay cường độ đông lạnh bằng –42.2oC trong ngày lặng yên không gió. Gió thổi mạnh lớn hơn 40mph chỉ có tác dụng thêm ít vào nhiệt độ

Chú ý: ẩm ướt (bị ướt) kết hợp với lạnh làm tăng nguy cơ hạ thể nhiệt.

Bảng 2. Đánh giá tốc độ gió bằng nhìn ước lượng

Tốc độ gió

Hiện tuợng quan sát

Thuật ngữ cấp độ gió

0-1

Hơi thuốc lá bay thẳng lên cao, cờ rủ xuống

Lặng im

1-3

Khói thuốc lá bay lên theo hướng gió: lá cây lay động nhẹ: cờ chuyển động nhẹ

Khí nhẹ

4-7

Cảm thấy có gió trước mặt: lá cây đu đưa mạnh; cờ thỉnh thoảng bay lên khỏi cột

Gió nhẹ (breeze)

8-12

Lá và cành nhỏ trên cây thường xuyên chuyển động, cờ bay lên khỏi cột tạo một góc 30-45o

Gió nhẹ dịu

13-18

Bụi tung lên giấy rơi bay lên, cành cây nhỏ chuyển động

Gió nhẹ trung bình

19-24

Cây nhỏ lung lay; cờ bay phần phật tạo với cột góc 90o

Gió nhẹ mát

25-31

Cành cây lớn rung rinh; có tiếng reo trên đường giây điện thoại; cờ bay cao từ cột thẳng lên và tung phần phật

Gió nhẹ mạnh

32-38

Toàn cây rung rinh, khó đi ngược gió; các vật nhẹ bay lên khỏi mặt đất; cờ bay xoắn vặn lung tun

Gió mạnh (gale)

39-46

Cành cây nhỏ bị gẫy; ô tô đi trên đường bị rung, đường dây điện thoại kêu u u

Gió mạnh mát (Fresh)

47-54

Cây uốn cong; có thể đổ một số công trình nhỏ, cả xe động cơ và xe đạp chân đều khó đi

Gió mạnh mạnh

55-63

Cây có thể bật rễ; đổ một số công trình

Gió mạnh toàn phần

64-72

Thiệt hại nghiêm trọng xảy ra

Giông tố (storm)

72+

Hầu như không thể đi ngược gió được; phá hoại các công trình xẩy ra ở nhiều nơi

Bão tố (bão biển)

Hô hấp: Thân nhiệt còn mất qua hô hấp. Không khí lạnh bên ngoài khi thở vào, tiếp xúc với máu được đốt nóng lên, bấy giờ qua tuần hoàn và phổi được thở ra, mang theo hơi nóng của cơ thể (thân nhiệt). Khi thở ra (khi đã sưởi ấm), nhiệt lượng mất. Nếu thời tiết cực lạnh, mà ta thở qua khăn len, sự mất nhệt cơ thể sẽ giảm bớt đi.

Tĩnh dẫn: Nhiệt lượng được chuyển vận ra khỏi cơ thể khi chạm vào mặt phẳng lạnh như tuyết, mặt đá lạnh hoặc nước. Ví dụ: ta ngồi lên tảng băng, thân nhiệt của ta sẽ truyền trực tiếp vào tảng băng đó. Quần áo bị mưa hay thấm đẫm mồ hôi sẽ lấy thân nhiệt cơ thể đi với nhiệt độ ngày càng mạnh. Cho nạn nhân mặc quần áo khô và tách thân thể ra khỏi mặt phẳng lạnh, là quan trọng trong phòng mất thân nhiệt.

Đối lưu gió: Cơ thể luôn sưởi ấm lớp không khí gần da lên gần bằng nhiệt độ cơ thể. Nếu lớp không khí này lại thường xuyên bị gió và ngâm nước lạnh lấy đi, thì khả năng mất nhiệt cơ thể càng tăng lên. Thân nhiệt chúng ta được điều hòa bằng quần áo ta mặc, với khoảng không gian nằm giữa các lớp quần áo phòng mất nhiệt. Không mang mũ và đi găng tất ở nhiệt độ 4.4oC (40oF) có thể làm mất đi gần nửa tổng số nhiệt lượng cơ thể mất. Sự mất nhiệt, đặc biệt khi da ướt do ra nhiều mồ hôi, ngâm ướt hoặc mưa ướt, sẽ tăng rất nhiều nếu có thêm gió và trời lạnh (H.2). Quần áo ướt sũng nước làm mất tới 90% khả năng thu nhiệt do tính chất tách cơ thể ra khỏi ướt mạng lại để chống gió và chống lạnh. Hoạt động thể lực làm tăng sự bốc hơi của thể dịch và giảm cấp năng lượng do đốt bên trong cơ thể. Hiểu rõ nguyên nhan gây ra hạ thể nhiệt có lẽ là hình thức phòng bệnh quan trọng nhất. Các biện pháp cơ bản này là:

(Hinh2 198.2)

Tránh ẩm ướt cơ thể gây ra do thoát mồ hôi, ngâm ướt hoặc do mưa ướt.

Mặc quần áo khô, ấm dùng phương pháp mặc nhiều lớp.

Mang theo đồ dùng tránh mưa gió, dụng cụ trú ẩn cấp cứu bằng nhựa, như lều, vải lót nằm, các túi gai đựng lặt vặt.

Néu ướt phải thay quần áo ấm, khô

Tránh mặc chặt quá, đặc biệt giầy tất để máu dễ lưu thông.

Ít ra phải duy trì hoạt động tối thiểu để cơ thể sinh năng lượng

Hạn chế các hoạt động làm tiết mồ hôi nhiều, tránh mệt mỏi và mệt lả không đáng có.

Tạo dựng nơi trú ẩn để tránh mưa gió và lạnh (nếu giông bão, nên làm lều trại sớm)

Cung cấp đủ dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể (thường dùng bữa gọn nhẹ đặc biệt với thức ăn giàu năng lượng, như kẹo cứng, lạc rang mặn, quả khô, hoặc ăn lẫn lộn)

Tránh hút thuốc và và uống rượu ở nhiệt độ thấp

Uống đủ nước, dịch nóng, nước trái cây nếu có.

Hãy cảnh giác với các dấu hiệu và triệu chứng của hạ thể nhiệt đến sớm bằng dùng hệ thống bạn thân thuộc giúp đỡ

Hãy sưởi ấm lại cho những ai rét run hay có biểu hiện sớm các dấu hiệu hạ thể nhiệt.

Nhận thức sớm các dấu hiệu hạ thể nhiệt để tránh xảy ra những cấp cứu nghiêm trọng. Các động tác đơn giản như bật lửa, đánh diêm, hoặc cài cúc và kéo khóa áo lên, thường khó thực hiện khi tay chân run. Nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu đó thì phải ngừng mọi hoạt động, và bằng mọi cách đưa nạn nhân vào môi trường ấm khô.

Dấu hiệu: Da sởn gai ốc, run lẩy bẩy, mệt mỏi quá mức, lò dò hay quên, và tâm thần lú lẫn, là những dấu hiệu sớm của hạ thể nhiệ. Các triệu chứng này thường kết hợp với hạ nhiệt cơ thể từ bên trong và là biểu thị của mất thể nhiệt đang tăng dần. Khi thân nhiệt giảm, xuất hiện các triệu chứng về tuần hoàn, tâm thần, cơ bắp, tương ứng với các mức độ nhiệt nêu trong bản dưới đây. Xác định thân nhiệt, cần dùng đặc biệt với nhiệt kế có thể ghi được dưới 350C, như nhiệt kế đa dụng kiểu Kodak

37-350C (98-950F): Có cảm giác lạnh, sởn gai ốc, mất các động tác tinh vi đầu ngón.

35-330C (95-930F): Mất điều hòa cơ bắp, các động tác khéo léo làm chậm chạp; bước đi lờ đờ; run mạnh; và lú lẫn nhẹ.

33,8 –32,20C (90-860F): Hết run, mất điều hòa cơ bắp nghiêm trọng, không đi được, lú lẫn, hành vi mất hợp lý, suy nghĩ mất sáng suốt, ngủ mơ màng.

30-27,70C (82-780F): Hôn mê, tim đập và nhịp thở rối loạn

Dưới 25,50C (780F): Suy tim và hô hấp, có thể chết. Chết có thể xảy ra trước khi cơ htể hạ nhiệt tới nhiệt độ này, nếu bắt đấu có rung thất.

Các nguyên lý cơ bản trong cấp cứu hạ thể nhiệt là đề phòng mất nhiệt tiếp theo, sưởi ấm nạn nhân càn nhanh càng tốt, và hiểu biết biến chứng có thể xẩy ra nhất là suy hô hấp và tuần hoàn.

Điều trị: Sưởi ấm là lập lại cân bằng nhiệt cho nạn nhân. Chuyển nạn nhân ra khỏi nơi ướt lạnh, thay quần áo khô ấm. Cấp nhiệt từ ngoài bà8ng: lò sưởi, túi ngủ có sẵn nhiệt lượng, hoặc hơi ấm của người khác. Có thể cho người thứ hai vào túi ngủ cùng với nạn nhân (cấp nhiệt trực tiếp thân –thân) là phương pháp hiệu quả nhất nơi hoang dã. Nếu nạn nhân tỉnh, cho uống nước nóng, cháo, nước chè, nước quả khô, v.v.. thêm vào ít viên đường loại glucoza để tăng thêm nhiệt lượng. Khi thân nhiệt hạ xuống dưới 27,70C (820F), nếu cần phải hô hấp nhân tạo hoặc làm CPR. Sau đó nhanh chóng chuyển đi viện, xin cứu trợ y tế ngay. Cho thở oxy nếu có. Ngâm bệnh nhân vào thùng nước ấm có nhiệt độ 40 - 450C (105 - 1100F), cũng rất hữu hiệu. Nếu quần áo đã đóng băng, ngâm luôn cả quần áo vào vì lúc này không cởi được. Cho thêm nước nóng vào thùng. Sau khi tan băng, lấy quần áo ra, lau khô người, đặt lên giường ấm cho đến khi nhiệt độ trở lại bình thường.

Chú ý: Nạn nhân bắt đầu run mạnh hơn khi thoát khỏi hạ thể nhiệt. Khi thân nhiệt hạ xuống dưới 210C (700F) và không nhận thấy các triệu chứng sống còn (nhịp thở và nhịp tim), là nạn nhân đã nặng, phải cấp cứu hồi sinh ngay. Trường hợp này phải hồi sinh tim phổi trên 4 giờ liền rồi dùng trực thăng chuyển nạn nhân đi Viện. Tại đây, người ta sẽ dùng máy trao đổi nhiệt lượng và máy tim – phổi, làm cho máu ấm lại, và nhiệt độ trở lại bình thường. Điều này nói lên phải tận dụng mọi cố gắng để cứu nạn nhân hạ thể nhiệt nghiêm trọng do môi trường lạnh gây ra.

 


.Lời nói đầu
Chuong 01 - Đai cương về cấp cứu thông thường
Chuong 02 - Phương pháp xử trí cấp cứu
Chương 03 - Choáng
Chương 04 - Cấp cứu hô hấp và tuần hoàn
Chương 05 - Vết thương và các thương tổn liên quan
Chương 06 - Băng trong và băng ngoài vết thương
Chương 07 - Căng gân, bong gân, trật khớp, gãy xương
Chương 08 - Các độc chất và thuốc
Chương 09 - Các vết thương do cắn và đốt
Chương 10 - Bỏng
Chương 11 - Những bất thường về nóng, lạnh
Chương 12 - Một số cấp cứu đặc biệt
Chương 13 - Sơ cứu trong thể dục thế thao
Chương 14 - Các mang vác nạn nhân
Chương 15 - Cấp cứu trong các trường hợp bị thiên tai
Phụ lục - Tủ thuốc gia đình


LIST SÁCH

Khảo sát tình dục học - BS Hồ Đắc Duy
Sách 230 bệnh tật trẻ em
Sách 365 lời khuyên sức khoẻ
Sách Bác sĩ vui tính trả lời
Sách commic - 50 cau hoi HIV - AIDS
Sách Cấp Cứu
Sách Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm
Sách Giải phẫu thẩm mỹ
Sách Giấc ngủ trẻ em
Sách Giới tính tuổi hoa
Sách Sức khoẻ phụ nữ
Sách Trò chuyện về tình yêu, giới tính, sức khỏe
Sách Tăng huyết áp - Đào Duy An
Thắc mắc biết hỏi ai


LINK THAM KHẢO