NGUYỄN HOÀI NAM

CÁI THUỞ BAN ĐẦU LƯU LUYẾN ẤY

Trưa nay nghe anh Vinh bên tạp Chí Thế giới mới nói sắp đến ngày ra mắt số thứ 1.000. Thật là nhanh thế là đã hơn 22 năm kể từ ngày số đầu tiên ra đời và là năm thứ 15 tôi tham gia viết bài cho tạp chí.

Năm 1997, với sự hướng dẫn của anh Nguyễn Hưng phóng viên của tạp chí Thế tôi đã chập chững bước vào làng viết lách đầy khó khăn và vất vả với những bài báo đầu tiên đầy lỗi chính tả và bố cục chưa thật gọn gàng. Bởi vì tôi vốn là dân học chuyên tóan mà. Tuy gia đình tôi về phía họ ngọai cũng có khá nhiều người nổi tiếng trên văn đàn và trong làng báo như nhà thơ Hải Như với bài thơ Thành phố Hoa Phượng đỏ được phổ thành nhạc và là biểu tượng cho thành phố cảng biển đầy nắng, gió và không khuất phục trước kẻ thù xâm lược.

Những trang viết đầu tiên thật là khó khăn vất vả, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các phóng viên và biên tập viên của tạp chí, những bài báo đã hình thành và đăng tải với sự khen ngợi của bạn bè, của đồng nghiệp và của bệnh nhân v.v…Những lời khen ấy là nguồn cổ vũ cho chúng tôi viết tiếp những bài khác kể cả những phóng sự về ngành Y tế như: Ngày tết ở bệnh viện, vết thương tim và hiểm họa từ dao Thái Lan. Hầu như tuần nào cũng có những bài viết của chúng tôi.

Cùng với sự pgát triển của tạp chí, hàng tuần chúng tôi còn thấy sự xuất hiện khá đều đặn của những tay viết gạo cội trong ngành Y tế của thành phố Hồ Chí Minh như Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng, Bác sỹ Đỗ Hồng Ngọc, Tiến sỹ Lê thúy Tươi, Phó Giáo Sư Dược sỹ Nguyễn Hữu Đức v.v…với những bài viết rất hay và sâu sắc không chỉ trong lĩnh vực Y học mà trong cả lĩnh vực y tế nhằm phân tích, lý giải hay đề ra các giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong ngành Y tế hàng ngày. Thật là nơi quần tụ của các chuyên gia, những học giả và những người tâm huyết với nghề Y và nghề viết báo.

Ngày qua ngày, năm tháng cứ trôi qua, nhưng tình cảm của những người tr1i thức, những người thầy giáo chúng tôi với cuốn tạp chí của Bộ giáo dục đào tạo vẫn không thay đổi. Vẫõn nồng nàn say đắm như thời trai trẻ. Có một thời gian tôi sưu tầm tất cả các số báo của tạp chí và đóng lại thành từng tập với bìa cứng màu xanh hay đỏ tùy theo số báo và chất đầy nhà. Những cuốn tạp chí đó đến giờ chúng tôi vẫn giữ trong tủ sách gia đình vì những kiến thức đăng tải trong tạp chí vừa kinh điển vừa hiện đại và rất phong phú, nó giúp cho chúng ta thêm hiểu về cuộc sống, về cuộc đời, về những quy luật phát triển của khoa học , xã hội và tự nhiên.

Cách đây khỏang 3 tháng chúng tôi đi tham dự Hội nghị khoa học kỹ thuật tại thành phố Los Angeles của nước Mỹ xa xôi. Đến thăm một ngôi nhà Việt kiều với chủ nhân là cựu giáo viên đã từng làm việc tại các trường học có tiếng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bằng một giọng ấm và truyền cảm, ông nhắc lại với chúng tôi những kỷe niệm êm đềm của thời còn đứng trên bục giảng, nhưng lưu luyến ưu tư của nghề nhà giào và cuối cùng ông giới thiệu chó chúng tôi bộ sưu tầm các ấn bản của tạp chí Thế giới Mới, cho đến ngày hôm nay ông vẫn nhờ gia đình mua ở Việt Nam và gửi cho ông. Vượt qua hàng chục ngàn cây số những cuốn tạp chí đã mang lại niềm vui rất đơn sơ mà gần gũi cho nhưng người hâm mộ.

Về sau này khi mà ngòi bút đã năng động hơn, cách viết đã tốt hơn nhất là không còn lỗi chính tả nữa một số báo khác cũng đã mời chúng tôi cộng tác viết bài. Những bài báo cứ lơn dần theo năm tháng, nhưng chúng tôi vẫn không thể quên được những bài báo báo, những dòng viết đầu tiên trên tạp chí Thế giới Mới. Không bao giờ quên được cái thuở ban đầu lưu luyến ấy, thật đẹp, thật nên thơ và đầy kỷ niệm của một đời người.

PGS TS BS Nguyễn Hòai Nam

Giảng viên Đại học Y dược TP hồ Chí Minh

Tổng thư ký Hội Phẫu thuật Lồng ngực và Tim mạch TP Hồ Chí Minh

Bài viết của NGUYỄN HOÀI NAM

Bác sỹ gia đình là ai?
Bảo hiểm y tế và hội chứng người thứ ba trả tiền
Bệnh viện có cần giám đốc điều hành giỏi hay không?
Bệnh viện tư đang chết dần
CEO phải là người thổi lửa cho doanh nghiệp
Chúng tôi là bạn của nhau
Chết vì hiểu biết nhiều quá
Coi chừng lãng phí ghê gớm
Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy
Có nên cứ giữ kiểu suy nghĩ như vậy?
Có nên thay đổi cách khám từ thiện?
Có phải thương trường là chiến trường?
Cổ phần hoá bệnh viện như thế nào để có lợi?
KHI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHÓAN ẢM ĐẠM
Kinh doanh bệnh viện tư
Luật phải bảo vệ được người thầy thuốc
Muốn phát triển ngành y tế phải tạo điều kiện làm việc cho người thầy thuốc
Mượn máy y khoa chỉ nên coi là giải pháp tình thế
Mối liên quan giữa Y đức và tuyển sinh vào các trường Y dược
Một phần cũng do bệnh sính ngọai
Người Thầy trong mắt ai
Những cuộc phẫu thuật không cần thiết
Những tiến bộ và hướng phát triển của ngành phẫu thuật lồng ngực và tim mạch
Những vấn đề cần phải giải quyết để tạo sự phát triển của nền y tế việt nam
Nên đổi mới quan niệm trong đào tạo y khoa sau đại học
Phải thay đổi quan điểm về y đức
Phẫu thuật thẩm mỹ nhu cầu hay tội lỗi
Phẫu thuật tim mạch việt nam thời cơ và thách thức mới
Phụ nữ ngày nay họ đẹp hơn, năng động hơn nhưng cũng mất mát nhiều hơn
Sống như thế nào trước khi bạn chết
Thiết lập tuyến điều trị và giáo dục văn hóa để chống quá tải bệnh viện
Trí thức không phải là anh cạo giấy
Trí thức việt nam rất cần sự thống nhất
Tăng viện phí cĩ chống được quá tải bệnh viện?
Tại anh, tại ả tại cả đôi đường
Vai trò của quy trình
Viện phí là gánh nặng cho người dân
Xin đừng lạm dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều trị
Xã hội hoá sự phát triển của ngành y tế là cần thiết nhưng không thể xã hội hoá bằng bất cứ giá nào
Xã hội hoá y tế từ trong tư tuởng của mọi người
Đa dạng hoá bảo hiểm y tế
Đâu phải chỉ có tiền lương
Đầu tư dàn trải là lãng phí tiền của nhân dân

Các tác giả tham gia YKHOA.NET

Trang nhiều tác giả
Trang riêng của Lê Ngọc Dũng
Trang riêng của Lương Lễ Hoàng
Trang riêng của Nguyễn Bảo Trung
Trang riêng của Nguyễn Hoài Nam
Trang riêng của Nguyễn Hữu Đức
Trang riêng của Nguyễn Văn Tuấn
Trang riêng của Nguyễn Ý Đức
Trang riêng của Nguyễn Đình Nguyên
Trang riêng của Phan Xuân Trung
Trang riêng của Đỗ Hồng Ngọc
Trang riêng của Đỗ Minh Tuấn