Y HỌC PHƯƠNG TÂY VÀ LIỆU PHÁP TỰ NHIÊN TRONG VIỆC ĐIỀU TRỊ BỆNH TIM MẠCH

Lương y Võ Hà

Trong những thập niên gần đây khoa học kỹ thuật phát triển đã làm thay đổi nhiều tập quán sinh hoạt và ăn uống của con người.  Cuộc sống tĩnh tại, nhiều áp lực tâm lý và chế độ ăn uống nhiều thực phẩm  chế biến đã dẫn đến sự gia tăng nhiều bệnh lý về mạch vành như áp huyết cao, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.  Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do sự tích tụ những mảng xơ vữa bên trong thành mạch máu, làm giảm hoặc làm nghẻn lượng máu và dưỡng khí cần thiết để nuôi dưỡng cơ tim.   Mặc dù y học đã có nhiều tiến bộ trong điều trị nội khoa cũng như ngoại khoa nhất là những kỹ thuật nong động mạch hoặc giải phẫu bắt cầu  mạch vành.  Tuy nhiên cho đến nay, những kỹ thuật nầy vẫn tốn kém một chi phí lớn, bệnh nhân vẫn phải dùng thuốc suốt đời và cuối cùng nguy cơ tái hẹp vẫn là điều phải lo ngại.

Ông Hank Gingsberg, chủ một ngân hàng thương mại đã cho biết gia đình ông đã có 5 người gồm người cha và 4 người chú đã chết vì bệnh tim ở khoảng tuổi trên dưới 50.  Bản thân ông cũng đã có triệu chứng đau thắt ngực từ 20 năm trước.  Lúc 58 tuổi ông đã phải trãi qua mổ ghép mạch vành 6 lần và sau đó 5 chỗ đã bị nghẹt lại như trước.  Các Bác sĩ điều trị lúc đó đã khuyên ông nên về nhà chuẩn bị hậu sự.  Vậy mà nay ông đã 64 tuổi và vẫn sống khoẻ mạnh.  Ông Wemer Hebenstreit, 75 tuổi, hầu như không còn bước đi nổi khi ông đến chữa trị với Bác sĩ Onish.  Giờ thì ông đã khoẻ mạnh và có thể đi leo núi.  Đó chỉ là 2 trường hợp điển hình về những bệnh nhân tim mạch đã ổn định nhờ điều trị bằng phương pháp tự nhiên của Bác sĩ Ornish.  Ông Dean Ornish M.D. Giáo sư trường Đại học Y California,  Giám đốc Viện Nghiên Cứu về Y Khoa Phòng Bệnh ở California Hoa Kỳ, là một trong những nhà tim mạch học nổi tiếng của thế giới,  tác giả của quyển sách “Program for reversing heart disease”.  Ông là người đầu tiên đã chứng minh được sự phối hợp giữa một chế độ ăn uống thật ít chất béo, vận động thân thể và thực hành thư giãn có thể tiêu diệt được những mãng xơ vữa bám trong thành động mạch.  Ông đã từng được Viện Sức Khoẻ Quốc Gia (National Institute of Health) cấp cho một ngân khoản l,6 triệu đô la để tiến hành chương trình nghiên cứu và điều trị bệnh tim bằng liệu pháp tự nhiên.  Đến với cách điều trị nầy, các bệnh nhân được hướng dẫn ăn rau quả và ngủ cốc , tập thư giãn, thiền và luyện tập thể dục.  Phương pháp cũng đặc biệt quan tâm  đến tương tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân.  Người bệnh được các Bác sĩ và y tá dành nhiều thì giờ lắng nghe, chia sẽ để nâng cao hiểu biết về căn bệnh và tăng cường lòng tin của bệnh nhân vào phương cách điều trị.  Kết quả khả quan cũa chương trình đã thu hút sự quan tâm của những công ty bảo hiểm.   Công ty Mutual of Omaha đã công nhận bồi hoàn toàn bộ chi phí điều trị theo phương pháp nầy, khoảng 4000 đô la mỗi người, cho những bệnh nhân là khách hàng của công ty.  Tính ra chi phí nầy sẽ thấp hơn nhiều so với phí khoản từ 20.000 đến 40.000 đô la cho một lần phẫu thuật tim và vẫn phải lập lại trong vòng không quá 5 năm!  Ngược lại, khi cách điều trị bằng liệu pháp tự nhiên đã trở thành một tập quán sinh hoạt thường ngày của người bệnh thì hiệu quả điều trị sẽ mang tính ổn định và lâu dài.

Chế độ ăn rau quả đối với bệnh mạch vành.

Ngày nay, đối với các loại bệnh động mạch vành, có 2 sự thật quan trọng mà các nhà khoa học đều quan tâm.  Thứ nhất, chất béo của các loại động vật không được phân giải tốt trong cơ thể là  nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xơ vữa động mạch.  Thứ hai, chế độ ăn có nhiều chất xơ, nhất là chất xơ trong các loại ngủ cốc thô có tác dụng rất lớn trong việc làm hạ áp huyết, làm cân bằng mức cholesterol  trong máu.  Bác sĩ Ornish khẳng định chế độ ăn rau quả và ngủ cốc có thể ngăn chặn và làm đảo ngược (arrest and reverse) tình trạng mạch vành trong vòng 1 năm.  Bác sĩ Caldwell B. Esselstyn, Jr. một chuyên gia điều trị tim mạch tại Bệnh viện Cleveland, người đã từng tiến hành nghiên cứu trong suốt 20 năm về tác động của ăn chay cũng cho biết sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể chữa khỏi bệnh tim.  Trong một cuộc nghiên cứu bắt đầu vào năm 1985, ông và các cộng sự đã theo dõi và cập nhật liên tục tình trạng bệnh lý của 23 bệnh nhân bệnh mạch vành, 21 người trong vòng 11 năm và 2 người còn lại trong vòng 9 năm.  Mục đích của cuộc thí nghiệm là để đánh giá xem chế độ ăn rau quả tác động thế nào đến các bệnh lý về mạch vành.  Có 5 bệnh nhân đã từ bỏ cuộc thí nghiệm sau thời gian từ 12 đến 15 tháng.  Tình trạng bệnh của 5 người nầy phát triển xấu hơn sau khi từ bỏ cuộc thí nghiệm.  Số 18 người còn lại đã có 49 lần trãi qua các sự cố về mạch vành trong vòng 8 năm trước khi đến với cuộc thí nghiệm.  17 trong số 18 người nầy không hề có một biểu hiện bệnh lý nào về mạch vành trong suốt 11 năm tham gia thí nghiệm.  Người còn lại trong số 18 người là người đã rời bỏ chương trình trong thời gian 2 năm, đã bị một lần đau ngực trong thời gian nầy.  Người nầy, sau khi trở lại ăn chay thì không còn đau ngực nữa.

Năm 1989 Ông Ornish cũng đã tiến hành một cuộc thí nghiệm đối với 48 người bệnh tim tình nguyện.  Phân nửa số người nầy thực hành chế độ ăn rau quả, ngủ cốc với khẩu phần chất béo thấp (10%), tập thể dục và được hướng dẫn luyện tập thư giãn, thiền để chống Stress.  Số còn lại áp dụng chế độ luyện tập và ăn uống theo đúng tiêu chuẩn của Hiệp Hội Y Khoa Hoa Kỳ (lượng chất béo 30%).  Sau 1 năm, tình trạng bệnh lý ở nhóm thứ 2 phát triển xấu hơn.  Nhiều người có những  cơn đau ngực nhiều hơn trước.  Xét nghiệm cho thấy những mãng xơ vữa đóng dầy hơn.  Tương phản với những người nầy, các xét nghiệm đối với những bệnh nhân ở nhóm 1 đã cho thấy 82% trong số họ đã có những động mạch thông và sạch hơn trước lúc thí nghiệm.  Độ cholesterol và huyết áp đều hạ xuống.  Hầu hết những người nầy đều cho biết các cơn đau ngực của họ đã biến mất.  Điều cần lưu ý là chế độ ăn chay theo phương pháp điều trị của ông Ornish không liên quan  gì đến những điều giới răn của tôn giáo mà chỉ lưu ý đến tác động của thức ăn đối với bệnh tim mạch.  Bên cạnh việc không hút thuốc lá, ăn ít muối, ông vẫn cho phép người bệnh điều dưỡng theo chế độ nầy có thể dùng một ít rượu, dùng lòng trắng trứng hoặc những chế phẩm từ sữa đã  trích ly hết chất béo.  Ông cũng khuyến cáo nên ăn thực phẩm toàn phần có nhiều chất xơ như gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu, các loại hạt không tinh chế... Tạp chí Nutrition and Metabolism số tháng 10/2004 cho biết việc thay thế 5,4% chất tinh bột trong chế độ ăn hàng ngày bằng chất xơ tương ứng có thể gia tăng đáng kể sự oxy hoá trong cơ thể.  Tháng 6/2005 Tiến sĩ Janine Higgins, Đại học Y khoa Colorado cũng đã công bố một nghiên cứu cho biết mỗi ngày chỉ cần ăn một bửa ăn có chế độ chất xơ thì có thể gia tăng việc đốt mở thêm được từ 20 đến 25%.   Một bản tin mới đây của hảng tin ANI thông báo kết quả nghiên cứu của những  nhà khoa học Mỹ cũng xác định chỉ cần ăn điểm tâm hàng ngày bằng ngủ cốc (7 lần mỗi tuần) cũng có thể làm giảm 28% nguy cơ bệnh tim so với những người không ăn ngủ cốc.  Ngoài ra những  nghiên cứu về ăn chay còn cho biết chế độ ăn ngủ cốc thô có  bổ sung đa dạng các loại đậu, các loại hạt và rau, củ, quả, rong biển vẫn bảo đảm đủ các loại chất đạm, acid amin thiết yếu cũng như những vi chất cần thiết khác cho cơ thể.  Nhìn chung, qua đối chiếu với các kết quả nghiên cứu vừa nêu, chế độ dinh dưỡng của ông Ornish rất lý tưỡng đối với bệnh tim mạch nhưng lại khá khắc nghiệt đối với những người chỉ quen ăn protein động vật, không quen ăn chay.  Đối với người Việt Nam chúng ta hiện nay điều nầy cũng không phải là hiếm.  Trong những trường hợp nầy người viết thường đề xuất một giải pháp dung hoà. Mỗi ngày nên cố gắng ăn một bửa ăn với ngủ cốc thô.  Nên hạn chế các loại thịt đỏ, chỉ dùng một ít thịt trắng như cá, gà, vịt,chim bồ câu.  Bù lại nên bảo đảm có khoảng 10g mộc nhỉ đen trong thức ăn hàng ngày, hoặc nấu canh, nấu cháo, nấu chè, hầm với thịt . . Mộc nhỉ đen có tác dụng giải độc cơ thể, tăng cường hệ miển dịch và đặc biệt là làm sạch thành mạch, hạ độ cholesterol trong máu.

Bệnh tim và những xúc cảm tâm lý.

Bác sĩ Ornish cho rằng bệnh tim có nguồn gốc sâu xa từ những cảm xúc tâm lý cũng như từ những nhận thức lệch lạc của bản thân người bệnh trong cuộc sống hàng ngày.  Ông nói “Hầu như  tất cả những bệnh nhân này đều có cảm giác cách biệt, cách biệt với chính những cảm xúc của mình , cách biệt với những người khác và cách biệt với đời sống tâm linh.  Thay vì thấy mình là một phần liên hệ của cuộc sống, họ cảm thấy xa rời và tách biệt với mọi thứ.  Với cãm tưỡng như thế, thái độ của họ sẽ phát sinh ra một chuỗi phản ứng của sự huỷ diệt.”  Với quan điểm nầy, ông xem việc ngồi thiền là một yêu cầu quan  trọng trong việc  điều trị bệnh tim.  Thiền là những phương pháp tập trung tư tưỡng, buộc tâm vào một đối tượng nhất định nhằm tạo ra hiệu ứng ức chế nghĩ ngơi trên toàn bộ võ nảo.   Những nghiên cứu của y học hiện nay đều cho thấy nhiều phương pháp thiền khác nhau đều có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm bớt tình trạng lo âu, trầm uất, giúp người bệnh cải thiện hành vi và dễ hoà hợp với cuộc sống, với những người chung quanh hơn.  Riêng đối với bệnh tim, ông Carry Barbor, một chuyên gia điều trị tâm lý cũng co biết “Trong khi ở những người bình thường, đáp ứng chống trả hoặc bỏ chạy kéo theo sự kích hoạt và tăng tiết chât Adrenalin làm gia tăng nhịp tim và những nguy cơ máu đông thì ngược lại những đáp ứng thư giãn sẽ làm giảm chuyển hoá, giảm nhịp tim, hạ thấp sóng nảo và cải thiện những triệu chứng của bệnh tim mạch.”  Về mặt tâm linh, ngồi thiền là quá trình tiến đến sự hợp nhất, hợp nhất giữa thân và tâm, hợp nhất giữa con người và hoàn cảnh chung quanh.  Do đó, ngoài việc tạo ra nhưng đáp ứng thư giãn , thiền còn là một hình thức đối trị với tình trạng phân ly trong tâm lý người bệnh.  Ông nói “Khi tâm trí bạn tĩnh lặng bạn sẽ không còn cảm thấy tách lìa và cô đơn nữa vì bạn đã được kết nối với đại ngã tâm linh”.

Bệnh tim và việc luyện tập thể dục.

Hoạt động thể lực dưới hình thức lao động chân tay hoặc luyện tâp thể dục thể thao phù hợp với độ tuổi và điều kiện sức khoẻ  luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc giữ gìn hoặc cải thiện sức khoẻ.  Đối với bệnh tim mạch cũng vậy.  Ngoại trừ những trường hợp cần  sự nghĩ ngơi tuyệt đối ở những người đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim nặng hoặc áp huyết cao trên 180/100 mmHg, ở tất cả những trường hợp khác hoặc khi tình trạng đã được ổn định, người bệnh luôn được khuyến khích phải tập luyện thể dục.  Cách luyện tập dễ dàng và thông dụng nhất là đi bộ.  Đi bộ  từ chậm đến nhanh dần, từ 10, 15 phút lúc ban đầu tiến đến khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ để tạo ra hiệu ứng chữa bệnh.  Đi bộ thường xuyên giúp kích hoạt khí huyết lưu thông, tăng cường sức dẽo dai của thành mạch,  điều hoà lượng mỡ trong máu nên có thể cải thiện các triệu chứng bệnh lý của động mạch vành.

Nói chung, những nguyên tắc điều trị của Bác sĩ Ornish từ chể độ ăn rau, quả và ngủ cốc thô, luyện tập thể dục, thư giãn cho đến việc xây dựng nên một lối sống hoà hợp và niềm tin vào cuộc sống, vào phương thức điều trị  đều không lạ lẫm gì đối với nền y học truyền thống của chúng ta.  Có chăng là ông đã mạnh dạn tổng hợp và triển khai thành một phương pháp cụ thể cho những người bệnh tim. Tóm lại, ngoài những trường hợp cấp cứu cần những biện pháp cấp thời để giải quyết triệu chứng thì việc chữa trị tận gốc những bệnh tim mạch cần dựa vào một lối sống lành mạnh bao gồm chế độ ăn uống, luyện tập thân, tâm và phát triển về tâm linh.  

Cuối cùng, trước những luận cứ đã như “hai năm rõ mười” như thể thì tại sao hiện vẫn còn không biết bao nhiêu người vẫn phải khốn khó vì bệnh tim mạch?  Chi riêng ở Mỹ đã có trên bốn mươi triệu người bệnh tim đã được chẩn đoán.  Con số lớn hơn những người bệnh mà chưa đến bệnh viện.  Chi phí mà dân Mỹ đã phải bỏ ra để chữa trị cho căn bệnh nầy đã lên đến 78 tỉ đô la hàng năm. Có thể hiểu được phần nào thực trạng nầy qua những dòng tâm sự của Tiến sĩ Dean Ornish “Nếu tôi làm một phẫu thuật bắt cầu, công ty bảo hiểm của người bệnh sẽ trả ít nhất 30 ngàn đô la.  Nếu tôi làm phẫu thuật nong động mạch vành, công ty bảo hiểm sẽ trả ít nhất 7 ngàn năm trăm đô la.  Nếu tôi dùng thời gian ấy để dạy cho một bệnh nhân cách ăn uống và những kỷ thuật để đối phó với những căng thẳng, công ty bảo hiểm chỉ trả không hơn 150 đô la.  Nếu tôi cũng dùng thời gian ấy để dạy cho người bệnh làm sao để giử gìn sức khoẻ , tránh được bệnh tật thì tôi không được xu nào.  Bởi vậy, không ngạc nhiên khi các bác sĩ dành nhiều thời gian cho công việc được trả thù lao hậu hỉ.  Hơn nữa, ngay ở trường Y chúng tôi cũng không được đào tạo gì nhiều về dinh dưỡng hay cách đối phó với những căng thẳng trong chính cuộc đời mình hoặc dạy cho bệnh nhân những kỷ thuật xử lý những căng thẳng thần kinh nơi họ.  Do đó, những bác sĩ y khoa chúng tôi thường hành nghề theo cách mình đã được huấn luyện và theo cách chúng tôi được trả tiền để làm”.

BÀI VIẾT CỦA LƯƠNG Y VÕ HÀ
Người bệnh có thể tự mình làm giảm nhanh cơn cao huyết áp
Bàn vệ các chứng "hư hỏa" của y học cổ truyền nhân hiện tượng "đầu bốc khói".
Bệnh đái tháo đường loại II đang phát triển nhanh ở châu Á
Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Chuyện dài xuyên thế kỷ về hạt mơ và Vitamin B17 phòng chống ung thư
Chăm sóc sốt xuất huyết tại gia đình, địa long, lá đu đủ chữa SXH
Chế độ dinh dưỡng chống stress
Chế độ ăn chay và sức khoẻ tim mạch
Chế độ ăn uống phòng chống cao huyết áp
Chữa bệnh bằng phương pháp xông hơi
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh bằng tượng số bát quái
Chữa bệnh dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa bệnh viêm xoang bằng y học cổ truyến
Chữa bệnh, dưỡng sinh bằng chế độ ăn uống phù hợp với tự nhiên
Chữa rối loạn dương cương bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa tiểu không tự chủ ở phụ nữ bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa u xơ tiền liệt tuyến bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa ung thư bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa viêm gan siêu vi bằng Đông y
Chữa viêm loét dạ dày bằng liệu pháp tự nhiên
Chữa đau nửa đầu bằng y học cổ truyền
Có cảnh báo gì bên cạnh thông tin “ăn nhiều chocolate đen có lợi cho tim mạch”?
Có nên ngăn con em đến trường để chống dịch cúm?
Cười không chỉ là một liều thuốc bổ !
Cấp cứu và điều trị đau thắt ngực bằng liệu pháp tự nhiên
Củ gừng - gia vị, thuốc quý
Diệp hạ châu, cây “tán sỏi” chữa viêm gan siêu vi
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Dưỡng Sinh & Tự Chữa Bệnh Bằng Ngủ Tâm Trạm Trang Công
Gia vị, vị thuốc từ cây chanh
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của bắp
Giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh của chuối
Giá trị dưỡng sinh của huyệt âm giao
Giá trị kháng viêm và giảm béo trong chế độ dinh dưỡng với ngũ cốc thô
Hay quên không phải là tất yếu của tuổi già
Hoa cúc sơ phong tiết nhiệt, phòng chống cảm cúm
Hành thiền  dưới ánh sáng khoa học
Kiểm soát stress trong điều trị đái tháo đường
Làm gì để chống stress trong những ngày Tết?
Lục tự khí công
Mùa nắng nóng coi chừng sỏi thận
Mộc nhĩ đen
Một số sai lầm phổ biến trong chế độ dinh dưỡng hiện nay
Một số điều cần lưu ý khi thực hành đi bộ
Ngồi thiền để nâng cao hiệu quả công tác và tăng cường sức khỏe
Nhớ một lần gặp lương y Nguyễn Trung Hòa
Những bài thuốc quý từ “Cây ổi sau nhà”
Những bí thuật "Hườn tinh bổ não" trong truyền thống dưỡng sinh phương Đông
Những lợi ích vô giá từ việc thực hành đi bộ
Năng vận động để chống stress
Nước súp gà, một phương thuốc chống cảm cúm, tăng sức đề kháng
Phòng chống đái tháo đường bằng liệu pháp tự nhiên
Phật thủ liệu pháp
Rau má giải độc, dưỡng âm
Rau sam, cây rau, vị thuốc
Sử dụng rễ Nhàu trong y học cổ truyền
Sự lan toả của hạnh phúc
Tai sao ăn kiêng mà không thấy giảm cân?
Thay đổi lối sống trong chiến lược phòng chống bệnh tật
Thiền giúp cải thiện hành vi và nâng cao thông minh cảm xúc
Thiền là một phương pháp tự chữa bệnh
Thoát vị đĩa đệm và hội chứng đau lưng do tâm lý
Thở bụng nghịch và những bí thuật hồi xuân
Thực hư về việc nuốt sống hạt đậu đen chữa bệnh
Táo bón tuổi già
Tùy tức quán và phản xạ thở bụng
Túc Tam lý, huyệt trường sinh và  nâng cao sức đề kháng
Tăng cường sức miễn dịch để phòng chống cảm cúm
Tư duy tích cực cho sức khỏe, hạnh phúc và sự hòa hợp
Tại sao đầu nằm nên quay về hướng Bắc?
Tỏi, một số hiệu quả kỳ diệu và những điều cần lưu ý
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa bệnh bằng tĩnh tọa Châu thiên pháp
Tự chữa say tàu xe, không dùng thuốc và không phản ứng phụ!
Tự chữa Stress bằng phương pháp không dùng thưốc
Uống cà phê, lợi và hại, bao nhiêu thì vừa?
Vài trò cũa việc kết ấn trong khí & công tĩnh tọa tự chữa bệnh
Xử lý cấp cứu và điều trị di chứng tai biến mạch máu não
Y học Phương Tây và liệu pháp tự nhiên trong việc điều trị bệnh tim mạch
Yoga cho người bệnh tiểu đường
Yoga và sức khỏe
 Chia sẻ và kết nối vì những quả tim khoẻ mạnh
Ý nghĩa khí và khí hoá của y học phương Đông trong dưỡng sinh phòng bệnh
Ý nghĩa tích cực của những bữa cơm gia đình
Ăn giảm muối, vấn nạn bị xao lãng
Ăn ít, ăn lành mạnh để sống lâu và sống khoẻ
Đinh lăng, cây cảnh và vị thuốc
Điều trị hen suyễn bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị suy nhược thần kinh bằng y học cổ truyền
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng liệu pháp tự nhiên
Điều đáng quan tâm về những bữa ăn sáng
“Vài phút bằng một giờ”, chiến lược mới về rèn luyện thân thể

 

THƯ MỤC Y HỌC CỔ TRUYỀN
Bài thuốc Đông Y
Bình luận Đông Y
Dược thiện
Thảo Dược
Trang Võ Hà
Trà dược
Tài dược
Tự chữa bệnh
Xoa bóp trị liệu
Điều trị Đông Y