CON ĐƯỜNG CẬN VIỄN

NGUYỄN HƯNG

Hồi nhỏ tôi từng mơ mình được... đeo cái kính cận như thầy giáo cho nó oách. Thế rồi tôi cố nhìn sát vào sách khi đọc để mong có ngày đeo kính ra là người trí thức! Còn bây giờ thì tôi hoảng hồn lên khi mắt của mình có vẻ hơi mờ đi vì cận, và ớn hơn là gặp các cô cậu học trò, mắt ngơ ngác đằng sau cái kiếng cận dày, mỏng khác nhau. Số trò đeo kính này đang ngày càng đông đảo hẳn lên.

ĐI TÌM NHỮNG "KHUÔN MÂT KÍNH"

Một buổi trưa, tôi ngồi ngoài cổng trường chuyên Lê Hồng Phong để thử nhìn những cô cậu học trò đi học về, trong số họ ai là người mang kính. Đây là một trường học, nổi tiếng với sự xuất sắc của thầy và trò. Và cũng như có sự tương hợp trường này "xuất sắc" không kém về số lượng dùng cặp kính. Đếm 1, 2, 3... rồi 10, 15... khuôn mặt kính. Tôi không đủ kiên nhẫn đành phải quay về. Một nghiên cứu khoa học về tật khúc xạ mới nhất, cho biết trong số 564 học sinh trường Lê Hồng Phong được kiểm tra mắt (chọn ngẫu nhiên), thì 44,1% học sinh bị giảm thị lực, 42,7% em bị tật khúc xạ trong đó có 30% em bị cận thị... Con số đáng để nói. Không riêng gì trường Lê Hồng Phong, ở trường Diên Hồng có 7,4% trong số 690 em được khám mắt bị cận thị, trường Cầu Kiệu là 22,3% (trong số 56 em được khám), Colette là 22,3% (trong số 471 em)... Những số liệu trên cho biết, so với một công trình nghiên cứu vào năm 1994 thì số học sinh bị tật khúc xạ, chủ yếu là cận thị, đã tăng vọt lên gấp 3 lần.

Một bác sĩ chuyên về y tế học đường cam đoan với tôi: "Hiện nay, không dưới 10% học sinh phải đeo kính cận". Tôi biết, có lẽ vị bác sĩ này ước đoán trên cơ sở số học sinh bị cận thị quá nhiều ở TP Hồ Chí Minh, còn bản thân con số thống kê thực ở cả nước thì hiện nay chưa rõ? Nhưng ước đoán đó quả không xa sự thật bao nhiêu khi lượng học sinh bị cận thị và một số tật khúc xạ khác như loạn, viễn đang có chiều hướng tăng nhanh. Con đường học trò ngoài những điều thường có ở tuổi học đường còn lấp lóa thêm cặp kính dày mỏng khác nhau, đến 20,7% trong số học sinh ở TP Hồ Chí Minh được khám bị cận. Ngay năm 1991, Bộ Y tế cũng đã có công bố: tỷ lệ cận ở phổ thông trung học đã lên đến 8,12%. Số lượng học sinh bị cận nhiều đến nỗi chủ một tiệm kính thuốc nói với tôi: "Kính cận được bán ngày càng nhiều so với các năm trước, đa số là học sinh, sinh viên đến mua". Thử làm một phép tính, riêng tại TP Hồ Chí Minh, năm 1998-1999 có hơn 1 triệu học sinh, trong số này có 200.000 em đeo kính, mỗi em trong đời học sinh phải mua 5 cái kính vị chi là 1 triệu cái. Giá kính hiện nay rẻ nhất là 40.000đ, nhân lên số tiền bằng: 40 tỷ. Còn cả nước? Một số tiền không nhỏ. Đó là chưa kể sự thiệt hại lớn hơn là về sức khỏe, sức lao động v.v... Đáng báo động hơn, một kết quả nghiên cứu khảo sát cho hay: 10% trong số các em bị cận đã không có kính đeo. Những em này có thể do nhà quá nghèo, hoặc chưa ý thức được việc cần phải đeo kính. Tệ hơn: 94,5% trẻ sau khi điều chỉnh kính thì thị lực phục hồi, còn 5,5% vẫn ở mức thị lực thấp hoặc khiếm thị, trong đó có một số em đã bị tổn thương đáy mắt do tật cận thị này.

NGUYÊN NHÂN CẬN THỊ - BÀN GHẾ?

Ông Hà Thúc Phú - Trưởng phòng Giáo dục quận 3 phát biểu rằng nếu học sinh bị cận thị thì phải chú ý là ở nhà các em hay chơi trò chơi điện tử, xem ti vi v.v... chứ không phải riêng tại ở lớp học. Phải nói rằng ông Trưởng phòng Giáo dục không phải là không có lý. Hiện nay, chúng ta không còn xa lạ gì nhiều cậu học trò luôn dán mắt vào màn hình xem tivi hay chơi trò chơi điện tử. Một phụ huynh khoe (nghĩa đen) với tôi: "Con tôi nó ngồi máy vi tính suốt đêm, đến 2-3 giờ sáng nó mới ngủ". Tôi nói: "Học nhiều là tốt, nhưng có lẽ quá nhiều đấy". Ông phụ huynh bảo: "Học gì, nó chơi trò chơi đấy, còn hơn là lêu lổng sợ dính vào ma túy thì khốn". Có lẽ nhiều vị phụ huynh có tâm trạng như vị vừa nói trên. Thà con mải mê chơi trò chơi điện tử, xem video, tivi còn hơn lêu lổng la cà... Do vậy các cậu ấm, cô chiêu cứ tha hồ mà chơi. Giáo sư Hoàng Thị Lũy và nhóm cộng sự cho biết: "Ở trường chuyên trung bình mỗi ngày học sinh ngồi bên bàn vi tính tivi là 1,26 giờ đồng hồ, còn không chuyên là 0,92 giờ". Ngoài ra, cũng theo Giáo sư Hoàng Thị Lũy thì ở gia đình, đa số học sinh dùng đèn huỳnh quang (ánh sáng bị rung động) và 70% không có chụp đèn để học, đó cũng là một trong những nguyên nhân tạo nên tật cận thị nói riêng và tật khúc xạ nói chung.

Quả nhiên, ông Trưởng phòng Giáo dục quận 3 đã có lý. Lý thì có nhưng theo chúng tôi thì chưa đủ. Học sinh bị cận thị có khá nhiều nguyên nhân. Ngoài nguyên nhân học thêm nhiều (đã "biết rồi, khổ lắm, nói mãi"), còn có nguyên nhân: ít được sinh hoạt ngoài trời. Vì đất (mặt bằng trường) cố định mà số học sinh ngày càng gia tăng; tình hình chiếu sáng trong lớp ở nơi này, nơi nọ chưa thật đảm bảo v.v... Nhưng qua tìm hiểu, nguyên nhân đáng lưu ý nhất là bàn ghế của học sinh chưa được "chuẩn" phù hợp với các em.

Ông Lý Thành, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Đình Chiểu, cho hay: "Bàn ghế của trường theo chuẩn nào của Bộ Y tế, hay Bộ Giáo dục, trường không biết. Trường chỉ là nơi nhận chứ không được biết rõ nhận loại bàn ghế như thế nào".

Đây cũng là tình hình chung của các trường công lập. Nếu như ở phổ thông trung học thì bàn ghế học sinh do Xí nghiệp học cụ đóng. Còn ở cấp tiểu học, phổ thông cơ sở, mầm non thì do Phòng Giáo dục quản lý. Và theo như chúng tôi được hay, bàn và ghế của phần lớn các trường học đều không đúng chuẩn.

Theo "chuẩn" của Bộ Y tế nước ta hiện nay (và một số nước tiên tiến trên thế giới đang áp dụng) đã ghi trong điều lệ vệ sinh học đường thì kích thước chiều bàn ghế và hiệu số chiều cao bàn và ghế phải phù hợp từng cấp học. Ví dụ ở mẫu giáo: bàn cao 46cm hoặc 50cm; ghế cao (tương ứng) là 27cm và 30cm. Ở tiểu học bàn cao: 50cm hoặc 55cm hay 61cm; ghế cao tương ứng lần lượt: 30cm, 33cm, 38cm. Trung học cơ sở: bàn cao 55cm, 61cm, 69cm; ghế cao 33cm, 38cm, 44cm. Ở phổ thông trung học: bàn 69cm, 74cm,; ghế 44cm hay 46cm. Hiệu số độ cao bàn và ghế cũng tương ứng từng cấp học. Ở mẫu giáo hiệu số đó là 18-20cm; cấp I: 20-23cm; cấp II: 22-25cm; cấp III: 25-28cm (không vượt quá 30cm). Nếu hiệu số chiều cao giữa bàn và ghế quá lớn (trên 30cm) dẫn đến các em phải nhìn vào sách vở rất gần gây nên cận thị, ngoài ra dễ bị lệch cột sống vì khi viết phải nâng vai phải lên, nghiêng mình sang trái. "Chuẩn" bàn ghế là như vậy, nhưng hiện nay ít trường chú ý đến vấn đề này, đặc biệt là ở phổ thông trung học đang dùng loại bàn ghế có hiệu số chiều cao giữa chúng quá cao (vượt trên 30cm). Qua điện thoại, ông Giám đốc Xí nghiệp học cụ TP Hồ Chí Minh cho biết năm học 1998 đóng bổ sung 2.000 bộ bàn ghế. Tìm hiểu thêm thì số bàn ghế đóng mới này là bộ: bàn liền ghế. Đây là một "sáng tạo" đang tồn tại ở nhiều cấp học, "sáng tạo" này không biết xuất phát từ ai nhưng nó có lý do là: để học sinh không làm hư hỏng bàn ghế. Một suy nghĩ từ góc độ bảo vệ của công và được nhiều người dễ chấp nhận. Và cứ như vậy do ghế liền bàn nên khoảng cách giữa mép cạnh bàn và ghế phải đủ xa để học sinh bước vào chỗ ngồi. Khoảng cách xa như vậy nên lúc viết phải cúi gập người trên bàn. Và việc đó dẫn đến cận thị và cong vẹo cột sống. Đây là điều ít bậc phụ huynh, thầy cô giáo nghĩ đến. Bàn ghế đóng liền nhau đỡ hư hỏng như thế nào không biết nhưng học trò dễ bị hỏng mắt, cong vẹo cột sống là điều dễ thấy.

Đi tìm nguyên nhân gây nên "tật cận thị học đường", chúng tôi nghĩ không phải do bàn ghế v.v... mà do những người đã làm nên nó vì bàn và ghế, phòng ốc, bóng đèn là vật vô tri vô giác. Đến đây thì tôi chỉ mong rằng, bằng cách nào đó (cần có biện pháp khắc phục sửa chữa lại bàn ghế theo đúng chuẩn) để góp phần ngăn chặn hiện tượng trẻ bị cận thị ngày càng gia tăng hiện nay, còn nếu không sau này một tỷ lệ lớn con người phải nô lệ vào cặp kính, tệ hơn là... mù.

Bệnh mắt

Bệnh BASEDOW
Bệnh chảy nước mắt do tắc nghẽn lệ đạo
Bệnh chắp ở mắt
Bệnh giun đũa ở mắt
Bệnh glaucoma có thể dẫn đến mù lòa
Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A
Bệnh thiên đầu thống (glôcôm) mà lại không đau nhức mắt!
Bệnh viêm kết mạc câp tính
Bệnh về mắt thường là do di truyền
Bỏng mắt
Chứng nháy mắt
Con đường cận viễn
CVS - hội chứng mắt ở người dùng máy vi tính
Cảnh báo về tác dụng phụ của corticoid trên mắt
Cẩn thận kẻo bị khô mắt
Cẩn thận với bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Dị ứng ở mắt
Dịch đau mắt đỏ cấp tính tại TP HCM
Giác mạc hình nón - một bệnh của mằt rât phức tạp - khó chữa trị
Glaucoamw do Corticoid, một vấn đề đáng quan tâm
Hội chứng khô mắt
Hội chứng thị giác do sử dụng máy tính thường xuyên.
Hội Chứng Về Mắt Do Sử Dụng Máy Vi Tính
Khi gặp chứng giật mí mằt hãy nghĩ đến magnesium
Khô mắt vì điều trị thay thế bằng oestrogen sau mãn kinh
Mắt cận thị
Mắt loạn thị
Mắt viễn thị
Mắt và bệnh tiểu đường
Mắt đỏ
Phát hiện lỗi gene gây cận thị
Phát hiện sâu hơn về bệnh mù màu
Phân biệt các loại viêm kết mạc
Phòng ngừa đục thủy tinh thể
Sụp mi và cách điều trị
Thoái hóa hoàng điểm ở mắt có thể gây mù lòa
Tái tạo dây thần kinh thị giác để chữa mù
Viêm kết mạc - bệnh thường gặp trong mùa hè
Viêm xoang có thể gây mù mắt
Vì sao trẻ đẻ non hay bị bệnh võng mạc
Ðau mắt đỏ
Ðau đầu do nguyên nhân từ mắt

Mổ mắt

Biến chứng sau mổ chữa cận bằng kỹ thuật LASIK là phổ biến
Chi phí trong điều trị đục thủy tinh thể và cận thị bằng laser
Chỉnh tật khúc xạ bằng cách ép nhãn cầu
Chữa cận thị bằng cách ghép thấu kính tiếp xúc vĩnh viễn
Chữa cận thị bẳng kính tiếp xúc tránh phải phẫu thuật
Các phương pháp chữa cận thị
Cẩn thận với mổ cận thị bằng lasik
Excimer laser
Ghép giác mạc
Ghép giác mạc giúp bảo tồn thị lực
Giác mạc nhân tạo thành công tại INDIA
Giải đáp về kỹ thuật mồ cận thị bẳng laser
Hướng dẫn mới về mổ mắt bằng laser
Kỹ thuật LASIK
Kỹ thuật mới tạo hình ảnh ba chiều có độ phân giải cao
Mổ mắt bằng laser Excimer
Mổ mắt bằng tia lazer
Mổ mắt miễn phí 200 bệnh nhân ở Vĩnh Long
Mổ điều trị bệnh lý võng mạc cho trẻ sinh non
Mổ để chữa cận thị
Nhân một trường hợp chần thương "blow out" tồn thương thành trong ồ mằt tụt nhản cầu vào xoang sàng
Những bước phẫu thuật Lasik
Phương pháp mới phẫu thuật đục thủy tinh thể
Phẫu thuật chữa cận thị
Phẫu thuật lão thị bằng laser Erbium
Phẫu thuật điều trị tật cận thị nặng bằng kính ICL
Sử dụng ánh sáng hợp lý để bảo vệ đôi mắt
Thiết bị laser theo dõi mắt bệnh nhân được xem như là vấn đề mấu chốt giúp cho làm lasik chính xác
Thuốc chữa cận thị đầu tiên đang được thử nghiệm
Tin vui cho những bệnh nhân mù
Trung tâm Mắt TP HCM trang bị máy đo nhãn cầu không tiếp xúc
Trị lão thị bằng lazer
Tăng thị lực nhờ cấy thuỷ tinh thể nhân tạo
Võng mạc nhân tạo - Một thiết bị vi điện tử cho ta thấy nhiều triển vọng trong lĩnh vực nhãn khoa
Vị trí bản lề vạt giác mạc trong phẫu thuật lasik có thể ảnh hưởng đến hiện tượng khô mắt
Wavelight giới thiệu hệ thống Laser excimer 1,000Hz mới
Áp dụng kỹ thuật mới trong ghép giác mạc
Điều trị chứng lồi mắt trong bệnh basedow
Điều trị chứng viễn thị bằng sóng radio
Điều trị cườm nước - các liệu pháp có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày
Điều trị cận thị, viễn thị, loạn thị: phẫu thuật hay không phẫu thuật?
Điều trị đục thuỷ tinh thể bằng phương pháp phaco

Chăm sóc mắt

16 bí quyết bảo vệ thị lực cho trẻ
8 bí kíp giữ mắt luôn sáng
BONG VÕNG MẠC MỘT BỆNH CẦN CHỮA TRỊ GÂP
Bảo vệ mắt trong đời sống thường ngày
Chân răng làm giác mạc nhân tạo tại Singapore
Chăm sóc da vùng mắt
Chọn kính đeo mắt
Coi chừng hỏng mắt vì ánh sáng vũ trường
Con người nhìn bằng gì
Các liệu pháp điều trị tăng nhãn áp
Cách xử lý nhanh những tổn thương ở mắt
Cẩn thận với thuốc nhỏ làm mắt long lanh
Day bấm huyệt phòng chữa suy giảm thị lực
Dùng kháng sinh diện rộng có thể loại trừ bệnh mắt hột
Giúp bạn chọn kính mắt
Giúp bạn chọn kính mắt
Giải phẫu học nhãn cầu
Giọt nước mắt kỳ diệu
Hãy đeo kính chống nắng ngay bên trong đôi mắt của ta
Khi hình ảnh kỹ thuật số giúp người mù tìm lại được ánh sáng
Khó chịu ở mắt khi đeo kính
Kính áp tròng chữa bệnh
Kính áp tròng có thể gây mù
Kính áp tròng giúp người mù thấy lại ánh sáng
Kính điện tử giúp khôi phục hoàn toàn thị lực
Mắt và máy thu hình một hy vọng cho người khiếm thị
Một số những ưu việt cực kỳ tuyệt vời của dung dịch BSS
Một vài nét đại cương về nhãn khoa Đông y 
Những biểu hiện di căn của ung thư vú vào mắt
Những khó chịu của mắt khi đeo kính
Những điều cần biết khi lựa chọn
Những điều lý thú về đôi mắt
Nước rửa kính áp tròng có thể gây nhiễm trùng
Phòng và chữa cận thị bằng xoa bóp
Ra ngoài nằng hãy nghĩ ngay đến việc đeo kính
Sự hài lòng mức độ cao của những bệnh nhân đặt thuỷ tinh thể đa tròng.
Thuốc nhỏ mằt: lạm dụng vẫn hư mằt
Thư giãn cho đôi mắt
Thực phẩm bổ sung DHA giúp kích thích não và mắt trẻ
Tạm biệt kính viễn thị
Tự bảo vệ mắt khi đi du lịch
Vệ Sinh Thị Giác
Ánh sáng, tư thế đọc, viết có lợi cho mắt học sinh

Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ