Phòng Bệnh Khi Đi Du Lịch Việt Nam

Bác sĩ Phạm Văn Ngà, MD

1. Ðại cương:

Trong thập niên gần đây, du lịch  Việt Nam ngày càng phát triển và thu hút hàng trăm ngàn người Việt trên khắp thế giới, nhất là từ Hoa Kỳ, về Việt Nam. Dân chúng viếng thăm Việt Nam vào khoảng từ 2 đến 4 tuần lễ, và phần lớn họ ở Sài Gòn, nhưng cũng có nhiều người về các tỉnh và miền quê thăm gia đình. Ða số dân chúng bình yên vô sự, nhưng cũng không ít người đã mắc phải một số bệnh trong khi ở Việt Nam hay khi trở về Mỹ, phần lớn là bệnh về tiêu hóa không nguy hiểm, nhưng cũng có những bệnh khác nặng nề hơn. Trong phạm vi bài này, chúng ta thử tìm hiểu về cách đề phòng và chữa một số bệnh thông thường để chuyến du lịch được thoải mái hơn.

Thường thường chúng ta nên gặp bác sĩ gia đình khoảng 4 đến 6 tuần trước khi đi du lịch để có thể kiểm lại sức khỏe và tham khảo với bác sĩ về những gì cần làm trước khi đi xa, như cần phải đem theo thuốc men gì, cần phải chích ngừa bệnh gì... Nên gặp bác sĩ sớm vì nếu có chích ngừa, thuốc ngừa phải cần tối thiểu 2 đến 4 tuần mới có công hiệu.

2. Chích ngừa các bệnh truyền nhiễm:

Theo tài liệu của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Hoa Kỳ Center for Disease Control gọi tắt là CDC, họ khuyên chúng ta nên chích ngừa một số bịnh khi đi du lịch Việt Nam và các nước khác vùng Ðông Nam Á. Ðây chỉ là sự đề nghị của CDC chứ không có tính cách bắt buộc.

* Bệnh Viêm Gan (hepatitis): CDC đề nghị chích ngừa viêm gan A, là loại viêm gan truyền bệnh theo đường ăn uống, qua nước uống, nước đá, các loại tôm cá, rau trái bị nhiễm trùng.  Viêm gan A thường ở dạng cấp tính, phần lớn không nguy hiểm nhưng có một số ít trường hợp có thể làm hư gan và làm chết người. Nhiều người Việt đã sinh sống ở Việt Nam từ trước có thể đã nhiễm bệnh mà không biết, và trong người đã có kháng thể chống bệnh viêm gan A (anti-hepatitis A antibody) thì có thể không cần chích ngừa nữa. Nếu được, trước khi đi nên thử máu để tìm kháng thể chống viêm gan A, nếu có kháng thể rồi thì khỏi chích. Những con em Việt đẻ ở Hoa Kỳ thì nên chích mà không cần phải coi có kháng thể chưa.  Tuy nhiên, nhiều khi không đủ thì giờ để thử máu, hay thử máu tốn nhiều tiền hơn mũi chích ngừa, chúng ta có thể chích ngừa viêm gan A ngay cũng được, không có hại gì cả. Chích ngừa một lần có tác dụng từ 5 - 10 năm, nếu chích lần 2 sau 6 - 12 tháng, tác dụng có thể suốt đời.

Viêm gan B và viêm gan C là hai siêu gan gây bệnh viêm gan kinh niên, một số trường hợp có thể đưa đến xơ gan hay ung thư gan. Người Việt đã sinh sống ở Việt Nam từ trước có thể có kháng thể chống viêm gan B hay C hay đang mang mầm bệnh với tỷ lệ cao trên dưới 70%. Viêm gan B và C truyền qua máu hay các chất dịch của cơ thể như truyền máu, giao hợp với người mang bệnh, v.v... chứ không truyền qua ăn uống. Nếu đã tiếp xúc với bệnh viêm gan B (có kháng thể hay mang mầm bệnh), hay định ở lại Việt Nam dưới 6 tháng thì không cần chích ngừa. Chỉ nên chích ngừa viêm gan B khi về Việt Nam để giúp việc tại các bệnh viện có tiếp xúc với bệnh nhân. Cho đến nay không có thuốc chích ngừa chống viêm gan C.

* Bệnh thương hàn (typhoid fever): Qúy vị nào lớn lên ở Việt Nam đều có nghe về bệnh "thương hàn - ngã nước" là hai thể bệnh truyền nhiễm nặng, ngày xưa đã giết chết nhiều người bị bệnh. Bệnh thương hàn do vi trùng Salmonella typhi, cùng họ với vi trùng Salmonella nhiễm vào gà vịt gây tiêu chảy mà thỉnh thoảng chúng ta nghe nói đến ở Mỹ. Chúng ta có thể nhiễm vi trùng thương hàn qua đường ăn uống, nhất là các loại thủy sản như cá, sò he*n... hay uống nước có mầm bệnh. Khoảng 1 tuần sau khi nhiễm vi trùng bệnh (có khi về lại Mỹ mới phát bệnh), người bệnh có thể sốt cao, bải hoải, nhức đầu, có thể bị tiêu chảy hay bị bón, bụng đau và chương lên. Nếu bị nhẹ có thể chữa khỏi sau 1 tuần nhưng cũng có thể bị lại sau 2 tuần, ne*u bị nặng và không chữa đúng cách có thể bị xua*t huye*t ruột hay lung ruột, và nhiều bie*n chứng khác về tim mạch, viêm túi mật, v.v... và tử vong cao. Mọi người đều có thể hỏi bác sĩ gia đình của mình để xin chích ngừa bệnh thương hàn trước khi về Việt Nam. Thuốc ngừa bệnh thương hàn có hiệu qủa trong vòng 5 năm nếu dùng loại thuốc chích và 3 năm nếu dùng loại thuốc uống.

* Bệnh sốt rét (malaria): ngày xưa người ta còn gọi là bệnh ngã nước, bệnh do ký sinh trùng sốt rét Plasmodium truyền từ người qua người qua trung gian của muỗi Anopheles. Bệnh phát sau khi nhiễm ký sinh trùng khoảng 2 tuần, nhưng cũng có khi nhiều tháng hay nhiều năm mới phát bệnh ra. Người có bệnh có thể bị con sốt cao đến 41 ·C xen kẽ với cơn rét dữ dội, xảy ra mỗi 2 hay 3 ngày. Một số trường hợp gây biến chứng như suy thận cấp hay viêm não có tử vong cao. Ở Việt Nam cũng như các nước vùng Ðông Nam Á, ký sinh trùng sốt rét dã kháng nhiều loại thuốc chữa sốt rét nên rất nguy hiểm và khó chữa. Nếu chúng ta dự định về các vùng đồng bằng hay cao nguyên, phải cho bác sĩ gia đìng biết để có thể cho toa mua thuốc ngừa. Loại thuốc hữu hiệu nhất hiện nay là Mefloquin uống mỗi tuần một viên, gồm một tuần trước khi đi Việt Nam, mỗi tuần ở tại Việt Nam và 4 tuần liên tiếp sau khi về Mỹ. Nên nhớ là thuốc ngừa chỉ có gía trị tương đối, vì vậy cố gắng giữ gìn tránh muỗi đốt như mặc áo quần dài khi đi thăm ruộng vườn, dùng thuốc chống muỗi có chứa chất DEET (N, N-diethyl-m-toluamide), ngủ trong mùng, v.v...

* Bệnh uốn ván - bạch hầu: đây là hai thể bệnh riêng biệt. Bệnh uốn ván (tetanus) xảy ra khi chúng ta bị thương bị nhiễm trùng uốn ván Clostridium tetani trong đất. Khi vào cơ thể chúng ta, vi trùng uốn ván sẽ tiết nội độc tố làm cho các bắp thịt bị co thắt đau đớn, có thể làm liệt hô hấp và chết. Bệnh bạch hầu (diphtheria) do nhiễm vi trùng bạch hầu Corynebacterium diphtheriae tạo ngoại độc tố làm nghẽn hô hấp, viêm cơ tim và đau thần kinh, có tử vong cao. Theo lịch chích ngừa của Mỹ, trẻ em từ 12 tuổi trở lên đều phải chích ngừa hai bệnh này gọi tắt là Td, sau đó tiếp tục chích 10 năm một lần. Vì vậy dù có đi du lịch Việt Nam hay không, mọi người lớn đều nên chích ngừa bệnh uốn ván và bạch hầu mỗi 10 năm.

* Ngừa bệnh ở trẻ con: cho đến hiện tại, trẻ em dưới 10 tuổi đều được chích ngừa đầy đủ kể cả viêm gan A và B. Riêng trẻ em trên 10 tuổi, không được chích ngừa đồng loạt hai loại viêm gan này nên có thể chưa được chích ngừa viêm gan A và B, và trước khi đi du lịch Việt Nam nên chích ngừa viêm gan A và B cho kịp thời. Ngoài ra cũng nên tham khảo với bác sĩ của các em để kiểm soát lại lịch trình chích ngừa của các em đã đầy đủ chưa, nếu thiếu loại chích ngừa nào thì nên chích cho đủ. Ðây là điều khác biệt với người lớn chỉ cần chích ngừa một số bệnh như đã trình bày ở trên, còn các trẻ em thì nên chích hết mọi thứ như lịch chích ngừa của các em trước khi đi du lịch. Về thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét, trẻ con có thể dùng được nếu các em cân nặng trên 25 lbs (11 kg). Nếu các em du lịch Việt Nam vào mùa mưa, cha mẹ các em nên cẩn thận tránh muỗi đốt chừntg nào hay chừng ấy để có thể giảm thiểu bệnh sốt xuất huyết (henmorrhagic fever) là bệnh siêu vi trùng truyền bệnh qua muỗi chích có tỷ lệ tử vong cao mà cũng không có thuốc chích ngừa.

3. Phòng bệng cúm và cúm chim (gà):

Thường thường nếu đi du lịch đúng mùa cúm thì mọi người nên chích ngừa bệnh cúm để giảm thiểu bị bệnh cúm nặng khi ở Việt Nam, nhất là đối với những người cần được ưu tiên chích cúm như trẻ em dưới 2 tuổi, người gìa trên 65 tuổi, hay những người bị bệnh kinh niên như bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh hô hấp kinh niên như suyễn, v.v...

Ít nhất trong giai đoạn này, năm 2005, chúng ta vẫn phải lưu ý đến bệnh cúm chim (gà) do loại siêu vi trùng cúm H5N1 gây ra. Hiện tại, bệnh cúm chim (gà) hầu hết chỉ lan truyền giữa các loài chim và gà tại các nước Ðông Nam Á nhất là Việt Nam.  Gần đây bệnh cúm chim gà đã lan sang đến các nước Ðông Âu như Russia, Kazakhstan, Turkey, và Romania. Tuy vậy cũng có một số trường hợp được xác định bệnh cúm chim (gà) đã truyền cho người. Cho đến tháng 10 năm 2005, có 115 người bị bệnh cúm chim (gà) - riêng ở Việt Nam có 91 trường hợp - và 59 người đã chết. Do bệnh có khả năng lây cho người, dù vẫn chỉ là số ít, CDC đã đề nghị những biện pháp sau:

  • Tránh gần gũi nơi nuôi gà hay chim, tránh ăn gà hay chim hay trứng chim gà chưa nấu chín.
  • Rửa tay bằng xà bông, nhất là sau khi bốc vào thịt cúm gà chưa nấu chín.
  • Ðừng để đồ ăn nấu chín dính vào các thịt chim gà chưa nấu.
  • Nếu nghi ngờ bị nhiễm cúm chim (gà), phải báo cho nhân viên y tế địa phương và cho biết (1) những triệu chứng của mình, (2) cho biết đã tiếp xúc trực tiếp với chim hay gà, (3) và các nơi mình đã đi qua để giới hạn sự lây lan nếu có.

4. Ðề phòng bệnh tiêu chảy:

Ðây là mối lo hàng đầu của chúng ta khi về Việt Nam. Chúng ta có thể nhiễm bệnh bất cứ lúc nào nếu dùng phải thức ăn nước uống mang mầm bệnh. Nhiều người thắc mắc tại sao mình đã sống ở Việt nam khá lâu rồi mới qua Mỹ, nay trở về Việt Nam lại hay bị bệnh tiêu chảy. Thật khó mà trả lời chính xác, nhưng có thể suy luận là chúng ta đã sống ngoài Việt nam đã lâu và sức đề kháng dần dần giảm đi nhiều nên dễ bị bệnh khi tiếp xúc với mầm bệnh. Tùy bệnh nặng hay nhẹ, chúng ta có thể bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, có thể kèm theo theo triệu chứng khác như đau bụng, ói mửa, đầy hơi, nóng sốt. Nếu đi tiêu chảy qúa nhiều lần, chúng ta có thể bị mất nước của cơ thể rất nguy hiểm.

Có một vài đề nghị để dễ phòng bệng tiêu chảy: (1) Tránh ăn uống tại các quán hàng ngoài đường không đủ điều kiện vệ sinh, không đủ nước rửa chén đũa, thức ăn dễ bám phải vi trùng do gió hay ruồi nhặng đem đến, (2) Tránh ăn thức ăn như thịt hay thủy sản còn sống hqay nấu chưa chín, (3) Tránh dùng trái cây bán ngoài đường đã lột vỏ sẵn hay cắt sẵn như cam, chuối, dưa hấu... và tránh ăn rau sống nếu không được rửa sạch sẽ. Nếu chúng ta ở với người nhà, có thể dùng nước đã đun sôi, hay nước đóng trai càng tốt. Tuy nhiên, chúng ta không nên qúa đòi hỏi chỉ dùng nước uống trong chai, trong lon như Coke... trong khi người nhà của chúng ta cứ dùng nước bình thường, đó là điều không tế nhị, chỉ tạo xa cách với người thân trong gia đình. Khi đi du lịch ngoài nước Mỹ, dù bất cứ đâu trên thế giới, chúng ta phải cẩn thận đề phòng bệng tật, nhưng cũng phải chấp nhận những rủi ro xảy ra, như thế mới làm cho chuyến đi thoải mái hơn.

Cho đến nay, không có một thứ thuốc nào được dùng để đề phòng bệng tiêu chảy cà. Tuy nhiên chúng ta có thể nhờ bác sĩ gia đình cho mua một vài loại thuốc đem theo để chữa bệnh tiêu chãy khi có bệnh. Nhữnh thuốc thông thường có thể đem theo như (1) Bismuth subsalicylate như Pepto Bismol dùng để tảy trùng và làm đặc phân lại. Trước kia người ta dùng loại thuốc này để đề phòng bệnh tiêu chảy, nhưng hiện nay thì chỉ dùng để chữa bệnh thôi. (2) Trụ sinh như Ciprofloxacin hay Cipro làm tiêu diệt vi trùng bệnh trong ruộtcó hiệu qủa tốt. Những thuốc khác như Trimothoprimsulfamethoxazole hay Bactrim và Doxycyclin dùng không tốt vì hiện tại vi trùng đá kháng lại hai thứ thuốc này rồi. (3) Lomotil và các loại tương tự là thuốc chống tiêu chảy do tác dụng chống co thắt ruột làm phân không bị đẩy ra ngoài nhanh và nhiều. Ðây là loại thuốc được cho là thần dược để chữa tiêu chảy, ai ai cũng đòi hỏi mua thuốc này đem thao. Chúng ta có thể dùng loại này khi bị tiêu chảy nhẹ, kèm theo với hai loại thuốc trên, có thể cầm tiêu chảy nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy ra phân có máu, kèm thao ói mửa nhiều, sốt cao thì không nên dùng vì thuốc làm ruột không co bóp đuợc nên trì trệ vi trùng bệng không được tống ra khỏi cơ thể và chúng ta có cảm tưởng bệnh đã khỏi khi vi trùng vẫn hoành hành và phá hoại ruột chúng ta, rất nguy hiểm. Những trường hợp bệnh nặng này, hay đã tự dùng thuốc chữa bệnh khoảng  hai ngày mà không khỏi, chúng ta phải đi bác sĩ địa phương hay nhà thương cấp cứu để tránh nguy hiểm chết người được.

5. Những vấn đề linh tinh khác:

Trước khi đi du lịch, nhất là khi chúng ta dự trù ở Việt Nam nhiều tuần hay nhiều tháng, và nếu đang dùng nhiều thuốc chữa những bệnh kinh niên như cao áp huyết, tiểu đường, cao mỡ, v.v... chúng ta nên ghi lại những tên thuốc thường dùng và cố gắng đem theo đủ thuốc dùng trong suốt thời gian ở lại. Nếu thiếu thuốc, chúng ta có thể mua thuốc tại các tiệm thuốc tây địa phương, hiện nay mọc nhan nhản ở nhiều nơi. Thuốc có thể tin tưởng được, chỉ có điều thuốc có nhiều nguồn gốc khác nhau từ nhiều nước trên thế giới, nhất là từ Pháp hay Ðức. Vấn đề thuốc gỉa nay cũng đã giảm đi nhiều, và lại khi đã ghi rõ tên thuốc thì vấn đề tìm thuốc cho qúy vị cũng sẽ dễ dàng rất nhiều. Qúy vị nào bị bệnh tiểu đường, xin nhớ đem theo máy đo đường trong máu chích đầu ngón tay, và dĩ nhiên nhớ đem thuốc tiểu đường, sự thay đổi sinh hoạt và ăn uống có thể ảnh hưởng nhiều đến mức đường trong máu có thể nguy hiểm cho qúy vị nếu không tự theo dõi và dùng thuốc men đúng mức.

Khi chúng ta về lại Mỹ, cũng nên để ý đến những triệu chứng bệnh nhiễm trùng về hô hấp cũng như đường ruột trong khoảng 10 ngày. Qúy vị  cũng nên nhớ là một số bệnh có thể phát ra rất trễ, có khi hàng tuần như bệnh thương hàn, hay có khi cả năm như bệnh sốt rét, v.v... nên nếu có những bệnh gì không bình thường, qúy vị phải nhớ cho bác sĩ biết là mình đã đi du lịch Việt Nam hay các nước khác ở Ðông Nam Á để giúp cho việc chẩn đoán bệnh được dễ dàng hơn.

6. Kết luận:

Trên đây là những ý kiến đóng góp về chữa bệnh khi du lịch Việt Nam, phần lớn dựa vào đề nghị của CDC - là tổ chức phòng chống bệnh Hoa Kỳ. Dĩ nhiên đây chỉ là những đề nghị thôi chứ không có tính chất bắt buộc, nhất là về vấn đề chích thuốc ngừa một số bệnh, các nước trên thế giới và Việt Nam cũng không có luật lệ bắt buộc du khách phải chích ngừa bất cứ bệnh gì. Những thuốc men mà chúng tôi đã nêu ở trên cũng chỉ là những hướng dẫn đại cương. Muốn dùng những thuốc ấy cho đúng, xin qúy vị tham khảo ý kiến của bác sĩ gia đình để hỏi về cách dùng và những tác dụng phụ. Chúng tôi cũng xin thêm là hầu như mọi người cũng còn bạn bè, họ hàng của mình khi đi đến Việt Nam, cho nên mọi sự đề phòng bệnh tật cũng ở một mức độ nào đó thôi và tế nhị để tránh những xa cách giữa chúng ta và những người còn ở lại Việt Nam, và cũng để làm cho chúng ta được thoải mái trong suốt thời gian lưu lại Việt Nam. Nếu chúng ta qúa lo sợ bị mắc bệnh này bệnh kia khi du lịch Việt Nam thì thà đừng đi sướng hơn.   Ðiều cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở là thuốc men phòng chống bệnh và các loại chủng ngừa đi du lịch đều không được bảo hiểm, Medi-Cal và Medicare trả tiền.

Bác sĩ Phạm Văn Ngà chuyên khoa Bệnh Nội Thuơng.  Bác sĩ Ngà Bác sĩ tốt nghiệp y khoa tại đại học Y Khoa Sàigòn, VN; tốt nghiệp chuyên khoa Bệnh Nội Thương tại New York.  Bác sĩ Ngà hiện đang hành nghề  tư tại San Jose, California.

Sức khỏe du lịch

7 lời khuyên cho người sắp đi du lịch
Bệnh nhân tim mạch có thể đi máy bay được không?
Bệnh tiêu chảy khi đu du lịch
Chạy trốn bệnh tật bằng du lịch tự sát
Cách giữ sức khỏe trong mùa du l
Du lịch chữa bệnh tại Singapore
Du lịch chữa bệnh, tại sao không?
Du lịch nghỉ dưỡng
Làm thế nào để hạn chế và điều trị tiêu chảy khi đang du lịch
Philippines mở rộng du lịch chữa bệnh
Phòng Bệnh Khi Đi Du Lịch Việt Nam
Tai nạn chấn thương và những vần đề sức khỏe khi đang du lịch
Tiềm năng du lịch chữa bệnh tại Việt Nam rất lớn
Vài Điều Cần Biết Khi Du Lịch Bằng Xe Hơi Vào Mùa Đông
Để đảm bảo sức khỏe trên chuyến bay dài

 

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ