Biểu hiện thể chất ở bệnh nhân trầm cảm  

Bệnh nhân trầm cảm có thể thấy đau đầu nặng.

Bạn bị đau đầu, đau khớp, ù tai, chán ghét tình dục... nhưng đi khám và làm nhiều xét nghiệm mà chẳng tìm ra bệnh gì? Hãy đến bác sĩ tâm lý, vì đó có thể là những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.

Ngoài những triệu chứng tâm thần đặc trưng (cảm xúc trầm, buồn rầu, chán nản, vận động ức chế, tư duy chậm chạp, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát...), bệnh trầm cảm còn có những biểu hiện thực thể. Tuy nhiên, chúng ít được chú ý và dễ bị nhầm lẫn.

Các biểu hiện cụ thể:

- Về thị giác: Tuy không có tổn thương nhưng nhìn mờ hơn bình thường, hình ảnh có vẻ xa xăm, ảm đạm u ám, không sinh động.

- Tai mũi họng: Đôi khi có cảm giác ù tai, nghe kém hơn bình thường, miệng khô đắng, mũi ngạt. Có bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là viêm xoang và chọc nạo hút xoang nhưng không kết quả.

- Tiêu hóa: Thường ăn không ngon, đầy bụng, khi ăn có cảm giác như nhai rơm, sợ ăn, táo bón dai dẳng. Nhiều trường hợp tiến triển nặng khiến bệnh nhân có cảm giác bộ phận tiêu hóa bị hỏng, ruột tắc nghẽn, thối rữa (hội chứng Cotard), sinh ra tuyệt vọng không ăn. Vì các biểu hiện trên, bệnh nhân được đưa đi khám hệ tiêu hóa nhưng kết quả chiếu chụp, xét nghiệm vẫn bình thường.

- Tim mạch: Thường có biểu hiện tim đập chậm, yếu hơn bình thường, huyết áp thấp hơn bình thường, có cảm giác đau, đè ép trước tim hay trong lồng ngực. Bệnh nhân đi khám chuyên khoa tim mạch nhưng kết quả khám và điện tâm đồ vẫn bình thường. Một số người có cảm giác máu đông lại, mạch tắc nghẽn...

- Tình dục: Thường bị rối loạn, mất hứng thú, nam bất lực, nữ lãnh cảm, có khi đến mức chán ghét ghê sợ hoặc quan hệ chỉ vì nghĩa vụ. Điều này làm cho bệnh nhân rất mất tự tin.

- Da: Thường trở nên xám và lạnh hơn bình thường.

- Nội tiết: Ăn rất ít, cơ thể gầy (có khi béo phì), chậm chạp, ậm ạch, bụng to, mặt bự, sắc mặt trở nên xám, căng bóng. Với nữ, kinh nguyệt thường không đều, có khi chậm kinh.

- Rối loạn cảm giác đau: Thường đau ở đầu, lưng, mình mẩy, khớp, đau thường mơ hồ khó tả, dùng thuốc giảm đau mạnh không đỡ. Điều này làm cho bệnh nhân lo lắng và đi khám, chụp cắt lớp, siêu âm thận, chụp cột sống... nhưng kết quả bình thường.

- Rối loạn cảm giác chung: Giảm khẩu vị, ngửi kém, giảm nhạy cảm so với lúc bình thường, sợ lạnh dẫn đến ngại tắm rửa, vệ sinh cá nhân cẩu thả lơ là, mặc quần áo ấm khi trời nóng.

Tất cả những rối loạn trên là do sự biến đổi rất phức tạp của vỏ não, của trục dưới đồi - tuyến yên - thượng thận và hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm... Các biểu hiện thực thể này chỉ thuyên giảm hoặc mất hẳn khi bệnh nhân điều trị đúng cách bằng thuốc chống trầm cảm.

BS Lê Đào Nghĩa, Sức Khoẻ & Đời Sống

Tâm thần

20 cách làm giảm áp lực tâm lý
Biểu hiện thể chất ở bệnh nhân trầm cảm
Bạn có bị stress không?
Bệnh chứng tâm thể - căn bệnh vừa hư vừa thực
Bệnh Hysteria là gì?
Bệnh nhân mua thuốc gây nghiện không cần xin xét duyệt
Bệnh trầm cảm
Bệnh tâm căn hay gặp ở những người yếu đuối
Bệnh tâm thần có di truyền không
Bệnh tâm thần phân liệt
Bệnh tâm thần phân liệt có di truyền không?
Bị ám ảnh bởi những ý nghĩ đen tối
Chuyện ghi ở Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
Chăm sóc bệnh nhân trầm cảm tại nhà
Chăm sóc bệnh nhân tâm thần phân liệt tại nhà
Chăm sóc sức khoẻ tâm thần: 1 bác sĩ/100.000 dân
Cách chăm sóc bệnh nhân loạn thần
Có sự tương đồng giữa thiên tư sáng tạo và bệnh tâm thần
Cơn hoảng sợ
Dấu hiệu sớm của bệnh tâm thần phân liệt
Gần 41% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh
Hysteria - một dạng bệnh tâm thần
Hội chứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực
Kinh hoảng vô cớ - một dạng bệnh tâm thần
Kẻ cắp 4.000 chiếc đồ lót phụ nữ
Kỹ thuật sốc điện mới chữa trầm cảm
Liệu pháp tâm lý gia đình trong điều trị tâm thần phân liệt
Loạn thần do rượu gia tăng
Methadone có giúp cai nghiện?
Mắc tâm thần vì... học
Một phần tư nhân loại bị rối loạn tâm thần
Nhận diện “trầm cảm che dấu”
Những biểu hiện của chứng hoảng loạn
Những thói quen không tốt cho giấc ngủ
Những điều cần biết về bệnh tâm thần
Những điều cần biết về hội chứng cao ốc
Phẫu thuật tâm thần.
Rối loạn nhân cách chống xã hội
Rối loạn tâm thần mạn ở người bệnh động kinh
Rối loạn tâm thần tăng cao
Rối loạn tăng động giảm chú ý
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
Rối loạn đa nhân cách
Sa sút trí tuệ có điều trị được không
Stress - một tác nhân gây trọng bệnh 
Stress có thể trở thành chết người với bệnh nhân tim
Stress làm suy giảm hệ miễn dịch
Sút cân báo trước bệnh mất trí
Sắp có thuốc trị bệnh nhút nhát
Sống chung với người tâm thần: Lúc nào nên, lúc nào không?
Thuốc lắc - Ectasy
Thuốc Prozac có thể làm tăng khuynh hướng muốn tự tử
Thầy thuốc cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Trầm cảm theo mùa cần trị bằng ánh sáng
Trị trầm cảm bằng sốc điện
Tác động của thảm hoạ đến sức khoẻ tâm thần và các biện pháp chăm sóc, hỗ trợ tâm lý
Tâm thần - yếu tố quan trọng của sức khỏe
Tại sao lại khoe “của quí”?
Tự phát hiện bệnh tâm thần phân liệt
Tự tử vì áp lực học căng thẳng?
Vài hiểu biết căn bản về cần sa - BS. Nguyễn Ý-ĐỨC
Vợ không đi làm, chồng ít bị stress
Ăn cá có thực sự giúp làm giảm trầm cảm
Đau đầu do căng thẳng
Đi tù vì trộm tóc phụ nữ
Đái tháo nhạt có thể gây rối loạn tâm thần
Đừng nên căng thẳng

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ