Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam

Việc sử dụng máy nội soi để truy tìm và dùng xung động thủy lực phá sỏi cho phép "diệt" sỏi ở các nhánh mật nhỏ nằm sâu trong gan, giúp giảm đáng kể tỷ lệ sót sỏi sau tán. Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trưng Vương TP HCM là hai cơ sở duy nhất ở Việt Nam thực hiện được kỹ thuật này.

Sỏi mật không chỉ hình thành ở ống mật chủ (ống lớn nhất) mà còn có thể xuất hiện ở các nhánh nhỏ của ống mật nằm khắp trong gan. Việc lấy những viên sỏi nằm trong đó thường rất khó khăn. Trước đây, sau khi mở ống mật chủ, các bác sĩ dùng dụng cụ có kích thước lớn để gắp sỏi và chỉ lấy được những viên sỏi lớn ở gần. Kết quả là nhiều bệnh nhân vẫn phải mổ lại.

Với kỹ thuật nội soi tán sỏi, một ống nội soi nhỏ (đường kính 3-5 mm, dài 40-50 cm) được đưa vào ống mật chủ. Thiết bị này có thể len lỏi khắp các nhánh mật. Khi tìm thấy "địch", máy sẽ phát xung động thủy lực phá vỡ sỏi, rồi bơm nước vào rửa và hút ra. Ống nội soi có thể "tiêu diệt" phần lớn sỏi mật, kể cả những viên nằm rất sâu trong các nhánh mật nhỏ.

Kỹ thuật nội soi tán sỏi trong gan ra đời ở Nhật Bản vào đầu thập kỷ 90 và được Bệnh viện Việt Đức áp dụng từ năm 2000. Cho đến nay, bệnh viện đã thực hiện được 93 ca, tất cả đều tiến triển rất tốt, ít trường hợp tái phát. Hiện bệnh viện chưa thu phí phẫu thuật đối với phương pháp này.

Nội soi tán sỏi có mổ hở và không

PGS Trần Gia Khánh, Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật gan mật, cho biết, hiện tại, Bệnh viện Việt Đức áp dụng phương pháp nội soi tán sỏi trong gan trên các bệnh nhân được mổ hở. Sau khi mổ và lấy sỏi ở túi mật và ống mật chủ, các bác sĩ dùng thiết bị nội soi để phá nốt những khối sỏi nhỏ.

Năm 2002, Bệnh viện sẽ triển khai kỹ thuật nội soi tán sỏi trong gan không cần mổ hở (nội soi tán sỏi qua da). Phẫu thuật viên dùng một chiếc kim nhỏ tạo một đường dẫn qua thành bụng, nhu mô gan vào ống mật. Đường dẫn sẽ được nong rộng, đủ để đưa ống nội soi vào thực hiện tán sỏi. Phương pháp này có thể thực hiện ở bệnh nhân thể lực yếu, không thể chịu phẫu thuật. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là thời gian thực hiện dài (2-3 ngày), đôi khi có thể gây biến chứng như viêm phúc mạc, tràn máu ổ bụng, chảy máu đường mật và nhiễm trùng máu.

Bệnh sỏi mật

Theo PGS Khánh, bệnh sỏi mật ở Việt Nam có nhiều điểm khác với các nước phát triển. Ở các nước này, sỏi hình thành chủ yếu ở túi mật (do cholesterol kết tủa mà thành). Còn ở Việt Nam, có tới 50% trường hợp sỏi xuất hiện ở các ống mật trong gan, được tạo thành từ những mảnh xác giun, trứng giun và xác vi khuẩn.

Sỏi mật gây đau, sốt, vàng da. Nếu không điều trị, các triệu chứng bệnh có thể tự biến mất rồi lại xuất hiện. Bệnh nhân có thể tử vong vì các biến chứng như nhiễm trùng, áp xe hoặc chảy máu đường mật. Sỏi mật mạn tính còn gây xơ gan và viêm tụy mạn tính...

Thanh Nhàn

Bệnh hệ tiết niệu

BV Việt Pháp chữa sỏi tiết niệu bằng các phương pháp mới
Bệnh nhiễm trùng tiết niệu
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo buối sáng sống lâu hơn
Bệnh sỏi tiết niệu
Chăm sóc bệnh nhân u xơ tuyến tiền liệt tại nhà
Các dấu hiệu của bệnh thận
Các phi hành gia dễ bị sỏi thận
Cách phát hiện cơn đau quặn thận
Cắt van niệu đạo bằng nội soi
Ghép gan để "cứu" thận
Hãy biết trân trọng hai quả thận
Khi 'túi đựng đạn' to bất thường
Khắc phục dị tật lỗ đái lệch thấp
Một số dấu hiệu thông thường của bệnh thận
Nhiễm trùng tiết niệu
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Nhận biết sớm bệnh thận ứ nước
Những điều cần biết về ghép thận
Phương pháp tự thông tiểu
Quá nhiều đậu nành có thể gây sỏi thận
Sạn thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Sỏi niệu hai bên dễ dẫn đến suy thận
Thuốc giảm đau không gây hại cho thận
Tiểu không kiểm soát ở phụ nữ
Tiểu ra máu - dấu hiệu nguy hiểm
Trị sỏi tiết niệu bằng thuốc Nam
Trị sỏi ở bàng quang
Tán sỏi trong gan bằng kỹ thuật nội soi ở Việt Nam
Viêm bàng quang những điều bạn gái cần biết
Viêm cầu thận cấp
Điều trị sỏi thận
Điều trị sỏi thận bằng kỹ thuật mới
Điều trị thiếu máu trên bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn sớm
Ống thông giúp nghe tiếng tán sỏi thận

THƯ MỤC Y HỌC PHỔ THÔNG
Bệnh da liễu
Bệnh hệ huyết học
Bệnh hệ hô hấp
Bệnh hệ tim mach
Bệnh hệ tiêu hóa
Bệnh hệ tiết niệu
Bệnh ngoại khoa
Bệnh nhãn khoa
Bệnh nội tiết
Bệnh tai mũi họng
Bệnh thường gặp
Bệnh thần kinh
Bệnh truyền nhiễm và ký sinh
Bệnh tâm thần
Bệnh ung bướu
Da liễu - Bệnh của tóc
Da liễu - Bệnh dị ứng
Da liễu - Bệnh ngoài da
Da liễu - Chăm sóc da
Da liễu - Các vấn đề về da
Da liễu - Mụn
Hệ cơ xương khớp - Bệnh cơ và tập luyện
Hệ cơ xương khớp - Bệnh khớp và gout
Hệ cơ xương khớp - Bệnh xương và cột sống
Pháp y
Phương tiện chẩn doán
Sức khỏe du lịch
Sức khỏe sinh sản
Thẩm mỹ