CHƯƠNG II TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TUẦN HOÀN ĐẠI CƯƠNG

Hệ tuần hoàn gồm tim và các mạch máu (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch và tân mạch). Nó có nhiệm vụ quan trọng là vận chuyển máu đi khắp cơ thể để nuôi các bộ phận, nếu hệ tim mạch bị tổn thương thì hay dẫn tới các hậu quả nặng nề thậm chí ảnh hưởng nhanh đến tính mạng của người bệnh. Chỉ cần tim ngừng đập trong 10 phút là các tế bào não không thể hồi phục chức năng được nữa và người bệnh cũng khó sống lại được, dù kỹ thuật hồi sinh ngày nay đã tiến bộ rất nhiều.

Ngàynay trên thế giới cũng như ở trong nước, tỉ lệ người bệnh chết vì các bệnh tim mạch  vẫn chiếm cao nhất. Trong mấy năm gần đây, theo một thống kê hồi tháng 3 năm 1975  của tổ chức y tế thế giới khảo sát ở 27 nước, cho thấy trung bình cứ 100.000 người dân thì có 327 người chết vì bệnh tim mạch. Ở những người trên 65 tuổi thì tỷ lệ chết vì bệnh tim là 35%.

Ở Việt Nam, theo thống kê của khoa nội bệnh viện Bạch Mai, bệnh tim mạch chiếm tỷ lệ gần 27%, so với các bệnh nội khoa khác, hàng trăm số người chết vì bệnh tim mạch, hàng năm, so với tổng số người chết  vì các bệnh khác là trên dưới 10%.

Nhìn chung bệnh tim mạch đứng vào hàng thứ hai, thứ ba,  cho nên việc chẩn đoán đúng để điều trị và phòng bệnh  cho số lớn người bệnh đó có tầm quan trọng đặc biệt.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân