CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM MẠCH MÁU

Mạch máu có tầm quan trọng  lớn đối với hệ tuần hoàn và toàn thân. Mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, bïch mạch.

I – KHÁM ĐỘNG MẠCH

A- CÁC PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG

1. Nhìn:

1.1. Độ lớn của chi:  chi teo nhỏ trong trường hợp suy tuần hoàn ngoại vi  mạn tính, có thể teo cơ  cẳng chân, cơ ở đùi cũng như mô dưới da.

1.2. Màu sắc của da:

- Màu vàng nhạt và hơi nóng  là tuần hoàn bình thường, ở những người lao động chân tay nhiều, các chi tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều  thì da có màu nâu nhạt và mặt láng, sờ vào cũng hơi nóng.

- Da đỏ và nóng hơn trong trường hợp dãn động mạch.

- Da  tím tái và nhợt, sờ vào thấy lạnh  chứng tỏ tuần hoàn kém lưu thông  chi bị thiếu dưỡng.

Ta có thể dùng nghiệm pháp sau đây để khám về rối loạn dinh dưỡng của chi:  đưa một chi lên cao trong 30 giây thì chi đó nhạt màu so với bình thường ở những người bị bệnh tắc động mạch, tuỳ theo mức độ tắc, càng tắc nghiêm trọng thì màu sắc da  của chi càng nhạt màu khi giơ lên cao.

1.3. Trong các trường hợp có u mạch hoặc hồng động mạch, ta thấy một u trên đường đi của  động mạch, khám u này sẽ thấy:

- U mềm, đập theo nhịp đập của động mạch.

- Sờ có thể thấy rung miu nếu u to và ở thành các huyết quản lớn

1.4. Một số động mạch ở ngoài nông như động mạch thái dương, động mạch cánh tay, động mạch quay, v.v… có trường hợp ngoằn ngoèo và nẩy đập nhịp nhàng nom như con giu n uốn trên mặt da, những trường hợp này có thể thấy ở những người xơ cứng động mạch có huyết áp cao.

1.5. Phát hiện chỗ loét hoặc hoại thư do thiểu dưỡng: trường hợp này xảy ra khi bị thiếu máu tại chỗ làm cho các phần xa của chi (ngón tay, ngón chân, các móng) không được đủ dinh dưỡng rồi bị loét, khô móng, rụng móng hoặc hoại thư từng đốt của ngón tay, ngón chân. Loại này chủ yếu gặp trong bệnh viêm tắc động mạch  và trong các trường hợp rối loạn thần kinh  vận mạch (bệnh Reynaud).

2. Phương pháp sờ:

1.1. Khảo sát nhiệt độ da: trước khi s ờ mạch máu, ta cần xe nhiệt độ ở chi của người bệnh, thường ta sờ bằng mu bàn tay vì chỗ này nhạy cảm với nhiệt độ xung quanh hơn. Về mùa rét ta nên khám người bệnh trong phòng ấm bình thường da người được dinh dưỡng đủ sẽ hơi nóng, nếu da lạnh là do tuần hoàn động mạch kém như trong bệnh Reynaud, bệnh viêm tắc động mạch, trong chứng tỏ đau đầu chi (érythromélalgie).

1.2. Sờ động mạch: dùng đầ các ngón tay (các  ngón hai, ba bốn)  đặt vào rãnh động mạch quay phía trên cổ tay để sờ mạch . ngoài động mạch quay có thể sờ động mạch bẹn, mạch thái dương, mạch cảnh, mặt mu chân, mạch chày sau  phía mắt cá trong. Nên bắt mạch ở hai bên để so sánh.

Khi bắt mạch ta sẽ nhận định về:

- Tần số: thường người ta bắt mạch trong một phút, có thể bắt mạch trong 30 giây rồi nhận kết quả với hai. Nhưng nếu nhịp tim không đều thì phải bắt mạch trong cả một phút. Bình thường mạch đập từ 70 đến 80 lần mỗi phút. Ở người tập luyện điền kinh  và thể thao nhiều thì mạch chậm hơn. Ở trẻ em mạch nhanh hơn.

Mạch tăng trong các trường hợp cảm động, trong khi lao động, khi sốt, khi mắc bệnh  cường tuyến giáp trạng (bệnh Basedow) hoặc mắc bệnh tim.

Mạch chậm dưới 60 lần mỗi phút, có thể do ngộ độc digitan có bệnh phân ly nhĩ – thất.

- Thay đổi về nhịp: bình thường nhịp tim rất đều, trong một số trường hợp bệnh lý, nhịp tim không đều có thể do  tim ngoại tâm thu hoặc do run thớ nhĩ  làm cho nhịp tim rối loạn (gọi là loạn nhịp hoàn toàn) (xem phần rối loạn nhịp tim).

- Thay đổi về biên độ và độ chắc:  bình thường sờ mạch thấy phẳng phiu và có tính chất đàn hồi. Khi có bệnh: mạch căng  trong tăng huyết áp, gồ ghề và cứng trong bệnh xơ cứng động mạch: mạch nhỏ có khi không sờ thấy trong trường hợp truỵ tim mạch hoặc hấp hối, mạch nảy trong bệnh hở van động mạch chủ.

1.3. Nghe động mạch:

- Các động mạch có thể nghe được: thường người ta nghe được những động mạch có kíc thước lớn như động mạch chủ, động mạch phổi, động mạch cảnh, động mạch cánh tay, động mạch đùi. Trong trường hợp cường tuyến giáp trạng, do lưu lượng máu tới nhiều, ta có  thể nghe động mạch tuyến giáp.

- Trường hợp bình thường: Ta đặt ống nghe vào động mạch, hơi đè nhẹ ống nghe, ta có thể nghe được một tiếng nhỏ ở thì tâm thu, riêng ở các động mạch gần tim như động mạch chủ, động mạch cảnh, động mạch dười đòn, ta còn nghe được tiếng thứ hai là tiếng lan của tiếng tim thứ hai.

- Trường hợp bệnh lý: khi đặt ống nghe và ấn nhẹ vào động mạch  ta thấy có thể nghe thấy một tiếng thổi tâm thu ngắn. Cơ chế phát sinh tiếng thổi này là  do dòng máu đi với tốc độ nhanh từ chỗ hẹp ra chỗ rộng. Ta gặp tiếng thổi này khi nghe ở động mạch đùi của người bị hở van động mạch chủ, trường hợp này vì hở van máu dồn về thất trái  trong thì tâm trương nên đến mỗi thì tâm thu, tim lại hoạt động bù bằng cách bóp mạnh dồn máu ra ngoại vi nên khi qua động mạch đùi tới chỗ hẹp  do ta ấn xuống thì phát sinh ra tiếng thổi.

Trong trường hợp cường tuyến giáp trạng ta nghe được tiếng thổi  tâm thu  khi đặt ống nghe  ở mặt tuyến  vì do tuyến to ra và cường chức năng nên máu tới nhiều  trong tuyến và chảy nhanh nên ta nghe được tiếng thổi.

Trong các trường hợp có các lỗ thông động tĩnh mạch, ta nghe thấy một tiếng thổi liên tục vì dòng máu xoáy đi qua chỗ thông  và có sự thay đổi áp lực  khi đi từ động mạch sang tĩnh mạch.

1.4. Đo áp lực máu động mạch (đo huyết áp): áp lực động mạch tình bằng chiều cao cột thuỷ ngân. Sở dĩ máu chảy trong động mạch được là do là do khi tim bóp máu từ thất trái  bị đẩy vào động mạch dưới tác dụng của một áp lực khi tim  làm việc tạo ra, đồng thời cũng do lực co bóp của thành mạch làm cho máu tiếp tục lưu thông, kết quả của hai lực đó:  lực đẩy của tim và lực co bóp của thành mạch tạo nên một áp lực máu lưu thông gọi là huyết áp động mạch. Vì thế ngay sau khi tâm thu, huyết áp động mạch cao nhất gọi là huyết áp tối đa; đến thời kỳ tâm trương dòng máu tiếp tục  chảy tới các mao mạch nhưng chậm hơn. Tuy  tim không bóp mà máu vẫn chảy được vì  trong hệ thống mạch  vẫn duy trì được  một áp lực ở chừng mực nhất định  thắng được sức cản của thành mạch, đó là huyết áp tối thiểu.

PHƯƠNG PHÁP ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH

Có ba phương pháp đo:

+ Phương pháp sờ của Rivai. Rotxi

+ Phương pháp nghe của Korot Kow

+ Phương pháp giao động ký của Pachon.

- Chuẩn bị người bệnh: khi đo huyết áp phải chuẩn bị người bệnh, giải thích để người bệnh yên tâm khi đo, nhất là những người hay cảm động; nếu người bệnh lo lắng sẽ làm cho áp lực động mạch tăng lên, kết quả không đúng. Chính vì vậy người ta phân biệt áp lực động mạch cơ bản và áp lực động mạch lâm thời. Áp lực động mạch cơ bản là  áp lực đo được trong các điều kiện sau:

+ Người bệnh vừa ngủ xong một đêm ngon giấc trong một phòng yên tĩnh (phải dùng thêm thuốc an thần), sáng dậy nếu cần thì đi giải, xong lại nằm nghỉ không được suy nghĩ gì.

+  Người bệnh được giải thích và biết trước sẽ được đo huyết áp và cũng đã quen với cách đo rồi.

+  Người đến đo huyết áp cũng là nguời mà người bệnh đã biết trước, đến đo khẩn trương không nói chuyện với người bệnh.

Còn trong thực tế ở bệnh phỏng người ta chỉ đo huyết áp  trong các điều kiện sau:

+ Cũng chuẩn bị người bệnh trước.

+ Người bệnh được nằm  thoải mái.

+ Nên lấy kết quả các  lần đo sau  (vì người bệnh đã quen).

Nguyên tắc chung cho các phương pháp đo là máy đo phải để ở độ cao ngang với mức tim.

- Đo huyết áp bằng phương pháp sờ mạch máu: quấn bao cao su đựng hơi của máy đo huyết áp  vào cánh tay từ nếp khuỷu trở lên, boơm hơi vào túi cao su đồng thời  bắt mạch quay của tay đo cho đến lúc không thấy mạch đập nữa thì đọc kết quả trên cột thuỷ ngân  ứng với số tối đa, sau khi áp lực vượt số tối đa rồi, ta lại đo kết  quả bằng cách vặn ốc tháo hơi ra cho áp lực hạ xuống  đến lúc lại xuất hiện mạch đập  mà ta sờ thấy tức là số tối đa. Ta giải thích các hiện tượng này như sau: lúc đầu áp lực trong bao cao su còn thấp chưa vượt huyết áp  động mạch nên ta sờ thấy mạch đập, sau tới  lúc áp lực  trong túi bắt đầu vượt  huyết áp tối đa, đè bẹp động mạch không cho  máu  chảy qua nên ta không sờ thấy mạch nữa, đến lúc ta hạ áp lực trong túi cao su xuống tới mức ngang huyết áp  tối đa thì  thành mạch lại co giãn được,  máu chảy qua mạch mà ta lại sờ thấy mạch đập. Đến đây ta tiếp tục tháo hơi  trong bao cao su, đo áp lực hạ dần, thành mạch như bập bềnh dưới bao cao su, vì vậy sờ mạch lúc này mạnh nhất, đến lúc áp lực trong bao cao su nhỏ hơn áp lực tối thiểu của động mạch, biên độ đập mạch đột nhiên  giảm hẳn xuống, lúc ấy  đọc kết quả trong cột thuỷ ngân  là số tối thiểu. Phương pháp đo này không chính xác, nhất là  khi xác định số tối thiểu. Vì vậy ngày nay người ta  dùng phổ biến phương pháp nghe.

- Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp nghe:  cũng tiến hành  buộc bao cao su của máy đo huyết áp  như đối với phương pháp sờ mạch  nhưng ở đây dùng một ống nghe  đặt vào đường đi của động mạch ở nếp khuỷu ngay sát bờ dưới bao cao su. Khi ta bơm dần hơi vào bao cho đến lúc không nghe tiếng đập qua ống nghe thì bắt đầu hạ áp lực trong bao cao su bằng cách tháo hơi ra bời một ốc điều chỉnh cho đến lúc bắt đầu nghe thấy tiếng  đập  thì đọc kết quả trên chiềucao cột thuỷ ngân, đó là số tối đa. Cứ tiếp tục tháo hơi ra, ta sẽ nghe thấy các tiếng đập càng mạnh hơn, ang hơn, rốu đột ngột  không nghe thấy tiếng mạch đập nữa hoặc chuyển hẳn âm sắc tiếng đập  xuống rất thấp, đó là áp lực tối thiểu.

Trong khi đó cần chú ý: phải phát hiện những khoảng im lặng trong khi nghe mạch đập. Ví dụ: khi bơm hơi vào cho áp lực trong bao cao su lên quá huyết áp tối đa, ta tháo hơi ra, áp lực xuống,  đến mức 180 milimet chẳng hạn ta bắt đầu nghe thấy tiếng đập, nhưng từ 160 đến 140ml thuỷ ngân, ta không nghe tiếng mạch đập nữa, rồi dưới mức  140ml  thuỷ ngân, ta lại nghe thấy mạch đập. Trong trường hợp này nếu không bơm cho cột thuỷ ngân cao trên 180mm thì ta tưởng 140 là số huyết áp tối đa nhưng thực ra số tối đa là trên 180mm. khoảng cách thừ 140 đến 160 gọi là lỗ hổng khi nghe. Muốn tránh gặp trường hợp này, ta nên bơm cho áp lực vượt quá 22mm rồi còn nghe tiếng mạch đập thì ta lại bơjm lên nữa.

Có trường hợp lỗ hổng này ở gần số tối thiểu, ví dụ ta đang hạ áp lực  trong bao cao su xuống, các tiếng đập đang rõ, đến 90mm ta không nghe thấy nữa nhung đến quãng 70mm – 60mmlại nghe được. Trong trường hợp này nếu không tiếp tục  nghe được tiếng đập thì  tưởng huyết áp tối thiểu là  90mm thuỷ ngân nhưng thực ra số tối thiểu là 60mm; khoảng cách từ 90 đến 70mm gọi là khoảng cách im lặng trên số tối thiểu. Vì vậy muốn tránh các sai sót khi đo huyết áp  ta nên bơm cho thuỷ ngân lên cao gần hết cột và nghe mạch  cho đến khi cột thuỷ ngân  xuống tới mức số không.

- Phương pháp đo huyết áp bằng giao động kế: (Hình 11).Khi cần biết áp  lực từng đoạn động mạch  hoặc tìm độ dao động của thành mạch ở một đoạn chi (để phát hện có tắc mạch ở đoạn đó không), người ta dùng dao động kế. Dao động kế gồm có một hộp kim khí trong đó có một áp kế A1, rung động của áp kế chuyển đến kim K, kim ấy quay trên một mặt kính đ có chia độ. Hộp kim và áp kế được nối liền nhau bởi ống  o1 và với túi hơi bởi ống o2. một ống bơm b bơm hơi vào cả hệ thống qua van v, một áp kế A2 cho biết áp lực của không khí bơm vào một ốc x dùng để  tháo bớt hơi ra: ống o2 nối hộp kím vào áp kế A1 là một ống cao su có thể  đè bẹp bằng một nút n và làm cho hai bên không thông với nhau nữa: khi ấy những thay đổi áp lực ở túi hơi chỉ  ảnh hưởng đến áp kế  A2 thôi và kim sẽ giao động mạnh.

Cách đo: sau khi buộc túi hơi vào đoạn chi mà ta muốn đo áp lực máu ta bơm không khí vào túi hơi cho đến khi áp lực cao hơn áp lực tối đa của máu, ví dụ mức 220mm thuỷ ngân (khi đó ấn vào nút n không thấy kim dao động nữa). Nếu ấn nút n mà kim còn giao động nhiều  thì phải bơm lên nữa cho đến mức mà ở áp lực ấy  ta ấn nút n kim sẽ không dao động hoặc chỉ dao động ít, gọi là dao động trên số tối đa  do mạch chạm vào bìa trên của túi cao su. Mở ốc x tháo hơi ra cho áp lực hạ xuống từng cm thì vặn ốc x lại và ấn nút n để theo một đơn vị do dao động của kim ( lấy khoảng cách giữa hai vạch trên bảng chia độ làm một đơn vị do dao động, ví dụ ta ghi 2 đơn vị dao động, 3 đơn vị dao động v.v…  nếu kim chuyển dịch 2 đoạn  hoặc 3 đoạn trên bảng), chừng nào dao động kim còn  ít ta lại tháo hơi, ví dụ đến 150mm có một dao động lớn xuất hiện, mức áp lực ấy là áp lực ngang với áp lực tối đa. Ta cứ tiếp tục tháo hơi ra cho áp lực xuống  dần từng cm  thuỷ ngân  và mỗi lần tháo hơi ra ta lại ấn nút n  và ghi các dao động của kim, ta sẽ thấy dao động lớn dần cho đến mức cao nhất rồi nhỏ dần và cuối cùng khi áp kế chỉ một mức nào đó ví dụ 80mmHg ta thấy các dao động  bắt đầu giảm đột ngột. Ta ghi chỗ đó ứng với áp lực tối thiểu. Sau đó các dao động của kim có biên độ rất thấp rồi hết dao động. Tóm lại nếu ghi các dao động trên một biểu đồ, ta sẽ có 5 vùng (Hình 12) 

+ Vùng dao động ít trên số tối đa.

+ Vùng dao động tăng đột biến, chỗ bắt đầu tăng ứng với huyết ap tối đa.

+ Vùng dao động lớn  và không thay đổi  ứng với áp lực trung bình.

+ Vùng dao động giảm đột ngột, chỗ cuối ứng với áp lực tối thiểu.

+ Vùng dao động thấp dưới mức tối thiểu.

Đo huyết áp các động mạch khác: Ta có thể đo huyết áp ở cẳng tay, ở đùi, khoeo, cổ chân. Ngoài động mạch cánh tay hay đo bằng phương pháp nghe, còn các động mạch káhc cũng  dùng phương pháp nghe nếu đoạn động mạch đó ở lớp  nông và tổ chức ở đó phẳng phiu dễ để ống nghe, còn thì dùng phươn gpháp dao động kế để đo các động mạch ở từng đoạn chi.

Đo huyết áp ở 1/3 dưới cẳng chân: ta nghe ở động mạch chày sau ở phía sau và  trong mắt cá trong.

Kết quả: huyết áp ở đây nói chung bằng huyết áp ở tay có thể số tối đa ở đây  hơn số tối đa ở tay độ 1cm . về độ dao động động mạch ở 1/3 dưới chân bằng ½ hay 2/3 dao động ở tay.

Đo huyết áp ở động mạch khoeo: đặt ống nghe ở hõm khoeo.

Kết quả:  số tối đa hơn ở tay 2cm; số tối thiểu hơn ở tay 1cm. chỉ số dao động động mạch tương tự như ở tay.

Đo huyết áp ở 1/3 dưới đùi: ở đây thường chỉ đo độ dao động mạnh  và nó bằng độ dao động ở tay.

Lợi ích của việc đo huyết áp  từng nơi ta để xem động mạch  tắc một phần hay tắc toàn phần, chẩn đoán vị trí tắc của động mạch  để quyết định chế độ điều trị. 

B – KHÁM ĐỘNG MẠCH BẰNG DỤNG CỤ

1. Chụp động mạch  sau khi ơm chất cản quang. Nguyên tắc giống  như tron gphươn gpháp chụp buồng tim và mạch lớn, dùng để xác định xem  động mạch có bị tắc không, có bị đứt không (ví dụ sau chấn thương); nếu tắc thì tắc ở đoạn nào, các nhánh bên phát triển tốt không? Từ đó ta quyết định phương pháp điều trị.

Cũng nhờ chụp động mạch, người ta có thể phát hiện các u mạch, một túi phình độn gmạch hoặc một u  ở cạnh mạch đè ép làm cản trở tuần hoàn động mạch. Do đó người ta bơm thuốc cản quang vào động mạch cảnh, chụp các nhánh của động mạch não để chấn đoán các bệnh mạch máu não, u não,v.v….

2. Động mạch đồ: Người ta dùng một máy gọi là động mạch ký đặt vào rãnh mạch để ghi, dao động của động mạch sẽ được ghi lên một biểu đồ, người ta sẽ phân tích hình dạng, biên độ của động mạch đồ, để chẩn đoán một số bệnh.

II – KHÁM TĨNH MẠCH

A- KHÁM LÂM SÀNG

1. Nhìn:

- Tĩnh mạch nổi to và quăn queo  ở chân trong trường hợp giãn tĩnh mạch.

- Cũng có trường hợp tĩnh mạch nổi to là biểu hiện thứ phát  của một bệnh khác như:

+ Tĩnh mạch cổ nổi trong suy tim.

+ Các trường hợp xơ gan teo, chèn ép tĩnh mạch lớn, viêm tắc tĩnh mạch lớn bện trong,v.v… các tĩnh mạch ngoài nông nổi lên và phát triển các  nhánh bên ổ bụng  gọi là tuần hoàn bàng  hệ. Người ta chia làm ba loại:

1.2. Tuần hoàn bàng hệ gánh chủ: Gặp trong bệnh xơ gan, máu trong tĩnh mạch gánh ứ lại đi vào các nhánh phụ để đổ vào tĩnh mạch chủ. Gặp trong các bệnh xơ gan, máu trong tĩnh mạch gánh ứ lại đi vào các nhánh phụ để đổ vào tĩnh mạch chủ trên hay chủ dưới. Trong loại tuần hoàn gánh chủ trên, các nhánh bên xuất hiện nhiều ở trên rốn, ở hạ sườn phải (nối tĩnh mạch gánh với tĩnh mạch chủ trên). Trong loại tuần hoàn gánh chủ dưới, các nhánh bên xuất hiện ở dưới rốn (nối tĩnh mạch gánh với tĩnh mạch củ dưới).

1.3. Tuần hoàn hệ chủ- chủ: ­ gặp trong các trường hợp chèn ép hoặc  viêm tắc tĩnh mạch chủ dưới, các nhánh bên xuất hiện ở bên bẹn, hai bên bụng dưới đi ngược lên trên (các nhánh nối từ tĩnh mạch chủ phần dưới đi lên tĩnh mạch  chủ phần trên chỗ tắc).

1.4. Tuần hoàn bàng hệ chủ trên: gặp trong các hội chứng chèn ép trung thất, tĩnh ạmch chủ trên bị đè, máu đổ vào tim phải qua các nhánh phụ. Ta thấy tuần hoàn bàng hệ xuất hiện ở ngực, chủ yếu bên phải, đồng thời có biểu hiện phù áo khoác, tĩnh mạch cảnh nổi to.

2. Sờ:

- Ta có thể sờ được một búi các tĩnh mạch giãn ra như trong truờng hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh, giãn đám rối  tĩnh mạch khoeo.

- Trường hoợp có lỗ thông giữa  động mạch và tĩnh mạch, ta sờ thấy rung miu ở da gần chỗ thông.

3. Nghe: Nếu chỉ khám đơn thuần hệ tĩnh mạch  thì không dùng cách nghe. Trong trường hợp có lỗ thông động tĩnh mạch  thì nghe gần chỗ thông có thể có tiếng thổi liên tục.

4. Đo huyết áp tĩnh mạch: áp lực tĩnh mạch đảm bảo cho máu ở tĩnh mạch trở về tim, càng về gần tim áp lực này càng thấp, đến nhĩ phải thì áp lực  tĩnh mạch có thể âm.

Khi tuần hoàn tĩnh mạch bị trở ngại( viêm tắc, ứ trệ,  do các bệnh suy tim, xơ gan, chèn ép, v.v…) thì áp lực tĩnh mạch tăng lên.

4.1. Phương pháp đo áp lực tĩnh mạch: người bệnh nằm ngửa không gối, tay phải đặt song song với cơ thể, kê một gối để tay ở mức cao ngang với mức tim. Ta dùng kim của áp kế tĩnh mạch  chọc thẳng vào tĩnh mạch, vì kim này thông  với áp kế  nên có thể đọc kết quả trực tiếp  trên áp kế. Muốn có kết quả chắc chắn thì  sau khi đọc kết quả lần đầu ta tháo  đầu ống rời khỏi kim để vài giọt máu chảy ra, lúc ấy áp kế không thông với tĩnh mạch nữa nên kim của áp kế chỉ số  không, ta lại lắp ống vào đốc kim, nếu áp kế lại chỉ kết quả đúng như lần đầu là đúng. Áp lực tĩnh mạch tính bằng centimet nước. Bình thường ở tay 8-14cm nước, ở chân 10-20cm nước.

Người ta còn đo bằng áp kế có cột nước, áp kế này nối với một ống cao su ở đầu lắp kim để chọc vào tĩnh mạch, khi kim đã đưa vào tĩnh mạch, do áp lực tĩnh mạch  tác dụng làm cho cột nước thông với kim dâng lên cao, ta đọc kết quả bằng chiều cao cột nước đó.

4.2. Nghiệm pháp  ấn gan: khi đo huyết áp tĩnh mạch xong ta để nguyên kim trong tĩnh mạch và dùng gan bàn tay ấn đều và liên tục lên vùng gan. Ở người bình thường khi ấn như vậy, áp lực máu tĩnh mạch  xuống một ít  rồi trở lại bình thường khi ta nhấc tay lên.

Ởngười suy tim, khi ấn gan, huyết áp tĩnh mạch tăng lên,  sau đó trở lại dần trị số ban đầu khi bỏ tay ra, nhưng trở về rất chậm, tim càng suy trở về càng chậm. Sở dĩ có hiện tượng này  vì khi ấn gan máu  trở về nhĩ phải tăng lên nhưng tâm thất phải đã suy không đủ sức  đẩy hết lượng máu thêm ấy cho nên máu ứ ở nhĩ phải làm tăng áp lực ở đây  và tiếp đó làm tăng áp lực  trong các tĩnh mạch chủ và huyết áp tĩnh mạch ngoại vi.

Trong khi ấn gan, chúng ta còn khảo sát  phản xạ gan- tĩnh mạch cảnh: ở người bình thường khi ấn gan làm tĩnh mạch cảnh nổi lên nhưng trở lại bình thường ngay  dù ta tiếp tục ấn gan lâu (vì thất phải đẩy máu đi nhanh). Trái lại ở người suy tim, khi ấn gan, tĩnh mạch cảnh sẽ nổi rất to và nếu càng giữ ấn gan lâu, tĩnh mạch cảnh càng nổi hơn, sau khi bỏ tay ấn gan, tĩnh mạch cảnh xẹp xuống dần lâu hơn, sau khi bỏ tay ấn gan, tĩnh mạch cảnh xẹp xuống dần nhưng lâu mới trở lại mức bình thường.

Đây là những biện pháp đơn giản để phát hiện tình trạng thểu năng của cơ tim  trong giai đoạn chưa tăng huyết áp tĩnh mạch.

B- KHÁM TĨNH MẠCH BẰNG DỤNG CỤ

1. Chụp tĩnh mạch sau khi bơm thuốc cản quang: Dùng chất cản quang có iod  tiêm vào tĩnh mạch rồi chụp. Phương pháp này cho biết sự +phân bố các tĩnh mạch ở lớp nông  cũng như lớp sâu, phát hiện được những tật bất thường bẩm sinh hoặc hoặc hậu phát của hệ tĩnh mạch, phát hiện chính xác  những chỗ tắc của tĩnh mạch.

2. Tĩnh mạch đồ: Người ta dùng một máy ghi thật nhậy có thể ghi được  tĩnh mạch đồ.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân