ỘC MỦ

I. Định nghĩa.

Ộc mủ là khạc đột ngột một cái túi mủ đã vỡ qua phế quản. Cơn ộc mủ xảy ra giữa cơn ho, có thể kèm nôn.

II. Lâm sàng

1. Tiền triệu:

Ho, có khi ho ra máu. Đau ngực. Thở có mùi tanh hoặc hôi.

2. Bắt  đầu đột ngột:

- Ộc mủ nặng: Ho, đau ngực dữ dội như xé, ộc mủ nhiều  làm người bệnh có lúc bị ngạt thở, tím mặt lại, mạch nhanh khó bắt, vã mồ hôi. Lượng mủ lên tới 300-500ml, có khi 1-1,5 l. sau cơn ộc mủ người bệnh tháy dễ chịu toàn trạng trở lại bình thường.

-  Ộc mủ từng phần: triệu chứng nhẹ hơn. Khối lượng mủ ộc ra cũng ít hơn: 150ml -300ml trong 24 đến 48 giờ.

-  Ộc mủ núm: khạc ra từng bãi mủ tròn bằng đồng xu.

3. Sau khi ộc mủ.

-  Ộc mủ thường là triệu chứng của áp xe phổi, cho nên sau khi ộc mủ có thể xuất hiện triệu chứng hang, nhưng nếu hang ở sâu, hang nhỏ, thì khám lâm sàng khó ohát hiện được, và cần phải chụp xquang phổi để tìm tổn thương.

-  Toàn trạng có thể tốt lên, nhiệt độ giảm, mạch trở lại như cũ, nếu mủ trong ổ áp xe được tống ra hết. Nhưng trong nhiều trường hợp phải điều trị kiên trì mới khỏi hẳn được ổ áp xe. Để theo dõi kết quả điều trị, nên ghi số lượng mủ ộc ra và mạch, nhiệt độ người bệnh hằng ngày.

III. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Phải chẩn đoán phân biệt với các trường hợp khạc ra mủ, nhưng không phải do vỡ một ổ mủ qua phế quản.

1. Gĩan phế quản: đờm mủ nhầy lắng thành ba lớp trong ống nhổ, toàn trạng người bệnh tốt, và nhất là chụp phổi không có hang, mức nước,  chụp phế quản có chất cản quang thấy hình ảnh giãn phế quản.

2. Tiết dịch phế quản: trong một số trường hợp viêm phế quản có tình trạng da tiết ở phế quản. Nhưng toàn trạng người bệnh tốt, đờm nhầy và có bọt.

3. Viêm tấy mủ  tuyến hạnh nhân, ở thành sau hay thành bên của họng: người bệnh nuốt đau có khi thường xuyên há mồm, chảy nước dãi, thăm họng rất đau, và phát hiện được ổ mủ. Chụp Xquang không thấy hình mờ hoặc hang ở phổi.

VI. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân thường gặp nhất là ápxe phổi. Người bệnh sốt cao dao động, bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng cao. Các triệu chứng hô hấp lúc đầu là ho, đau ngực, có thể có triệu chứng đông đặc. Sau khi xuất hiện cơn ộc mủ, có thể thấy hội chứng hang phổi và trên  Xquang, và trên hình thang  có mức nước và hơi. Ví dụ gây áp xe phổi thuộc loại ưa khí hay kỵ khí. Xét nghiệm vi khuẩn có giá trị chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, hơn là dựa vào màu sắc vi khuẩn và mùi thối hay tanh của mủ vì có loại vi khuẩn ứa khí cũng gây ra mủ thối.

2. Nguyên nhân ngoài phổi áp xe vỡ vào phổi.

Áp xe gan: nên cảnh giác trước những hình ảnh hang áp xe ở đáy phổi. Cần phải khám gan để loại trừ  khả năng ápxe gan.

Áp xe trung thất vỡ vào phế quản: nên chú ý tới áp xe trung thất ở người có hội chứng trung thất  kèm theo tình trạng nhiễm khuẩn rõ rệt và có ộc mủ. Chụp phổi có thể thấy vùng trung thất to bè ra.

Áp xe màng phổi vỡ vào phổi: khó phân biệt nếu không chọc tháo  mủ màng phổi, rồi chụp xquang phổi để tìm hang phổi. 

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân