CHƯƠNG IV

TRIỆU CHỨNG HỌC BỘ MÁY TIÊU HOÁ.

I. ĐẠI CƯƠNG.

Bộ máy tiêu hoá bắt đầu từ miệng tới hậu môn, gồm ống tiêu hoá và các tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, gan, tuỵ. Ngoài hai phần miệng và hậu môn ta có thể thăm khám trực tiếp được, còn lại phần lớn bộ máy tiêu hoá đầu nắm trong ổ bụng, muốn thăm khám đòi hỏi phải kết hợp nhiều phương pháp: hỏi bệnh, khám lâm sàng và cận lâm sàng.

Những bệnh về tiêu hoá chiếm một tỷ lệ khá quan trọng  trong  các bệnh  nội khoa ở Việt Nam, theo thống kê  của bệnh viện Bạch Mai từ 1959 – 1968 bệnh tiêu hoá  chiếm 20%  và tỷ lệ tử vong  chiếm  gần 20% tổng  số các bệnh nội khoa nói chung.

Những bệnh của bộ máy tiêu hoá có liên quan mật thiết đến toàn thân và ngược lại  những bệnh của toàn thân cũng có  những  biểu hiện trên tiêu hoá. Do đó khi khám bộ máy tiêu hoá phải chú ý tới toàn thân và các bộ phận khác.

Quá trình tiêu hoá là một quá trình cơ học, hoá học sinh vật học, những thay đổi bệnh lý  cũng sẽ biểu hiện cả trên các mặt: những triệu chứng chức năng, triệu chứng thực thể  và triệu chứng cận lâm sàng.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân