PHƯƠNG PHÁP LÂM SÀNG

I. BỆNH SỬ VÀ TIỀN SỬ.

Cũng giống như các  bệnh án thuộc các loại bệnh khác, nhưng ở  đây chúng ta cần chú ý  những điểm sau đây:

1. Nghề nghiệp:

- Đặc biệt hỏi những nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với những hoá chất  như chỉ, benzen, toluen… hoặc tiếp xúc với các chất phóng xạ, quang tuyến X như các  nhân viên phòng điện quang, công nhân các viện nghiên cứu phòng xạ là một trong những nguyên nhân chủ yếu của các bệnh máu ác tính: các bệnh bạch huyết, bệnh thiếu máu không hồi phục.

- Nghề nghiệp tiếp xúc với phân tươi như  trồng rau bón bằng phân bắc, rất dễ mắc giun móc câu, là một trong những nguyên nhân gây thiếu máu nhiều.

2. Các loại thuốc đã dùng.

Một số thuốc như cloroxit, quinin, sedocmit, các thuốc an thần, các thuốc chống ung thư, các hócmon, do cơ chế ngộ độc hoặc dị ứng, có thể gây ra các bệnh về máu như chảy máu dưới da hay nội tạng, suy tuỷ… nhiều khi trong quá trình điều trị một bệnh về máu bằng các thuốc kể trên có những biến chứng làm ta rất khó phân biệt  đó là biến chứng của bản thân bệnh hay do thuốc. Thí dụ đang điều trị bệnh bạch huyết  kinh bằng các thuốc hoá học, người bệnh bị chảy máu nhiều. Lúc đó rất khó phân biệt là chảy máu do thuốc hay  chỉ là đợt cấp diễn của bệnh huyết kinh. Do đó cần hỏi tỉ mỉ các thuốc  đã dùng hoặc đang dùng, liều lượng và nhất là  cố gắng tìm  mối liên quan  giữa dùng thuốc với sự xuất hiện các triệu chứng.

3. Tiền sử:

- Bản thân: chú ý đến tiền sử  chảy máu như chảy máu cam, máu lợi, máu chảy lâu cầm mỗi khi va chạm nhỏ hoặc khi tiêm, chích, nhổ răng, cắt amidan… Hỏi những rối loạn kinh nguyệt  ở phụ nữ, đặc biệt hiện tượng rong kinh, băng huyết, tiền sử chửa đẻ, nhất là những lần sẩy thai liên tiếp  làm nghĩ đến  sự  không hợp  yếu tố Rh trong máu.

- Gia đình: trước một người bệnh mắc bệnh về máu, phải hỏi tình trạng sức khoẻ, bệnh tật của anh chị em ruột, cô dì chú bác. Hỏi xem trong gia đình, họ hàng gần, có người nào  mắc những bệnh tương tự như người bệnh.

- Trong một số trường hợp nghi ngờ, hỏi người bệnh chưa đủ mà phải mời  gia đình người bệnh đến để thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Có như vậy mới phát hiện được một số bệnh về máu có tính chất gia truyền có thể đặt vấn đề điều trị và nhất là hướng dẫn cách phòng bệnh cho cả gia đỉnh đó.

II. KHÁM THỰC THỂ

Cũng như các bệnh nói chung ở đây cần chú ý đến:

1. Màu sắc do và niêm mạc.

2. Phát hiện các nốt chảy máu dưới da dưới mọi hình thái:

Chấm, mảng, cục máu. Chú ý đến điều kiện xuất hiện, địa điểm và mối liên hệ  của chảy máu  với các triệu chứng toàn thân như sốt, nổi hạch.

3. Tìm các biểu hiện khác ngoài da:

Như ngứa, ban đỏ, rối loạn sắc tố, tìm các u nhỏ hoặc lớn, các hạt nổi dưới da. Nấu cần có thể làm sinh thiết các hạt  và u này để xem vi thể.

4. Thăm khám kỹ các cơ quan có tổ chức gần giống như máu:

Hạch, gan, lách. Amidan. Chú ý phát hiện các hạch ở sau  như trung thất, trong ổ bụng.

Khám lâm sàng các bệnh nói chung  hay trong các bệnh về máu nói riêng phải toàn diện và rất thận trọng. Nó cho ta những triệu chứng đáng tin cậy, ít phụ thuộc vào sự sai lạc do kỹ thuật tiến hành. Tuy nhiên, khám lâm sàng chưa đầy đủ và còn nhiều nhược điểm, vì không phát hiện những tổn thương của các tế bào máu về hình thể, chức phận, không thăm khám được cơ quan tạo huyết  chủ yếu là tuỷ xương, nguồn của hầu hết các bệnh về máu.

Vì những lý do trên, các thăm khám cận lâm sàng  trong các bệnh về máu đóng một vai trò rất quan trọng, nhiều khi có tính chất quyết định.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân