XÉT NGHIỆM TUỶ

I. HÌNH THÁI HỌC TẾ BÀO.

Tuỷ xương sinh sản ra các tế bào thuộc ba dòng:  hồng cầu, bạch cầu có hạt và tiểu cầu. Dòng bạch cầu đơn nhân to có nguồn gốc  tổ chức liên võng nội mạc.  Các  tế bào dòng này cũng có tạo thành  trong tuỷ xương, nhưng chủ yếu là ở lách và hạch.

1. Dòng hồng cầu.

Đi từ non đến già, ta có:

- Tiền hồng cầu non,

- Hồng cầu non ưa bazơ.

- Hồng cầu non đa sắc.

- Hồng cầu non ưa axit.

- Hồng cầu  trưởng thành  không nhân.

Giữa loại hồng cầu trưởng thành  với hồng cầu  non ưa axit có một loạt những loại hồng cầu  còn di tích của nhân: hồng cầu  màng lưới thể Jolly, vòng Cabot.

2. Dòng bạch cầu có hạt.

Từ  non đến giá:

- Tuỷ bào non.

- Tiền tuỷ bào.

- Tuỷ bào.

- Hậu tuỷ bào.

- Stab.

- Bạch cầu đa nhân (giống như bạch cầu ngoại vi, nhưng nhân ít có mùi hơn), loại ưa bazơ, ưa axit, trung tính.

3. Dòng tiểu cầu.

Theo đa số các tác giả, dòng này có:

- Mẫu tiểu cầu non.

- Tiền mẫu tiểu cầu.

- Mẫu tiểu cầu.

II. TUỶ ĐỒ.

Trong nhiều trường hợp xét nghiệm công thức máu ngoại biên không biết được tình trạng tổn thương của  các tế bào máu (như trong bệnh bạch cầu thể  ẩn). Lúc đó phải lấy máu trong tuỷ xương (tuỷ đồ) để xem. Đa số là chọc  ở trong tủy xương chậu hoặc xương ức. Cũng có khi chọc ở xương  chày hoặc nơi khác.

1. Kết quả bình thường.

Giới hạn  sinh lý của tuỷ đồ  rất thay đổi. Đây chỉ nêu một tuỷ đồ bình thường: 

Dòng hồng cầu

Tiền hồng cầu non.

6

Hồng cầu non ưa bazơ.

Hồng cầu non ưa axit.

10

Hồng cầu bình sắc (già)

Dòng bạch cầu

Dòng tuỷ

Tuỷ bào non

2,5

Tiền tuỷ bào

1,5

Tuỷ bào trung tính

- Ưa Axit

- Ưa Bazơ

17,5

2,5

0

Hậu tuỷ bào trung tính

- Ưa Axit

- Ưa Bazơ

12

0,5

0

Bạch cầu đa trung tính

- Ưa Axit

- Ưa Bazơ

32,5

2

0,04

Dòng tân

Bạch cầu Lymphô

9,5

Bạch cầu đơn nhân to

2,5

Dòng một nhân

Tương bào và tế bào Turck

0,9

Dòng tiểu cầu

Mẫu tiểu cầu

0,06

Tỷ lệ: dòng bạch cầu có hạt/ Dòng hồng cầu = 3,4 – 4,5 

2. Bệnh lý:

Có bốn trường hợp thay đổi bệnh lý:

2.1. Qúa sản:

còn gọi là phản ứng tuỷ xương) gặp trong các bệnh thiếu máu do mất máu cấp. Đặc biệt là quá sản dòng hồng cầu.

2.2. Qúa sản các tế bào ác tính:

Có thể là:

- Qúa sản tế bào ác tính  dòng bạch cầu:  các bệnh bạch cầu.

- Qúa sản tế bào ác tính  dòng bạch cầu:  bệnh Vaquez (érythremie).

- Qúa sản cả hai dòng: lúc đó gọi là bệnh hồng bạch  cầu cấp (érythroleucemic).

2.3. Thiểu sản tuỷ:

Tế bào tuỷ rất nghèo nàn. Có thể  thiểu sản  một trong ba dòng hoặc cả ba dòng: hồng cầu, bạch  cầu  và tiểu cầu: bệnh suy tuỷ.

2.4. Xuất hiện các hồng cầu khổng lồ (mégaloblaste):

Bình thường loại này  không có trong  tuỳ xương. Ngoài  sự tăng thể  tích  rất lớn, người ta còn thấy  trong hồng cầu này, có sự thay đổi trong cấu trúc của tế bào.

Ngoài các xét nghiệm về công thức máu và tuỷ đồ, trong một số trường hợp người ta còn chọc hạch làm hạch đồ, chọc lách làm lách đồ hay làm nghiệm pháp co lách. Những xét nghiệm này ít có tác dụng  thực tế.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân