CÁC XÉT NGHIỆM VỀ ĐÔNG MÁU, CẦM MÁU.
Ta biết rằng hiện tượng máu cầm chảy là tổng hợp các quá trình sinh lý làm cho máu ngừng chảy. Có ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: giai đoạn thành mạch, có hiện tượng co mạch, làm hẹp chỗ đứt mạch.
Giai đoạn 2: giai đoạn tiểu cầu: tiểu cầu tập trung ở chỗ vết thương tạo thành một cái nút cầm máu. Nút này không bền vững, dễ bị vỡ, gây chảy máu lại.
Giai đoạn 3: giai đoạn huyết tương. Fibrin tạo thành một lưới làm cho các tiểu cầu tập trung được vũng chắc. Do vậy, sự hình thành cục máu đông nối liền với hiện tượng tạo thành chất Fibrin. Theo Bordet, sự tạo thành Fibrin có hai thì:
- Thì đầu: dưới tác dụng của Tromboplastin, với sự hiện diện của các protrombin trong huyết tương biến thành trombin.
- Thì hai: trombin tạo thành biến fibrinogen thành fibrin.
I. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN THÀNH MẠCH.
1. Đo sức bền của thành mạch.
Làm nghiệm pháp dây thắt, ống giác, kim châm (xem bài thiếu máu).
2. Đo thời gian máu chảy:
Thời gian này không những chỉ phát hiện yếu tố thành mạch, mà còn phát hiện cả yếu tố tiểu cầu.
Bình thường là 2-5 phút. Thời gian kéo dài: khi quá 15 phút máu còn chảy.
II. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN TIỂU CẦU.
1. Xét nghiệm tiểu cầu:
Số lượng, hình thể, độ tập trung (xem phần trên).
2. Đo thời gian đo cục huyết:
Bình thường từ 2- 4 giờ, trong ống nghiệm, cục huyết đo lại rõ rệt. Sau 8 giờ, thể tích cục cục huyết chỉ còn bằng 1/3 thể tích lúc đầu. Trong bệnh thiếu tiểu cầu, cục huyết không co lại được.
III. NGHIÊN CỨU GIAI ĐOẠN HUYẾT TƯƠNG.
1. Nghiên cứu sự đông máu toàn bộ:
1.1. Đo thời gian đông máu:
Bình thường từ 8-15 phút . trên 25 phút là bệnh lý rõ rệt. Từ 15 – 25 phút là nghi ngờ, cần làm lại hoặc theo dõi thêm.
1.2. Đo thời gian Howel (thời gian đông huyết tương).
Cho xitrat vào máu để chống đông (xitrat làm kết tủa Ca trong máu). Sau đó lại cho Ca vào chỗ huyết tương này. Thời gian làm huyết tương đông lại là thời gian Howel. Bình thường từ 2-4 phút (xét nghiệm tiến hành ở nhiệt độ 370C. Kéo dài trong bệnh máu không đông (hémophilie).
1.3. Nghiệm pháp chịu đựng heparin:
Để kiểm tra tình trạng máu dễ đông hay khó đông. Thường áp dụng trong các bệnh hay gây huyết khối như viêm tĩnh mạch, nhồi máu cơ tim.
Phương pháp tiến hành theo Oulier: dựa trên nguyên tắc lấy huyết tương cho vào các dung dịch heparin – canxi ở đậm độ khác nhau trong nhiều ống rồi tính thời gian Howel (thời gian đông huyết tương). Phải làm song song với huyết tương người bình thường để làm chứng.
Kết quả: bình thường, huyết tương ở ống nghiệm thứ tư (có 2 đơn vị heparin) đông từ 8-15 phút. Nếu đông nhanh là tình trạng dễ đông (đề phòng có huyết khối xảy ra).
2. Nghiên cứu từng yếu tố huyết tương trong đông máu.
1.1. Thời gian Quick.
Protrombin rất cần thiết cho việc đông máu để cấu tạo thành trombin. Hiện tại ta chưa định lượng được chất này, mà chỉ biết giá trị của nó qua phương pháp tính thời gian quick.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc tính thời gian đông của huyết tương đã được kháng đông bằng Na xitrat hay Oxalat, nay lại được đặt trong mỗi trường có Ca đồng thời có thừa Trombopplastin.
Kết quả: bình thường thời gian Quick là 12 giây với tỷ giá protrombin là 100% ( phải so sánh với một người được chọn làm chứng).
Thời gian Quick dài và tỷ giá protrombin hạ trong các bệnh về gan: vàng da, xơ gan… do thiếu vitamin K và nhiễm độc thuốc chống đông dicumarol.
1.2. Nghiệm pháp tiêu thụ protrombin:
Để đo gián tiếp lượng tromboplastin trong huyết tương.
Dực trên nguyên tắc: trong quá trình đông máu, toàn bộ số lượng trombinboplastin trong huyết tương được sử dụng để chuyển một phần protrombin thành trombinb. Phần protrom còn lại gọi là protrombin cặn.bình thường tỷ lệ protrombin cặn từ 10 đến 20% (như vậy là đã có từ 80 – 85% protrombin chuyển thành trombin dưới tác dụng của tromboplastin). Khi tỷ lệ protrombin cặn tăng cao (có khi đến 60% - 80%) chứng tỏ là số lượng tromboplastin huyết tương bị giảm sút.
Do vậy, qua nghiệm pháp tiêu thụ protrombin, ta tính được gián tiếp số lượng tromboplastin huyết tương.
1.3. Nghiệm pháp sinh tromboplastin.
Còn gọi là nghiệm pháp Biggs. Douglas. Nghiệm pháp cho biết trực tiếp số lượng tromboplastin và phân tích hệ thống của chất này cùng các rối loạn của nó.
1.4. Định lượng fibrinogen.
Bình thường là 3-5g trong một lít huyết tương .
Dưới 3g có thể ảnh hưởng đến việc đông máu, gặp về các bệnh tổn thương tế bào gan.
1.5. Chi đàn tính máu đông thromboélastographie.
Đây là một xét nghiệm rất mới do Harter phát hiện, xét nghiệm cho bíết toàn bộ về quá trình đông máu để bổ sung cácc xét nghiệm đã kể trên, nhưng không thể thay thế được biểu đồ đàn tính máu đông (thromboélastogramme) bình thường biểu diễn với hình thức một âm thoa. Các hằng số chiều dài biểu hiện thời gian đông máu. Hằng số chiều dọc hay còn gọi là biên độ cực đại cho biết hoạt động tiểu cầu – fibrinogen.