NHỮNG KHÁM XÉT CẬN LÂM SÀNG
ĐỂ PHÁT HIỆN NHỮNG TỔN THƯƠNG CƠ THỂ BỆNH HỌC

Những khám xét cận lâm sàng thuộc loại này có rất nhiều, nhưng đều nhằm một mục đích chủ yếu là phát hiện những tổn thương vè mặt phải giải phẫu bệnh học của bộ máy thận – tiết niệu hiện đang gây ra những triệu chứng cơ năng và thực thể mà ta khám xét thấy trên lâm sàng.  Ta có thể biết được  những tổn thương giải phẫu bệnh học đó qua những biểu hiện gián tiếp  bằng xét nghiệm nước tiểu hoặc qua những biểu hiện trực tiếp bằng sinh thiết thận.

I. KHÁM NƯỚC TIỂU.

1. Tính chât lý học.

1.1. Khối lượng:

Thay đổi từ 1,1 lít đến 1,8 lít. Đàn ông đái nhiều hơn đàn bà.

Trong suy thận, bệnh tim, xơ gan, mất nước, mồ hôi nhiều, huyết áp hạ, ăn uống ít nước, khối lượng giảm.

Trong đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng huyết áp, uống nhiều nước dùng các chất lợi niệu như đường, rau cải,  râu ngô,  chè, cà phê, thời kỳ lại sức sau viêm phổi, viêm gan do virút, thương hàn: khối lượng nước tiểu tăng.

1.2. Màu sắc: 

Thường trong, không màu hoặc có màu vàng. Màu sắc nước tiểu thay đổi rất nhiều, do sinh lý hay bệnh lý.

1.2.1. Thay đổi sinh lý:

- Lúc mệt nhọc,  sốt nhiễm khuẩn, ăn uống thái quá: nước tiểu  màu nâu sẫm.

- Uống quinin, axit picric, santonin,: nước tiểu màu vàng.

- Aên nhiều rau, thịt, nước tiểu đục do có nhiều photphat.

1.2.2. Thay đổi bệnh lý:

- Màu đỏ: có máu.

- Màu nâu: đái ra Hemoglobin, pocphyrin.

- Đục: đái ra photphat, urat; nước tiểu có mủ hoặc dưỡng chấp.

1.3. pH:

Dùng  pH kế để đo. Bình thường nước tiểu hơi axit (pH = 5,8 – 6,2)

ăn nhiều  rau, uống thuốc kiềm, pH trở nên kiềm

Suy thận, nôn nhiều, mất núơc: pH axit.

1.4. Tỷ trọng:

Bình thường tỷ trọng nước tiểu: 1,018 – 1,020.

Giảm trong suy thận, đái tháo nhạt..

Tăng trong ăn nhiều  protit, rau, đái tháo đường,

2. Phân tích về sinh hoá.

2.1. Các chất bình thường không có trong nước tiểu:

Protein, đường, dưỡng chấp, hemoglobin, muối mật, sắc tố mật (nói kỹ ở phần sau), bình thường nước tiểu không có hoặc có rất ít, không đáng kể, các chất này.  Nếu nước tiểu có các chất này, chứng ỏ có tổn thương  của hệ thống thận hoặc tiết niệu.

2.2. Các chất bình thường cũng có trong nước tiểu:

Các chất này luôn ở trong một giới hạn nhất định, ra ngoài giới hạn đó là bệnh lý:

- Urê: bình thường có 20 đến 30g/lít nước tiểu: giảm trong suy thận, tăng trong ăn nhiều thịt, một số bệnh nhiễm khuẫn cấp tính.

- Axit uric: bình thường 0,5g/lít tăng trong bệnh gút.

3. Tìm tế bào và các thành phần  hữu hình qua kính hiễn vi.

3.1. Tìm hồng cầu, bạch cầu: phải lấy nước tiểu còn mới. Bình thường có rất ít hồng cầu, bạch cầu,  2,3  vi trường mới có  một, hai hồng cầu, bạch cầu.

3.2. Các loại tế bào: tế bào biểu mô của bàng quang, niệu đạo thường không có dấu hiệu bệnh lý. Các tế bào của ống thận  thường có trong viêm thận. Các tế bào ung thư rất to, gặp trong ung  thư thận – đường tiết niệu nhưng rất khó tìm.

3.3. Tìm trụ hình: có rất nhiều  loại trụ hình:

3.3.1. Trụ hình đơn: do protein, các  hạt mỡ, các sợi huyết bị đọng lại tạo thành.

3.3.2. Trụ hình tế bào: là những trụ hình protein và một số tế bào tạo nên như: trụ hình hạt, trụ hình hồng cầu, bạch cầu. Trụ hình hạt rất quan trọng nó chứng tỏ có tổn thương viêm thận…

3.3.3. Tìm thể chiết quang: phải soi trên kính hiển vi nền đen. Đó là những giọt mỡ rất nhỏ đứng riêng lẻ hoặc thành từng đám, óng ánh có một đường chữ thập ở giữa cắt làm 4. nó do các este của cholesterol tạo nên.  Thường gặp trong hư thận nhiễm mỡ.

3.3.4. Tìm cặn kết tính: photphat, axit uric, lơxin, axalat… ít có giá trị.

3.4. Để tìm hồng cầu và bạch cầu, trụ hình được chính xác, ta áp dụng phương pháp đếm cặn của Addis. Sáng, người bệnh đi đái thật hết nước tiểu, nằm nghỉ trên giường, uống một cốc nước (200ml), 3 giờ sau, đái hết vào cốc thuỷ tinh có vạch. Ghi số lượng nước tiểu trong 3 giờ  rồi tính khối lượng trong một phút (vml). lấy 10ml nước tiểu quay ly tâm hút bỏ 9ml phần trên, còn lại 1ml cặn, lắc đều cho lên buồng đếm như đếm máu. Kết  đếm được phải chia cho  10  rồi nhân với v ml  nước tiểu trong một phút. Do đó tính được số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ hình trong một phút.

Phương pháp này rất chính xác và rất có giá trị:

3.4.1. Bình thường: mỗi phút đá ra: 1000 hồng cầu; 2000 bạch cầu.

3.4.2. Bệnh lý:

- 2000-3000 hồng cầu, bạch cầu, 20-30 trụ hạt; chắc chắn có viêm thận nhưng ổn định. Nếu số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ hình nhiều, thì viêm thận đang tiến triển.

- Trên 100.000 hồng cầu và bạch cầu: nghi sỏi thận, ung thư.

- Bạch cầu tăng nhiều (200.000), hồng cầu tăng ít (5.000): viêm bể thận hay bàng quang.

Phương pháp này chỉ có giá trị khi khối lượng nước tiểu tương đối nhiều trến80 ml trong 3 giờ.

Tất cả những kết quả  của các xét nghiệm nước tiểu trên đây, để đánh giá đúng tình trạng bệnh lý ở thận, thì bàng quang phải bình thường. Nếu bàng quang cũng có tổn thương (viêm, u…) sẽ làm sai kết quả. Lúc đó phải lấy nước tiểu từ trên thận xuống cách thông niệu quản trong khi soi bàng quang) thì xét nghiệm mới có giá trị.

3.5. Tìm vi khuẩn, ký sinh vật.

Phải thông nước tiểu vô khuẩn và đem cấy ngay, có thể quay ly tâm soi tươi. Cần tìm các loại vi khuẩn như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, trực khuẩn coli, lậu cầu khuẩn, vi khuẩn lao… (xem phần các xét nghiệm tìm nguyên nhân).

II. SINH THIẾT THẬN.

Là một phương pháp mới có giá trị chẩn đoán cao, chủ yếu cho bệnh thận, nó bổ sung cho những phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện được tổn thương  thì sinh thiết thận phát hiện được. Do đó mà ngày càng được áp dụng rộng rãi.

1. Kỹ thuật.

Hiện nay có hai phương pháp:

1.1. Sinh thiết kín: sau khi đã nhận định được chính xác vị trí của thận bằng chụp Xquang thận không thuốc cản quang, dùng kim Vim –Silverman chọc ngang đốt TL1 bờ ngoài khối cơ lưng.

1.2. Sinh thiết mở: rạch một vết mổ  nhỏ tương ứng bờ ngoài thận, dùng kim Ducrot Montera cắt một miếng thận.

Mành sinh thiết tối thiểu phải lấy được  ở cầu thận vùng trung gian và nhu mô thận mới có kết quả. Mảnh sinh thiết sẽ được xét nghiệm tấ bào học sinh hoá tế bào và kính hiển vi điện tử.

2. Chỉ định.

- Trong bệnh thận: là chỉ định chủ yếu. Thường được áp dụng trong các bệnh; bột thận, bệnh chất tạo keo, viêm thận do đái đường, tăng huyết áp thận cấp, lao thận, u thận.

- Bệnh của đường tiết niệu:  viêm thận, bể thận.

3. Chống chỉ định.

Bệnh chảy máu.

4. Tai biến.

Tai biến nguy hiểm nhất là chảy máu nặng, nhưng ít gặp. Một số tai biến khác thường gặp hơn, nhưng ít nguy hiểm hơn: đái ra máu vi thể, cục máu quanh thận, cơn  đau thận, đau hố chậu. Nếu sinh thiết mở theo Hamberger thì ít tai biến hơn.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân