XÉT NGHIỆM TÌM NGUYÊN NHÂN: VI KHUẨN VÀ KÝ SINH VẬT.

I. TÌM VI KHUẨN.

Muốn tìm vi khuẩn hoặc ký sinh vật, phải lấy nước tiểu vô khuẩn, nghĩa là phải thông đái, để tránh các tạp khuẩn bên ngoài lẫn vào nước tiểu đó đem cấy vào môi trường thường như canh thang, hoặc Lowenstein  nếu muốn tìm trực khuẩn lao.  Cũng có thể đem tiêm truyền nước tiểu cho súc vật  để tìm trực khuẩn lao.

Vi khuẩn gặp trong nước tiểu thường là: trực khuẩn coli, cầu khuẩn ruột, các loại tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn lao.

Tìm thấy vi khuẩn có giá trị chẩn đoán các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nhưng không phải cứ có vi khuẩn đều là có nhiễm khuẩn đường tiết niệu, vì ở người lành  trong nước tiểu cũng có  một số vi khuẩn (trừ trực khuẩn lao) như tụ cầu trắng, proteus. Theo Brod thấy 71% nam giới và 16,67% nữ giới mang vi khuẩn này trong nước tiểu. Nhưng chỉ giới hạn ở một mức nhất định, khi có nhều vi khuẩn vượt quá giới hạn bình thường thì trở thành bệnh lý. Do đó cách tốt nhất là đếm vi khuẩn trong vòng 24 giờ thì coi như bệnh lý.

Ngược lại khi thấy nước tiểu hoàn toàn vô khuẩn thì phải coi chừng lao đường tiết niệu. Ở giai đoạn sớm của lao đường tiết niệu, nước tiểu thường không có tạp khuẩn.

II. TÌM KÝ SINH VẬT.

Trong trường hợp đái ra dưỡng chấp, có thể lấy nước tiểu quay ly tâm và tìm thấy giun chỉ. Bệnh này ở nước ta có nhiều.

Nếu đái ra máu, có thể tìm Schristosoma, nhưng ở nước ta rất thiếu.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân