TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN YÊN 

Tuyến yên là một tuyến quan trọng, người ta  ví nó như một “ nhạc trưởng” có tác dụng điều chỉnh sự hoạt động của các tuyến nội  tiết khác.

Do đó những thay đổi về chức năng cũng như thay đổi về kích thước của nó đều có thể gây ra  những triệu chứng bệnh lý  nhất định tuỳ theo các thành phần của tuyến yên bị tổn thương.

Vì vậy cần phải biết qua giải phẫu  và sinh lý tuyến yên.

I.  NHẮC LẠI GIẢI PHẪU VÀ SINHLÝ.

1. Giải phẫu.

Tuyến yên là một tuyến rất nhỏ, nặng khoảng 0,50g, nằm ở đáy não, trong một hố gọi là hố yên, hố này dài từ  8 -10mm, tiếp giáp:

- Ở trước,  với hố xương bướm.

- Ở sau, với mảnh vuông.

- Ở hai bên, với xoang hang.

- Ở dưới, với thân xương bướm.

- trên,  với chéo thị giác, nơi tập trung của hai dây thần kinh mắt. Vì thế khi tuyến yên to ra, có thể đè vào chéo thị giác làm mất hẳn thị trường phía thái dương của người bệnh.

Tuyến yên gồm hai thuỳ chính: thuỳ trước và thuỳ sau:

1.1. Thuỳ trước gồm 3 loại tế bào:

- Tế bào không bắt màu, chiếm 52%.

- Tế bào ưa axit, chiếm 37%.

- Tế bào ưa bazơ, chiếm 11%.

Ở người bình thường, tỷ lệ các tế bào ấy  không thay đổi. Nếu có sự thay đổi vượt quá giới hạn này sẽ phát sinh ra các triệu chứng bệnh đặc biệt tuỳ từng loại tế bào.

1.2. Thùy sau: có cấu trúc giống như tổ chức thần kinh hạ khâu não.

2. Sinh lý.

2.1. Thuỳ trước có ba nhiệm vụ:

2.1.1. Điều chỉnh sự phát dục: của cơ thể do kích thích phát dục tố tiết ra  từ tế  bào ưa  axit.

2.1.2. điều chỉnh các tuyến khác nhờ  vai trò của các hocmon đặc biệt:

- Kích giáp trạng tố,  cho tuyến giáp trạng.

- Kích cận giáp trạng tố, cho tuyến cận giáp trạng.

- Kích vỏ thượng thận  tố,  cho vỏ thượng thận.

- Kích  sinh dục, cho tuyến sinh dục.

2.1.3. Tác dụng  đến sự chuyển hoá cơ bản: nhất là chuyển hoá đường, tác dụng của nó ngược lại với insulin.

2.2. Thuỳ sau:

Mặc dù tổ chức của nó không phải là một tuyến nội tiết nhưng nó vẫn có những vai trò về nội tiết. Các tinh chất thuỳ sau tuyến yên có ba tác dụng khác nhau:

- Tới tuyến giáp: do vasopressin.

- Tới bài tiết nước tiểu: do tố chống lợi niệu (vasopressin).

- Làm co tử cung, do oxytoxin.

II. HỘI CHỨNG TUYẾN YÊN.

Tuỳ tình trạng cường hay suy của mỗi thùy hoặc mỗi loại tế bào của  thuỳ trước  mà chúng ta có những hội chứng  tuyến yên riêng biệt.

Chúng tôi tạm sắp xếp các hội chứng đó một cách đại cương, theo bảng dưới đây: 

Bộ phận

Thành phần

Cường

Suy

Thùy trước (có u)

Tế bào ưa axit

Bệnh to các viễn cực

Bệnh khổng lồ

Tế bào ưa kiềm

Bệnh Cushing

Tế bào không nhiễm màu

Bệnh nhi tính

Bệnh phì sinh dục

Bệnh Simmodda

Thuỳ sau

Chưa biết

Đái nhạt

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân