HỘI CHỨNG MÀNG NÃO. 

I. ĐẠI CƯƠNG.

Màng não bao bọc hệ thần kinh trung ương. Màng não bao gồm 3 lá:

- Màng cứng:  là một màng xơ nằm sát vỏ xương.

- Màng mềm: phủ trực tiếp lên mô thần kinh, là mô rất giàu mạch máu, phân phối khắp bề mặt của não.

- Màng nhện: nằm ở giữa hai màng trên, cách màng cứng bởi một khoảng ảo, cách màng mềm bởi khoang dưới nhện khoang này là nơi lưu thông nước não tuỷ.

Màng có liên quan trực tiếp  tới vỏ  não và các dây thần kinh  sọ não.  Vì vậy, khi viêm màng não có thể gây tổn thương  đại não, và các dây thần kinh sọ não.

Hội chứng màng não do nhiều nguyên nhân gây ra.

Dù nguyên do gì trên lâm sàng, người ra cũng thấy một số triệu chứng chức năng  và thực thể nhất định.

II.  TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.

1. Tam chứng màng não.

1.1. Nhức đầu:

Là triệu chứng chủ yếu.

o Nhức đầu dữ dội, lan toả, liên tục, thỉnh thoảng có từng cơn kịch liệt hơn.

o Nhức đầu tăng khi có tiếng động, có ánh sáng chói mắt hay khi cử động thay đổi tư thế. Vì vậy làm người bệnh  phải nằm yên và quay mặt vào bóng tối.

1.2. Nôn:

Nôn vọt, nôn dễ dàng, còn  mạnh khi thay đổi tư thế.

1.3. Táo bón: 

Táo bón kéo dài, không kèm theo chướng bụng

2. Những triệu chứng kích thích chung.

2.1. Co cứng cơ:

Triệu chứng này rõ ràng và ít khi thiếu. Ở chi trên chủ yếu là co cơ gấp.

Ở chi  dưới, thân và mình, chủ yếu là co cơ duỗi, do đó người bệnh ở tư thế rất đặc biệt: đầu  ngửa ra sau, chân co vào bụng, (tư thế cò súng).

Sự co cứng ấuy biểu hiện bằng các dấu hiệu như sau:

2.1.1. Dấu hiệu cứng gáy: 

Để người bệnh nằm ngửa, đầu không gối. Một tay đỡ nhẹ phía trước ngực, một tay để phía sau gáy nâng nhẹ đầu lên, ta thấy gáy duỗi cứng, cằm không gập vào ngực được, đồng thời cả ngực người bệnh cũng nhấc lên theo. Cần phải làm nhiều lần để tránh nhận định nhầm lẫn do người bệnh cưỡng lại.

2.1.2. Dấu hiệu Keruig:

Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Tay phải nâng từ từ hai chân theo hướng thẳng góc  với mặt giường 20 độ, 30 độ, 40 độ, người bệnh đã kêu đau và phải gập lại mới chịu được.

Lúc đó ta bảo Kernig +  20 độ + 30 độ + 40 độ.

2.1.3. Dấu hiệu Brudzinski:

Người bệnh nằm ngửa, chân duỗi thẳng. Tay trái để vào bụng người bệnh, tay phãi nâng người bệnh sao cho thân người bệnh thẳng góc với giường.

Nếu có hiện tượng co cứng, ta thấy cẳng chân gập vào đùi, đùi gập vào bụng, làm cho khi ta nâng ngừoi bệnh chân phải co lại.

2.2. Tăng cảm giác đau:

Vì tăng cảm giác đau nên  khi ta bóp nhẹ cơ, gãi vào da hay châm nhẹ kim vào da, người bệnh kêu đau, phản ứng lại rất mạnh.

2.3. Sợ ánh sáng:

Chính sợ ánh sáng cũng là làm tăng cảm giác đau. Aùnh sáng là một kích thích đau làm chói mắt người bệnh.  Vì vậy người bệnh thích quay mặt vào chỗ tối.

2.4. Tăng phản xạ:

Các phản xạ gân xương thường tăng hơn bình thường.

2.5. Rối loạn thần kinh giao cảm:

o Mặt khi đỏ, khi tái.

o Dấu hiệu vạch màng não (+). Lấy móng tay hoặc một kim cùn vạch  nhẹ nhiều đường trên da bụng người bệnh, bình thường, sau khi vạch, xuất hiện các đường vạch đỏ nhưng mau mất. Trong hội chứng màng não, vết vạch đỏ thẩm hơn và tồn tại lâu mới mất.

III. NHỮNG TRIỆU CHỨNG KÍCH THÍCH NÃO VÀ TỔN THƯƠNG NÃO.

Màng não nằm sát ngay  đại não, mỗi khi màng não bị tổn thương, đều có thể ảnh hưởng  đến  đại não gây những kích thích hay tổn thương thực sự.

1. Rối loạn tinh thần. 

Có thể thấy:

o Ý thức lơ mơ, có khi lú lẫn hoặc mê sảng.

o Kích động hay sầu uất.

o Có khi đái dầm, ỉa đùn.

2. Tổn thương các dây thần kinh sọ não:

Nền não rất gần các dây thần kinh sọ.  Tổn thương vùng nền não, có thể gây tổn thương các dây thần kinh sọ não.  Các tổn thương thường gặp nhất là:

o Rối loạn vận  nhãn cầu, sụp mí, song thì, giãn đồng tử hoặc rối loạn thị giác.

o Liệt dây VII (xem bài riêng).

Đứng trước một người bệnh có triệu chứng lâm sàng như trên chỉ có thể nghi  ngờ là hội chứng màng não. Muốn chắc chắ phải chọc dò não tuỷ.

IV. CHỌC DÒ MÀNG NÃO.

Triệu chứng quan trọng để chẩn đoán xác định và chẩn đoán nguyên nhân hội chứng màng não là chọc dò nước não tuỷ.

Bình thường nước não tuỷ trong như nước suối, áp lực khi nằm là 12cm nước, khi ngồi 20cm nước. Khi xét nghiệm sẽ thấy:

- Tế  bào:  0 – 3/mm3.

- Anbumin: 0,14 – 1,45%0.

- ClNa: 7g – 8,8%0.

- Glucoza: 0,50g – 0,75%0.

- Vi khuẩn: không có

Trong hội chứng  màng não, có thể gặp ba loại nước sau đây:

1. Nước tuỷ có máu:

Do chảy máu màng não. Nếu mới bị, sẽ thấy nước đỏ hồng. Nếu bị lâu, có thể nước màu vàng, cũng có khi phải soi kính hiển vi mới thấy hồng cầu.

Cần phân biệt với trường hợp nước não tuỷ khi lấy kim chọc vào  mạch máu. Trường hợp này, nếu quan  sát sẽ thấy  những giọt nước não tuỷ càng về sau càng nhạt màu hơn. Để lâu sẽ đông lại.

Xét nghiệm:

o Anbumin: hơi tăng (do anbumin  có ở hồng cầu).

o Sinh hoá: bình thường.

o Vi khuẩn: không có.

2. Nước não tuỷ  đục hoặc có mủ rõ rệt:

Do viêm màng não mủ, gây ra bởi tạp khuẩn.

Nước não tuỷ có mủ rõ rệt và chỉ hơi vẩn đục, nhiều khi phải lắc ống nghiệm mới thấy rõ.

Khi xét nghiệm sẽ thấy:

o Về tế  bào: nhiều bạch cầu, đa số là bạch cầu đa nhân thoái hoá.

o Về sinh hoá: Anbumin  tăng, glucoza, ClNa hạ.

o Về vi khuẫn: soi tươi có thể thấy vi khuẩn gây bệnh, có khi phải nuôi cấy để xác định vi khuẩn.

3. Nước não tuỷ trong: 

Có khi do lao, virut, phải xét nghiệm để xác định từng loại:

Hội chứng màng não do rất nhiều nguyên nhân gây nên.  Chẩn đoán hội chứng màng não nhiều khi rất dễ, song chẩn đoán nguyên nhân có khi rất khó.

Thầy thuốc cần phải xác định  lâm sàng, cận lâm sàng, tiền sử bệnh để xác định  sớm nguyên nhân, có hướng điều trị.

V. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN.

Thông thường nhất bệnh ở màng não.

1.  Nước màng não có máu:

Có thể do:

1.1. Chấn thương sọ não: 

Do ngã hoặc do tai nạn xe cộ. Hoàn cảnh xuất hiện sẽ giúp ta xác định.

1.2. Chảy máu màng não:

o Do tăng huyết áp: bệnh cảnh xảy ra đột ngột, ở người đã có tiền sử tăng huyết áp từ lâu. Đo huyết áp thấy khá cao. Thường có phối hợp chảy máu não, lúc ấy có thể thấy  tổn thương thần  kinh khu trú.

o Do vở mạch máu trong phình động mạch bẩm sinh:  thường gặp ở người trẻ, bệnh ít gặp.

o Do bệnh máu: có thể do bệnh bạch cầu cấp và mạn tính, bệnh sinh chảy máu (hémogénie).

Người bệnh chẳng những bị chảy máu màng não mà còn bị chảy máu ngoài da và các phủ tạng khác. Đồng thời có những biểu hiện của bệnh chính.

2.  Nước màng não có mủ:

Viêm màng não mủ thường do  các tạp khuẩn. Các vi khuẩn thông thường  nhất là:

2.1. Não mô cầu:

Loại này thường nhẹ, những dễ gây thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp hoặc tiêu hoá.

Người  bệnh bị sốt cao 39 – 400. có những cơn rét run. Có khi kèm theo ban ngoài da. Hội chứng màng não rõ rệt.

Chẩn đoán dựa vào chọc dò tuỷ sống.

Sẽ thấy:

+  Vi khuẩn:  soi trực tiếp thấy cầu khuẩn Gram +, hình hạt cà phê.

+  Sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa hạ.

+  Tế  bào:  rất nhiều bệnh bạch cầu, đa số là đa nhân trung tính.

2.2. Phế cầu:

Thường gặp ở trẻ con hơn người lớn. Và thường là biến chứng sau viêm xoang, viêm tai, viêm phỗi… Hội chứng màng não đôi khi bị che lấp bởi bệnh tiên phát.

Chọc tuỷ sống sẽ thấy:

+  Vi khuẩn: soi trực tiếp sẽ lấy loại song cầu (nuôi cấy sẽ thấy chắc hơn).

+  Về sinh hoá và tế bào, giống loại não mô cầu.

2.3. Tụ cầu và liên cầu:

Ít gặp hơn. Thường rất nặng. Chẩn đoán cũng  dựa vào chọc tuỷ sống, soi trực tiếp hoặc nuôi cấy sẽ thấy rõ loại vi khuẩn gây bệnh.

Tóm lại, viêm màng não mủ phần lớn do tạp khuẩn, muốn chắc chắn loại nào phải xác định bằng cách trực tiếp hoặc nuôi cấy nước não tuỷ.

3. Nước não tuỷ trong.

Có thể gặp trong các bệnh:

3.1. Lao:

Thường là  lao màng não thứ phát của của một tổn thương lao khác như lao kê, lao phổi,  lao sơ nhiễm… Cần  phải phát hiện các lao tiên phát và tiến hành các xét nghiệm để phát hiện lao chung như: Xquang phổi, BCG tét, BK trong đờm.

Xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy:

+  Về sinh hoá: Anbumin tăng, Glucoza, ClNa: hạ,.

+  Về tế bào:  nhiều bạch cầu,  đa số là tân cầu.

+  Về vi khuẩn: tìm thấy BK bằng soi trực tiếp,  nuôi cấy trong  môi trường Loweinstein  hoặc tiêm chủng chuột bạch. Đây là xét nghiệm cơ bản để  xác định bệnh.

3.2. Về virut: 

Bệnh cấp nhưng lành tính. xét nghiệm nước não tuỷ sẽ thấy:

+  Về sinh hoá: Glucoza và ClNa bình thường, Anbumin tăng ít.

+ Về tế  bào: tăng rất nhiều bạch cầu, phần lớn là tân cầu (có hiện tượng phân ly đạm tế bào).

Tóm lại hội chứng màng não thường gặp trên lâm sàng. Chẩn đoán xác định tương đối dễ, dựa trên triệu chứng màng não, các triệu chứng chức năng, thực thể. Nhưng muốn chắc chắn phải chọc dò tuỷ sống, nhất là muốn tìm nguyên nhân, không chọc tuỷ sống không thể xác định chắc chắn.

Để dễ nhớ,  có thể theo dõi bảng đối chiều nước não tuỷ bình thường và bệnh lý như sau: 

Bệnh

Màu sắc

Áp lực

Tế bào

Anbumin

Glucoza

ClNa

Chú ý

Bình thường

Trong

7 – 20 cm nước

0 – 3 trong 1mm3

14 -45 mg%

50– 75mg%

>1/2 đường huyết

700–800mg%

Glucoza thay đổi theo glucoza máu

Lao màng não

Trong

Tăng

Nhiều tân cầu

Tăng

Giảm

Giảm

Tìm BK trong nước não tuỷ

Viêm màng não do virut

Trong

Bình thường hoặc tăng

Rất nhiều tân cầu

Hơi tăng

Bình thường

Bình thường

Cấy nước não tuỷ (-)

U màng não hoặc não

Trong

Tăng nhiều

Bình thường

Rất tăng

Bình thường

Bình thường

Chống chỉ định chọc nước não tuỷ

Chảy máu màng não

Đỏ

Hơi tăng

Nhiều hồng cầu

Tăng ít

Bình thường

Bình thường

Viêm màng não mủ do tạp khuẩn

Đục mủ

Tăng nhiều

Rất nhiều bạch cầu đa nhân

tăng

giảm

Bình thường hoặc giảm

Soi, cấy thấy  vi khuẩn

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân