HỘI CHỨNG TIỂU NÃO

I. GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG

Hội chứng tiểu não do tổn thương một hay hai bên bán cầu tiểu não sinh ra.

Tiểu não dính với não bằng 3 đôi cuống tiểu não:

- Cuống tiểu não dưới đi tới hành tuỷ.

- Cuống tiểu não giữa  đi tới cầu não.

- Cuống tiểu não trên đi tới  thân não.

Tiểu não gồm thuỳ nhộng (vermis) ở giữa, hai bên là hai bán cầu tiểu não, ngoài ra còn có một số nhân: nhân răng cưa (noyaux dentalés) và nhân mái (noyaux du toit).

Đứng về  mặt nguồn gốc và chức năng, người ta chia tiểu não ra:

1. Tiểu não nguyên thuỷ (Archicérébellum): gồm nhân của thùy nhộng và hai nhung não bên, đóng vai trò định hướng trong không gian.

2. Tiểu não cổ (Paléocérebellum): gồm lưỡi gà, tháp nhộng, hai cầu não bên, đóng vai trò trong việc giữ thăng bằng.

3. Tân tiễu não (Néocérebellum): gồm phần lớn bán cầu tiểu não, đóng vai trò quan trọng trong  điều hoà hoạt động.

Do đó,  khi tổn thương tiểu não sẽ thấy các triệu chứng về rối loạn thăng bằng  và điều hoà hoạt động.

II. LÂM SÀNG.

Các triệu chứng có thể thấy rất rõ  khi bện nặng, nhưng khi bệnh nhẹ phải khám tỉ mỉ để phát hiện  các triệu chứng sau đây:

1. Loạng choạng tiểu não:

Người ta chia ra làm ba loại loạng choạng tiểu não.

Loạng choạng khi hoạt động:

- Rối loạn các  vận động đơn giản: phát hiện bằng các nghiệm pháp sau đây:

o Ngón tay chỉ mũi: người bệnh nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẵng. Bảo người bệnh  lấy ngón tay trỏ chỉ vào mũi.

o Gót chân đầu  gối: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân. Bảo người bệnh lấy gót chân bên này  chỉ đúng lên đầu gối bên kia chân.

Kết quả:  người bệnh chỉ  sai tầm,  quá tầm.

- Rối loạn các động tác phức tạp:  người bệnh không  còn khả năng  động vận (asynergie), nghĩa là khi  làm một động tác phức tạp, người bệnh phân tích thành một  loạt động tác đơn giản nên khi tiến hành  thường có rối loạn.

o Nghiệm pháp nhắc chân: bảo người bệnh nhắc chân khỏi giường 50cm. do mất khả năng phối hợp trong thời gian và không gian nên người bệnh  đưa quá mạnh, quá đích 50cm.

o Nghiệm pháp nắm tay:  bảo người bệnh nắm tay, người bệnh nắm quá mạnh.

o Rối loạn các vận động liên tiếp: bảo người bệnh lật úp bàn tay liên tiếp người bệnh  làm rời rạc và chậm chạp.

Loạng choạng khi vận động: thể hiện khi người bệnh đi lại. Người bệnh đi lại chậm chạp, đi theo hình dít dắc như người say rượu.

2. Run khi làm việc:

Lúc nghĩ  không bị run, nhưng bắt đầu làm việc  thì bị run, ví dụ: khi đưa một cốc nước  lên miệng, người bệnh run và  đưa quá đích.

Khi nối  giữa hai điểm, người bệnh cũng run và thường quá đích.

Người bệnh không thể vẽ hình 5 cánh sao bằng một nét.

3. Giảm trương lực cơ:

o Khi đi lại, hai tay ve vẩy  quá mạnh.

o Sờ thấy cơ nhẽo hơn bình thường.

4. Giật nhãn cầu:

Tuỳ theo địa điễm tổn  thương mà giật nhãn cầu có thể biễu hiện  khác nhau:

o Tổn thương ở cuống não:  giật nhãn cầu theo chiều đứng.

o Tổn thương ở cầu não: giật nhãn cầu theo chiều ngang.

o Tổn thương ở hành tủy: giật nhãn cầu vòng tròn (nystagmus rotaooire).

5. Rối loạn tiếng nói:

Người bệnh nói ngập ngừng, nhát gừng. Rối loạn tiếng nói thường gặp khi tổn thương cả hai bên bán cầu tiểu não.

6. Nếu nguyên nhân gây  hội chứng tiểu não

Là  một bọc mủ hay một khối  thì có thế thấy hội chứng tăng áp sọ.

III. CHẨN ĐOÁN.

Chẩn đoán xác định: chỉ cần dựa vào lâm sàng cũng có thể  xác định được hội chứng tiểu não.

Chẩn đoán nguyên nhân: chẩn đoán hội chứng thì  dễ nhưng  chẩn  đoán nguyên nhân,  nhiều khi rất khó. Các nguyên nhân chính, thường gặp trong hội chứng  tiểu não là:

- Nhiễm khuẩn: bọc mủ, thường do viêm mủ tai hoặc viêm tai xương chũm.

- U tiểu não:  thường do các khối u  ở hố  não sau, nhất là góc  cầu  - tiểu não. Hay gặp nhất là u của dây thính giác.

- Chảy máu vùng tiểu não.

- Teo tiểu não: tiến triển chậm, xuất hiện  muộn, thường ở trên 50  tuổi. 

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân