HỘI CHỨNG VIÊM NHIỀU DÂY THẦN KINH.
Danh từ viêm nhiều dây thần kinh dùng để chỉ một nhóm bệnh gây tổn thương các dây thần kinh ngoại biên, nhất là tổn thương ở các đoạn xa của tứ chi.
I. GIẢI PHẪU BỆNH HỌC.
Tổn thương điển hình trong viên nhiều dây thần kinh là thoái hoá từng đoạn xung quanh trục thần kinh, nghĩa là trên một dây thần kinh, có đoạn bị thoái hoá, có đoạn lành; thường thoái hoá các bao myelin, trục thần kinh thường không bị tổn thương.
Thường tổn thương ở nhiều dây thần kinh và năng nhẹ không đều nhau.
Tổn thương có thể ở các neron vận động của sừng trước tuỷ, đặc biệt gặp trong viêm nhiều dây thần kinh do nhiễm khuẩn.
Ngoài ra còn gặp các tổn thương thứ phát các sợi phát các sợi cơ, kiểu teo cơ do thần kinh.
II. LÂM SÀNG.
Viêm nhiều dây thần kinh thường do nhiều nguyên nhân. Mỗi nguyên nhân đều có các hình thái lâm sàng riêng. Song dù do nguyên nhân gì, hội chứng viêm nhiều dây thần kinh cũng biểu hiện ở mấy triệ u chứng chung sau đây:
1. Rối loạn cảm giác.
- Rối loạn cảm giác chũ quan: lúc đầu, người bệnh có cảm giác tê buồn ngoài da, kiến bò. Vềsau, có thễ bị chuột rút và đôi khi có cơn đau tự phát, cơn đau liên tục và đau cách và thường xảy ra ban đêm. Đau như phải bỏng hoặc như vết dao cắt.
- Rối loạn cảm giác khách quan: khi ấn sâu vào khối cơ hoặc dọc dây thần kinh, hoặc có khi chỉ kích thích nhẹ trên mặt da cũng kêu đau. Chỉ một vật nhẹ đè lên da, người bệnh cũng không chịu được.
Các rối loạn cảm giác này thường gặp ở hai chi dưới.
Trong một số trường hợp ngừoi bệnh mất hẵn cảm giác.
2. Rối loạn vận động.
Có thể thấy bại hoặc liệt mềm hai chi dưới hoặc 4 chi, phối hợp với giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Các phản xạ gân xương có thể bình thường hoặc trong một thời gian dài, đôi khi lại hơi tăng.
Bại hoặc liệt, thường bị cả hai bên, đối xứng nhau và thường ở cái đoạn xa.
Ở chi dưới, thường bị ở nhóm cơ ngoài cẳng chân, rồi đến cơ duỗi ngón cái và các cơ duỗi nói chung đều bị . chân trở nên lủng lẳng, ngón chân cái ở thư thế gấp. Quan sát lúc đi lại, sẽ thấy dáng đi kiểu chân rũ (steppage à la marche).
Ở chi trên: liệt hoàn toàn cơ duỗi ngón tay, làm cho bàn tay rũ xuống. Như “ cổ cò”.
Liệt có thể ở cả các cơ ở thân và một số dây thần kinh sọ, đặc biệt là vận động mắt và vòm hầu. Có thể bị liệt cả cơ hô hấp.
Do liệt ngoại biên, nên có thể thấy các rối loạn khác kèm theo như:
- Teo cơ: teo cơ có khi xảy ra nhanh, có thể trở nên teo vĩnh viễn, kèm theo thoái hoá xơ ở các cơ. Nhưng nói chung, nếu được điều trị sớm thì thường hồi phục nhanh chóng.
- Rối loạn về phản ứng điện: giảm hoàn toàn hoặc giảm nhẹ kích thích dòng faradic.
3. Rối loạn phản xạ.
Các phản xạ gân xương, lúc đầu giảm, về sau mất hẳn. Các phản xạ da, niêm mạc có khi cũng mất.
Các rối loạn trên, lúc đầu ở các đoạn xa của tứ chi, và ở một số nhóm cơ, sau lan dần vào gốc chi và toàn bộ các chi đều có thể bị.
III. NGUYÊN DO.
Nguyên do gây viêm nhiều dây thần kinh có khá nhiều. Có thể sắp xếp ra mấy loại sau đây.
1. Viêm nhiễm dây thần kinh do thiếu Vitamin B1.
Do trong thức ăn thiếu vitamin B1 hoặc do không hấp thu được vitamin B1.
Bệnh thể hiện bởi ba loại triệu chứng: phù, rối loạn tim mạch, viêm nhiều dây thần kinh.
Điều trị vita min B1 lìêu cao thì khỏi nhanh.
2. Do chuyển hoá:
Gặp trong một số bệnh chuyển hoá như: bệnh đái tháo đường, bệnh gút.
Các người bệnh đái tháo đường không được điều trị, trong một thời gian lâu, có thể bị viêm nhiều dây thần kinh.
3. Do nhiễm khuẩn:
Một số bệnh do vi khuẫn và virut có thể kèm thêm viêm nhiều dây thần kinh. Đặc biệt hay bị viêm nhiều dây thần kinh trong bệnh bạch hầu.
4. Do ngộ độc:
Ngộ độc rượu kinh niên, gây thiếu vitamin B1. thiếu vitamin B1 ở đây có thể do: chế độ ăn quá nhiều đường hoặc biếng ăn, có thể do hấp thu kém ( rối loạn tiêu hoá ở người uống rượu), hoặc do sử dụng kém.
Thực ra, ngoài thiếu vitamin B1, ở đây còn thiếu cả B2, B6, B12 và PP…
Ở các nước tư bản, ngộ độc gây viêm nhiều dây thần kinh chiếm hàng đầu và tới 80% so với các nguyên nhân khác.
Ở núơc ta, nguyên nhân này rất hiếm. Nhưng do nền công nghiệp của ta tiến triển nhanh chóng, chúng ta cần nhanh chóng phát hiện các trường hợp viêm nhiễm dây thần kinh ở công nhân tiếp xúc với các kim loại nặng như: chì, asen, thuỷ ngân. Trong các loại ngộ độc gây viêm nhiều dây thần kinh, ngộ độc các kim loại nặng kinh niên cũng là một nguyên nhân quan trọng.
IV. CHẨN ĐOÁN.
Chẩn đoán xác định liệt mềm ngoại biên hai chi dưới hoặc tứ chi nhiều khi còn dễ, song chẩn đoán nguyên nhân có khi gặp khó khăn.
Trong viêm nhiều dây thần kinh, thường trước tiên gây liệt hai chi dưới, do vậy các nguyên nhân liệt mềm hai chi dưới cần phải chẩn đoán phân biệt với:
1. Viêm nhiều rễ dây thần kinh.
Chẩn đoán phân biệt khó khăn nhất vì về lâm sàng rất giống nhau. Nhưng ở đây, rễ dây thần kinh nằm trong tuỷ sống nên khi có viêm sẽ rối loạn nước não tuỷ: anbumin sẽ tăng nhiều, tế bào bình thường ( hiện tượng phân ly đạm – tế bào).
Hội chứng viêm nhiều rễ dây thần kinh này thường do virut và tiến triễn lành tính, sau một thời gian bệnh sẽ khỏi.
2. Hội chứng đuôi ngựa:
Liệt ngoại biên hai chi dưới. Nhưng có khác là có rối loạn cơ tròn, và rối loạn cảm giác rất đặc biệt: mất cảm giác vùng dây đáy chậu và sinh dục.
3. Bệnh bại liệt trẻ em:
Liệt ngoại biên, song không có rối loạn về cảm giác.
4. Các bệnh ở tuỷ sống, như xơ rải rác cấp, viêm tuỷ cấp:
Lúc đầu cũng gây liệt mềm, tổn thương có thể rộng song thường có rối loạn cơ tròn, có tổn thương bó tháp và thường chuyển sang liệt cứng.