THĂM KHÁM LÂM SÀNG

I. TRIỆU CHỨNG CHỨC NĂNG

1. Đau xương: đau xương có thễ gặp trong bệnh xương nhưng cũng gặp trong các bệnh khác. Tính chất đau ở đây là:

- Đau sâu.

- Lan dọc theo chiều dài của xương.

- Đau tăng lên khi hoạt động, khi ấn hoặc bóp vào.

2. Gãy xương tự nhiên: trong một số bệnh, đồ bền chắc của xương giảm nhiều 
(bệnh  mềm xương, rỗ xương..),  xương có thễ gãy tự nhiên qua một va chạm, chấn thương nhỏ và có khi chỉ vận động mạnh hơn bình thường cũng làm gãy.

II. TRIỆU CHỨNG THỰC THỂ.

Kết hợp quan sát sờ nắn, ta phát hiện các triệu chứng:

1. Những thay đổi về hình dáng và kích thước: xương có thễ thay đổi hình dạng như cong, gập…hoặc thay đổi  kích thước như dày mỏng, dài, ngắn hơn bình thường… khi khám nên đối chiếu so sánh hai bên, so sánh từng đoạn và so sánh với người bình thường.

2. Phát hiện những khối u của xương: ta có thễ thấy một hay nhiều khối u. đặc  điểm của các khối u xương là:

- Cố định trên thân xương không có di động.

- Mật độ thường rắn như xương, nhưng đôi khi có thể chắc hoặc mềm (bệnh đau tuỷ xương Kahler).

- Những u ở nông và có nhiều mạch máu, có thể làm cho vùng  da  ở ngoài nóng khi sờ.

- Trong  một số khối u xương (ác tính) khi khám có thể tìm thấy một  dấu hiệu đặc biệt  là lép bép dưới tay khi nắn, do các thớ xương ở đó ròn và mỏng.

3. Phát hiện  các vùng xương bị phá huỷ: nói chung khó phát hiện trên lâm sàng, trừ trường hợp vùng phá huỹ rộng và nông( vòm sọ,  trong bệnh đau tuỷ xương), ta có thể sờ thấy một vùng xương bị khuyết.

Gãy xương ở các chi dễ phát hiện trên lâm sàng, ngược lại gãy các xương ở sâu ( sườn, lún cột sống…) thường kín đáo khó thấy.

Tóm lại các triệu chứng lâm sàng của xương nói chung không phong phú, không đầy đủ, chỉ có tính chất gợi ý chẩn đoán, muốn đánh giá tình trạng tổn thương, nguyên nhân tổn thương của bệnh xương, nhất định phải dựa vào các phương pháp cận lâm sàng, trong đó Xquang đóng một vai trò rất quan trọng.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân