CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH PHÙ.

Phát hiện phù thường dễ, vì:

1. Trong trường hợp rõ: sự ứ nước trong tổ chức dưới da thường  làm cho:

- Những bệnh có cảm giác nặng nề.

- Những vùng bị sưng phù to, căng mọng, làm che lấp các chỗ lồi lõm bình thường (mắt cá, nếp răn, đầu xương).

- Màu da vùng đó nhợt nhạt.

2. Trong trường hợp kín đáo. Sự ứ nước  có thể  chưa nhiều để biểu hiện  thành những triệu chứng lâm sàng rõ rệt, nhưng thường đủ để làm thay đổi cân nặng cuả người bệnh  một cách nhanh chóng, cho nên những trường hợp kín đáo,  cần phải cân người bệnh hằng ngày: tăng lên 1 -2,5kg trong vài ngày chỉ nó để giải thích  được bằng hiện tượng phù.

Sau khi đã xác định được phù, muốn tìm nguyên nhân cần phải:

- Nhận định kỹ tính chất phù.

- Phát hiện các triệu chứng kèm theo.

I. NHẬN ĐỊNH TÍNH CHẤT PHÙ.

- Mức dộ (nhiều hay ít) và tiến triển hình (nhanh hay chậm): tốt nhất nên theo dõi cân nặng để được chính xác và cụ thể.

- Vị trí: phù toàn thân hay khu trú một vùng và xuất hiện đầu tiên ở đâu?

- An lõm hay không?

- Sự liên quan với thời gian (buổi sáng ngủ  dậy thì không thấy phù, mà chỉ  xuất hiện về chiều: phù do suy tim ở thời kỳ đầu) hoặc với tư thế người bệnh (phù  xuất hiện  khi đứng lâu) phù tim trong thời kỳ đầu, phù tĩnh mạch).

- Tác dụng của chế độ ăn nhạt: thường khá rõ rệt  trong phù do suy tim, do xơ gan và nhất là  trong phù do viêm cầu thận cấp.

II.  PHÁT HIỆN CÁC TRIỆU CHỨNG KÈM THEO.

  1. Phản ứng mức độ nước.

- Tình trạng các màng phổi màng bụng: thường có tràn dịch  trong các trường hợp phù to, nước dịch có thể trong hoặc hơi vàng chanh nhưng bao giờ cũng  có ít protein và Rivalta (-) vì là dịch thấm.

- Số lượng núơc tiểu thải tiết trong 24 giờ: nói chung tất cả các trường hợp phù (trừ  phù do viêm tĩnh mạch và phù do bệnh bạch mạch) đều làm cho người bệnh đái ít. Mức độ giảm  số lượng nước tiểu  thường tỷ lệ với  tình trạng phù:  phù càng nhiều, người bệnh càng đái ít.

  1. Chỉ điểm cho một cản trở  cơ giới trên hệ tuần hoàn.

- Tuần hoàn bàng hệ: ở ngực( chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở hệ tỉnh mạch  chủ trên,  thường có trong hội chứng trung thất); ở hạ sườn phải và thượng vị (chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở hệ thống cửa chủ, thường có trong phù xơ gan): ở bẹn và hạ vị ( chỉ điểm cho một cản trở  cơ giới ở tĩnh mạch chủ dưới, thường có  trong các trường hợp tắc hoặc chèn ép các tĩnh mạch chi dưới).

- Xanh tím:  ở môi, ở mặt, chỉ điểm cho một cản trở cơ giới ở tĩnh mạch chủ trên  hoặc tuần  hoàn hoàn lớn, hoặc ở các chi tương ứng với  tĩnh mạch  có bệnh

Gan to mềm,  tĩnh mạch cổ nổi, phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+): chỉ điểm cho phù do suy tim phải.

- Khó thở: nhiều hoặc ít,  thường có trong phù do suy tim.

  1. Chỉ điểm cho một viêm nhiễm địa phương.

- Tình trạng nóng, đỏ, đau ở vùng đó.

- Sưng các hạch tương ứng với vùng đó.

- Sốt nhiều hoặc ít.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân