CÁCH KHÁM MỘT NGỪƠI BỆNH KHÓ THỞ.

Cần nhận định:

I. TÍNH CHẤT CỦA KHÓ THỞ.

1. Cách xuất hiện: đột ngột hay dần dần.

- Đột ngột  như trong tràn khí màng phổi, phù phổi cấp, hoặc cơn hen phế quản.

- Dần dần, nghĩa là  khó thở đã có 2-3 ngày nhưng lúc đầu còn ít, sau bệnh càng tiến triển, khó thở tăng dần đến mức khó thở nhiều và là lý do để đưa người bệnh đến  bệnh viện như  trong suy tim phải, viêm phế quản phổi tràn dịch màng phổi  lao…

2. Lần  đầu tiên hay đã tái phát nhiều lần: một ví dụ điển hình của khó thở đã tái phát nhiều lần  là cơn hen phế quản.

3. Hoàn cảnh xuất hiện cơn khó thở:

- Khi gắng sức, như trong: suy tim, khí phế thủng.

- Khi thay đổi thời tiết hay khi  gặp phải chất sinh dị ứng, như trong khó thở do hen phế quản.

- Trong một số bệnh cảnh nhiểm khuẩn, như khó thở do viêm phế quản phổi,  do lao kê, do viêm thanh quản, bạch hầu.

4. Khó thở ở thì não:

- Khó thở ra như trong hen phế quản.

- Khó thở vào như  trong  khó thở thanh quản, tràn khí hay tràn dịch màng phổi.

II. MỨC ĐỘ KHÓ THỞ.

Có thể đánh giá mức độ nhiều hay ít của khó thở dựa vào:

1. Vẻ mặt bề ngoài của người bệnh: ngơ ngác, lo sợ có khi  đổ mồ hôi.

2. Tư thế  của người bệnh: nhiều khi người bệnh không nằm được phải:

- ngồi dậy cho dễ thở, như trong tràn khí màng phổi

- Hoặc ở tư thế nằm ngửa, nửa ngồi (thê Fowler), rất thường có trong khó thở do suy tim, nhất là phù phổi cấp, trong khó thở do tràn khí màng phổi do viêm phế quản phổi.

- Thậm chí có khi phải chống hai tay xuống đùi, hoặc tì tay vào nhánh cửa sổ, hoặc thành giường để thở, như trong khó thở  do cơn hen phế quản.

3. Nhịp và biên độ thở: nhận định dựa trên cử động của lồng ngực hoặc thành bụng.

- Thở nhanh nhưng nông,  như trong khó thở do suy tim, do lao kê và nhất là  do viêm phế quản  phổi biểu hiện  khá rõ rệt ở trẻ em (cánh mũi phập phồng).

- Thở với biên độ và tần số tăng dần đến một mức độ nào đó, rồi thở với một biên độ  và tần số giảm dần, rồi ngừng thở để trở lại một đợt thở khác với biên độ  tăng dần như trên: nhịp Cheyne – Stokes.

- Thở vào rất sâu, sau đó người bệnh  ngừng thở một lúc, rồi thở ra rất ngắn, để  rồi lại tiết  tục các đợt  sau như vậy: nhịp Kussmaul.

4. Ảnh  hưởng  của thở  đối với trao đổi  khí: biểu hiện cụ thể  ở lâm sàng  là  xanh tím, xuất hiện  sớm nhất  ở môi, lưỡi.

III. CÁC BIỂU HIỆN KÈM THEO.

Cần phát hiện các triệu chứng chỉ điểm cho một bệnh lý ở:

1. Hệ thống hô hấp trên: khí quản và nhất là thanh quản (khó  thở thanh quản) biểu hiện bằng:

- Tiếng thở rít (cornage).

- Hiện tượng lõm ở hố trên ức và  dưới ức (tirage sur et sous sternal).

Những biểu hiện đó bắt buộc chúng ta  phải khám họng và soi thanh quản  cho người bệnh.

2. Hệ thống hô hấp dưới: biểu hiện bằng các triệu chứng  và nhất là các hội chứng  bệnh lý đã học  ở chương hô hấp.

Nhưng nhiều khi triệu chứng bệnh lý ở phổi chỉ  làhậu quả của một bệnh timgây rối loạn ở tiểu tuần hoàn,  cho nên cần tìm thêm  các triệu chứng chỉ điểm  một bệnh lý ở:

3. Hệ thống tim mạch.

- Các  tiếng bệnh lý  ở tim,  nhất là tiếng ngựa phi.

- Tình trạng  mạch và huyết áp  ( tăng huyết áp?).

- Các biểu hiện khác của suy tim: phù, gan.  Tĩnh mạch cổ  nổi, đái ít…

Ngoài ra còn chú ý đến:

4. Cơ địa của người bệnh.

- Cơ địa dị ứng.

- Cơ địa đái tháo đường, suy thận hoặc lao tiến triển.

Cách khám bệnh  có hệ thống nói trên, sẽ cung cấp cho chúng ta những yếu tố  để chẩn đoán nguyên nhân khó thở.

 

Chương 01: Đại cương
Chương 02: Triệu chứng học bộ máy tuần hoàn
Chương 03: Triệu chứng học bộ máy hô hấp
Chương 04: Triệu chứng học bộ máy tiêu hoá
Chương 05: Triệu chứng học về máu
Chương 06: Triệu chứng học hệ thống thận – Tiết niệu
Chương 07: Triệu chứng học về nội tiết
Chương 08: Triệu chứng học thần kinh
Chương 09: Triệu chứng học hộ máy vận động (cơ, xương, khớp)
Chương 10: Các hội chứng toàn thân