A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Z

 

CALCINOL RB / CALCINOL-1000

RAPTAKOS BRETT

Viên nén : chai 100 viên.

Bột sủi bọt pha dung dịch uống : gói 6,7 g, hộp 10 gói.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Calcium carbonate 375 mg
Calcium phosphate 75 mg
Calcium fluorure 0,5 mg
Magnésium hydroxyde 50 mg
Cholecalciferol (vitamine D3) 250 UI
(mỗi viên cung cấp 180 mg nguyên tố calci)

 

cho 1 gói
Calcium carbonate 2,5 g
tương đương : nguyên tố calci 1000 mg
Cholecalciferol hạt (vitamine D3) 400 UI

DƯỢC LỰC

Các muối calci đóng vai trò quan trọng trong sự điều hòa tính thấm của màng tế bào đối với sodium và potassium, tính toàn vẹn của niêm mạc, tính gắn dính của tế bào. Nồng độ calci tăng làm giảm tính thấm và ngược lại. Calcium carbonate là dạng có hàm lượng calci cao nhất (40%) nhưng có tác dụng phụ là gây táo bón.

Viên nén : Phosphate đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nồng độ calci trong các mô. Nồng độ phosphate trong huyết tương giảm thấp sẽ làm gia tăng lượng calci trong máu và ức chế sự tích tụ calci vào xương. Sinh tố D3 kích thích trực tiếp ống lượn gần tái thu phosphate. Thuốc đảm bảo được tỉ lệ Ca : P là 1,8 : 1,0 là tỷ lệ cần thiết cho sự phát triển xương.

Tác dụng nhuận tràng của phosphate magnesium hydroxyde giúp khắc phục tác dụng phụ gây táo bón của các muối calci. Bằng cơ chế cạnh tranh, magnesium còn được sử dụng để ngăn cản quá trình calci tạo phức hợp hoặc tạo các muối không tan với phytate trong thức ăn khiến không thể hấp thu được.

Fluore bằng con đường tiếp xúc trực tiếp cũng như qua đường máu làm cho men răng bền vững cũng như làm giảm tỷ lệ sâu răng. Fluore còn có vai trò quan trọng trong sự phát triển xương.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu :

Calci được hấp thu ở phần trên của ruột non. Ở người lớn khỏe mạnh, lượng hấp thu được chiếm khoảng 1/3 lượng ăn vào. Sinh tố D làm gia tăng sự hấp thu calci và phosphate từ ruột đồng thời huy động calci vào trong xương. Phytate và oxalate có thể tạo phức hợp hay tạo muối không tan với calci làm cho calci không hấp thu được. Sinh tố D kích thích sự hấp thu phosphate từ ruột và điều này dẫn đến tác dụng của sinh tố D trên sự chuyển vận calci.

Magnesium hydroxyde là dạng mặc dù không tan nhưng vẫn có thể có khoảng 5-10% magnesium được hấp thu, do đó một liều lượng nhất định trong máu có thể nguy hiểm cho người bị suy thận.

Phân bố :

Hệ xương chứa 90% lượng calci trong cơ thể. Các mảnh cấu trúc của xương không chỉ cấu tạo bởi calci mà còn bởi nhiều loại muối vô cơ khác bao gồm sodium, potassium, magnesium, carbonate và fluore. Trong huyết tương, 40% lượng calci ở dưới dạng kết hợp với protéine, 10% phân tán và tạo phức hợp với anion như citrate và phosphate, số còn lại phân tán dưới dạng ion calci. Phosphate hiện diện trong huyết tương, dịch nội bào, collagen và mô xương.

Bài tiết :

Calci được bài tiết qua hệ tiêu hóa như qua nước bọt, mật và dịch tụy để thải qua phân. Calci cũng được bài tiết đáng kể qua sữa mẹ và mồ hôi. Calci được thải trừ qua nước tiểu và có mối liên quan với việc bài tiết sodium. Calci được tái thu tại ống lượn gần dưới ảnh hưởng của PTH và tại ống lượn xa dưới ảnh hưởng của sinh tố D. Phosphate và magnesium được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.

CHỈ ĐỊNH

Tình trạng thiếu calci (như còi xương, loãng xương, suy dinh dưỡng) và trường hợp gia tăng nhu cầu calci (như trẻ em đang lớn, mẹ mang thai, mẹ cho con bú).

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Dị ứng với các thành phần của thuốc. Tránh dùng kéo dài trên bệnh nhân suy thận (viên nén) ; tăng calci huyết ; cường phó giáp trạng ; tăng calci niệu ; sỏi niệu ; hội chứng Zollinger-Ellison ; trị liệu song song với digoxine (cần theo dõi cẩn thận lượng calci máu).

THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Viên nén có chứa magnesium là chất cần tránh dùng cho trường hợp suy thận cấp và tăng urê huyết.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Tăng calci máu nguy hiểm khi dùng chế phẩm có calci kèm với verapamil, thuốc lợi tiểu loại thiazide, digitalis. Dùng chung làm giảm tác dụng của salicylate và tăng tác dụng quinidine.

TÁC DỤNG NGOẠI Ý

Rối loạn tiêu hóa hiếm gặp. Ở liều cao có thể có triệu chứng của tình trạng tăng calci huyết và tăng calci niệu bao gồm biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, táo bón, đau bụng, khô miệng, khát nước và đa niệu.

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Viên nén :

Người lớn : mỗi lần 2 viên, ngày 2-3 lần, nên uống 1-2 giờ sau bữa ăn.

Trẻ em : nửa liều người lớn.

Có thể nhai, ngậm hay nuốt nguyên viên.

Gói :

Mỗi ngày 1 gói. Cho 200 ml nước chín vào ly. Vừa trút từ từ gói thuốc vào vừa khuấy đều. Uống ngay.





 

 
 

 

 

Chọn tên theo mẫu tự

A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Z