Thận trọng khi dùng thuốc nhỏ mắt  

Những thuốc nhỏ mắt như corticosteroid có thể gây nhiều tác dụng phụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, loét giác mạc dai dẳng, bội nhiễm, ức chế tuyến yên - vỏ thượng thận. Khi ngừng thuốc có thể bị tăng áp lực nội sọ.

Hiện có trên 40 loại thuốc nhỏ mắt thông thường, ở các dạng khác nhau như dung dịch, huyền phù, mỡ hoặc crem, và hàng trăm hoạt chất và phụ gia khác nhau. Trong đó:

- Nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn thường dùng: kháng sinh chloramphenicol, neomycin, tetracyclin, azithromycin, tobramycin, framycetin, các dẫn xuất quinolon, sulfamid.

- Nhóm chống dị ứng: diphenhydramin, chlorpheniramin, naphazolin, antazolin, emedastin...

- Nhóm thuốc cường giao cảm, co mạch: phenylephrin, tetrahydrozolin.

- Nhóm thuốc corticosteroid (chống viêm và dị ứng): Dexamethason, hydrocortison, fluorometholon, prednisolon, betamethason...

- Nhóm thuốc sát khuẩn: Naborat, boric acid, glycerin, thiomertal...

- Nhóm thuốc vitamin: A, C, B1, B2, B6, E...

- Nhóm thuốc nước mắt nhân tạo, trị khô mắt: propylen glycol, polividone, dextran, polivinyl alcohol, NaCMC, Nachlorid...

Một số lưu ý khi dùng thuốc:

- Thuốc chứa Chloramphenicol có nguy cơ gây thiếu máu bất sản hay gây loạn sản máu. Không dùng cho trẻ sơ sinh.

- Thuốc thuộc nhóm quinolon như ciprofloxacin, ngoài trường hợp quá mẫn, thuốc còn gây kết tủa tinh thể hoặc vảy tinh thể, cảm giác có dị vật ở mắt, ngứa, sung huyết, sưng mi mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, buồn nôn, giảm thị lực.

- Các thuốc kháng sinh dùng đồng thời có thể gây kháng chéo, dị ứng chéo, ví dụ chloramphenicol không dùng đồng thời với penicilin, cephalosporin, gentamicin, tetracyclin, vancomycin, sulfadiazin.

- Thuốc nhỏ mắt corticosteroid, với các biệt dược quen thuộc như chlorocid H, Neodexa, Ophtason, Poly Pred, Levodexa v.v... Thuốc có thể gây viêm giác mạc nông, loét giác mạc dai dẳng thậm chí thủng nhãn cầu, nhiễm nấm mắt, chậm lành vết thương, teo cơ và tăng áp lực nội sọ khi ngừng sử dụng thuốc, nhất là dùng thuốc dài ngày và không giảm dần liều. Đặc biệt, học sinh mải mê vi tính, lúc đầu dùng thuốc thấy mắt sáng nên liên tục dùng, thấy, sau thấy cơ mắt teo đi, nhìn mờ dần, đi khám mắt thì đã muộn.

- Thuốc nhỏ mắt có chất kháng histamin, chống dị ứng, với các biệt dược như daiticol, daiguku, opcon A, Rohto... Những người bị đỏ ngứa mắt, mỏi mắt, cay mắt do đọc sách, vi tính, gió, bụi, nhỏ một giọt cảm thấy cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc gây khô mắt keo dịch tiết. Nếu dùng dài ngày dịch tiết ở mắt keo lại sẽ khó nhìn hơn, càng khó chịu khi không có thuốc. Thậm chí có thuốc còn gây nhức đầu, mộng mị, nhìn mờ, nhuộm màu giác mạc, khó chịu như có dị vật ở mắt, sung huyết, chảy nước mắt. Cần thận trọng khi dùng thuốc cho người bị tăng nhãn áp.

- Cần chú ý tới thuốc nhỏ mắt có các chất cường giao cảm như phenylephrin, tetrahydrozolin, với các biệt dược như nydrin P, visine, spersallerg, V.Rohto... Thuốc cấm sử dụng cho người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, glôcôm, cường giáp.

Dược sĩ Phạm Thiệp, Sức Khỏe & Đời Sống


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa