DÙNG THUỐC NHỎ MẰT
THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
BS. NGUYỄN CƯỜNG NAM
Mắt bạn đỏ và đau. Bác
sĩ cho bạn l loại thuốc nhỏ. Thuốc tác dụng như thế nào? Khi dùng có nguy
hiểm không? Cách dùng ra sao?
Thuốc nhỏ mắt là l loại
thuốc được trình bày dưới dạng thuốc nước vô khuẩn để nhỏ vào mắt. Tùy theo
tác động chính của thuốc, người ta phân biệt ra nhiều loại: thuốc sát khuẩn,
kháng sinh, thuốc chữa cườm nước, chống dị ứng, thuốc làm nở đồng tử... Muốn
thuốc được hữu hiệu, cần phải nhỏ cho đúng cách: bạn hãy ngửa đầu ra sau,
lấy ngón tay cái banh mí dưới và nhỏ thuốc vào trong rãnh mắt. Thuốc nhỏ sẽ
phân tán vào trong mắt qua giác mạc. Nó cũng có thể ngấm qua mạch máu ở kết
mạc vào đường tuần hoàn chung của cơ thể. Để bảo đảm chất lượng các giọt
thuốc được nhỏ, các bạn hãy giữ thuốc ở trong tủ lạnh để bảo quản thuốc được
tốt. Tác động của thuốc tương đối nhanh: khoảng 20 phút.
? Thuốc sẽ nguy hiểm nếu dùng không
có chỉ định của bác sĩ?
Đúng: Ngay như các thuốc bán không cần
toa bác sĩ, cũng phải luôn luôn cẩn thận. Thuốc thường thấy nhất là các loại
nước mắt nhân tạo hay thuốc nhỏ cho mát mắt, sát khuẩn, được bán tự do để
tránh khô mắt do mắt bị khô hay do thiếu nước mắt, nhất là sau khi đã dùng
một vài loại thuốc trị bệnh chống ưu phiền, an thần...
Các loại thuốc nhỏ có
chứa các chất làm co mạch để cho mắt khỏi đỏ - Hãy coi chừng! Đó chỉ là cách chữa triệu chứng tạm thời: mắt sẽ đỏ
trở lại sau khi ngưng thuốc. Không nên dùng thuốc này lâu ngày vì nguy cơ
quen thuốc. Vả lại mắt đỏ không có nghĩa là mắt nhiễm trùng. Mắt đỏ có thể
là do l bệnh nặng ở mắt như bị cườm nước. Do đó nên tránh tự mua thuốc để
nhỏ.
? Các thuốc nhỏ không gây tác dụng
phụ?
Sai: Những tác dụng phụ này phụ thuộc
vào dược lý của thuốc nhất là loại thuốc trị cườm nước ( loại ngăn chặn thụ
thể bêta). Thuốc nhỏ thường hầu như không có tác dụng phụ tại mắt nhưng trái
lại hiệu quả phụ toàn thân thì lại có rất nhiều như làm chậm nhịp tim, nở
đồng tử, tăng nhịp tim hay huyết áp cao...
Thuốc cũng có thể gây dị
ứng, có thể là do chất bảo quản chứa trong thuốc. Dị ứng gây đỏ mắt, sưng
phồng, ngứa mắt và đôi khi làm tăng thêm các triệu chứng đã có ở mắt. Vì vậy
các bạn cũng không ngạc nhiên khi mắt không đỏ, bác sĩ cho thuốc nhỏ để chữa
l bệnh nào đó, sau đó mắt lại đỏ nhiều, sưng phồng và ngứa gây tình trạng
mắt bị nặng hơn. Lúc đó các bạn hãy đừng ngần ngại báo cho bác sĩ biết những
gì đã xảy ra. Bác sĩ sẽ cho biết loại thuốc nào gây dị ứng và dùng thuốc để
giải dị ứng.
? Thuốc nhỏ có thể dùng lâu được
Đúng và sai: Điều này tùy thuộc vào loại thuốc.
Các loại thuốc kháng sinh và chống viêm tối đa thời gian dùng là 15 ngày.
Sau thời gian này thuốc không còn tác dụng nữa. Nhưng với những loại thuốc
trị cườm nước, chống cườm khô và nước mắt nhân tạo thì thời hạn dùng lâu
hơn.
? Lọ thuốc đã mở nên bỏ đi sau 15
ngày?
Đúng: Vì thuốc nhỏ là l dung dịch vô
khuẩn, sau khi mở nắp nên để nơi mát, tránh ánh sáng và dùng 15 ngày sau đó.
Quá thời gian này thuốc có thể bị nhiễm khuẩn và mất hoạt tính.
? Có những loại thuốc chỉ có dùng
l liều duy nhất?
Đúng: Từ 2 hay 3 năm nay, các loại nước
mắt nhân tạo đã được bào chế đông trong 1 bao nhỏ dùng trong ngày. Các bao
này chứa tối đa 12 giọt. Loại này có nhiều lợi điểm: không có chất bảo quản
nên không có nguy cơ không dung nạp, không bị dị ứng, thuốc luôn luôn được
tiệt trùng - nhưng giá cả hơi đắt hơn loại thường. Như hiện nay trên thị
trường đã thấy có bán loại nước mắt nhân tạo loại duy nhất như Refresh hay
Cellufresh của công ty Allergan.
? Có thể nhỏ 2 thứ thuốc cùng lúc?
Sai: Thuốc nọ phải nhỏ cách thuốc kia
chừng vài phút sau khi đã nhắm mắt để cho thuốc thứ nhất thấm hết. Như khi
nhỏ 1 loại thuốc chống cườm nước (Bétagan, Nyolol, Bétopic...) nên nhắm mắt
lại, 5 phút sau mới nhỏ thuốc khác. Những thuốc loại này phải nhắm mắt để
tránh cho thuốc không chảy vào ống lệ, thấm vào đường máu gây tác dụng phụ
toàn thân.
? Thuốc nhỏ không thích hợp với
người đeo kính tiếp xúc?
Đúng và sai: Điều này phụ thuộc vào loại kính
tiếp xúc đang dùng. Nếu là loại kính tiếp xúc mềm, thì những thuốc nhỏ có
màu có thể làm hư kính nếu dùng thời gian dài, ngược lại nếu là loại nước
mắt nhân tạo thì rất tốt cho những ai khó dung nạp khi đeo kính tiếp xúc
loại cứng vì mắt khô.
Điều đáng lưu ý!
- Khi nhỏ thuốc, phải cẩn
thận tránh đầu lọ thuốc chạm vào mắt vì nguy cơ gây nhiễm trùng lọ thuốc khi
mắt đang bị nhiễm.
- Rửa sạch tay trước và
sau khi nhỏ thuốc. Khi mắt bị nhiễm trùng, dùng khăn sạch để lau mắt và
tránh cho người khác dùng để tránh lây lan.