HƯƠNG LIỆU TRONG MỸ PHẪM - MỘT TÁC NHÂN GÂY TAI BIẾN

HỒNG LÊ THỌ

Chuyên gia Mỹ phẩm Nhật Bản

Hầu hết động tác đầu tiên của phụ nữ khi mở nắp hộp kem là ngửi thử mùi hương trước khi tìm hiểu tác dụng, hiệu quả, thành phần hay giá cả. Trong ngành mỹ phẩm - không kể nước hoa là sản phẩm đặc biệt tạo mùi trực tiếp cho thân thể - có gần 5.000 chủng loại hương liệu khác nhau được phối chế trong các mặt hàng từ dầu gội, kem đánh răng đến son môi, chì kẻ... kỹ thuật "phối hương" là một trong những "bí quyết" không có nhà sản xuất nào công bố. Mục đích của nhà sản xuất là tạo ra một loại mùi, nhằm:

1. Phủ lấp mùi hôi tanh khó chịu của các loại dầu mỡ, hoạt chất trong nguyên liệu pha chế.

2. Tạo "ảo giác" cho khách hàng bằng loại mùi gây ấn tượng thơm tho và đắt tiền.

3. Tạo hương riêng cho sản phẩm của mình.

Về mặt hóa lý, 100% hương liệu phối chế này là các loại hóa chất tổng hợp thuộc loại alcohol, aldehyde, phénol, họ chất thơm không bão hòa (như Acide cinnamique, Eugénol...), các chất dẫn xuất từ benzène bị chloro - hóa hay nitro - hóa. Những hương liệu tổng hợp này còn được bổ sung thêm những hoạt chất hãm mùi - làm chậm bốc hơi - để giữ hương thơm được lâu hơn cho sản phẩm sau khi thoa lên da. Tuy nhiên, những hoạt chất này rất dễ gây ra các phản ứng oxid - hóa, trở thành nhân tố xúc tác giữa các nguyên liệu được pha chế, làm mất đi chức năng ban đầu của hoạt chất trong lúc trộn, khuấy, gia nhiệt của quy trình công nghệ, bản thân các sản phẩm cũng đã bị hủy hoại từ cơ chế của các phản ứng hóa học mà ngay nhà sản xuất cũng không lường trước được khi chạy theo khuynh hướng "tạo mùi" hấp dẫn trong kinh doanh. Hơn thế nữa, về mặt dược lý, những hương liệu thuộc họ alcohol, chất thơm, aldehyde, benzène... là những hóa chất có độc tính cao có khả năng gây ra tai biến cho da như:

1. Kích thích gây dị ứng đột biến như bỏng (nóng rát), dộp, khô da.

2. Có khả năng gây bệnh ung thư, hủy hoại tế bào theo từng vùng hay nơi có hóa chất tiếp xúc.

3. Hủy diệt hoặc làm rối loạn các sắc tố, tạo ra những vùng da bị đốm trắng bệch, và có trường hợp ngược lại gây chứng nám khi da thoa kem có hương liệu mạnh, tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại (ánh nắng) hay nhiệt độ cao.

Các loại mỹ phẩm màu như son môi, chì kẻ, mascara, phấn hoa... được pha bột màu, dầu mỡ và hương liệu khá đậm đặc, tiếp xúc với miệng, mắt, mũi vì vậy những độc tố trong các hóa chất này có khả năng thâm nhập qua đường hô hấp, ăn uống... gây các chứng bệnh nhiễm độc tố nguy hại trực tiếp đến cơ thể.

Hàm lượng hương liệu trong mỹ phẩm

Loại

Sản phẩm

Hàm lượng

* Nước hoa tạo hương

- Nước hoa (Eau de parfum)

- Eau de toilette

15-20%

3-6%

* Mỹ phẩm cơ bản

- Kem dưỡng da
- Sữa dưỡng da
- Nước dưỡng

0,3-0,6%
0,2-0,4%
0,1-0,3%

* Mỹ phẩm trang điểm

- Phấn màu
- Kem lót
- Son môi

0,5-1%
0,6-1,2%

0,5-1%

* Tóc

- Dầu gội
- Dầu xả

0,5-1%
0,5-1%

* Xà phòng

 

1-2%

* Kem đánh răng

 

0,5-1%

Nguồn: Practice of Cosmetology. TS Suzuki Mamoru (NXB Saiwai Tokyo).

Nhìn vào bảng chúng ta thấy hàm lượng hương liệu trong những sản phẩm rất thấp, các loại mỹ phẩm cơ bản để dưỡng da thường được hạn chế dưới 1% tương tự như những thức ăn chế biến trong công nghệ thực phẩm. Mặt khác, theo BS G. Larsen (Pháp), loại hương liệu thiên nhiên cũng có thể đưa đến những tác hại do các phản ứng kích thích da gây ra nếu dùng quá liều (trên 5%) như dầu bạc hà, tinh dầu quế, dầu sả... Vì vậy việc phối hương vào mỹ phẩm phải được xét nghiệm kỹ lưỡng nhằm tránh những hậu quả nêu trên, đồng thời các nhà sản xuất đứng đắn đều cố gắng hạn chế việc sử dụng hóa chất tổng hợp tạo mùi hương giả tạo. Mỹ phẩm cao cấp ngày nay có khuynh hướng không pha hương liệu, không có bột màu, alcohol, tránh sử dụng hoạt chất trong bảo quản... nhằm hạn chế việc gây tai biến, đặc biệt là đối với những sản phẩm dành cho người có thể trạng mẫn cảm. Một sản phẩm dưỡng da có mùi hương thơm càng mạnh bao nhiêu thì tác hại của nó trên da người sử dụng càng lớn bấy nhiêu, vì vậy khi sử dụng kem bạn nên tránh loại có mùi nồng nặc, hãy chọn sản phẩm có hương thơm nhẹ nhàng càng ít mùi càng tốt và yêu cầu được thử kem trước khi nghe những lời "đường mật" của những ngôn ngữ quảng cáo. Càng không nên "thấy quá thơm" mà cho rằng kem "sẽ có hiệu quả" như ước muốn.


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa