KHI MỆT MỎI BẠN DÙNG THUỐC NHƯ THẾ NÀO?
DS. TRƯƠNG TẦT THỌ
Cuối năm, mọi người
đều tất bật. Nhà kinh doanh lo chuyện xuất-nhập-tồn sản phẩm, cơ quan hành
chánh sự nghiệp lo chuyện chạy theo chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch, những
người yêu nhau lo đập heo đất tính chuyện lên xe hoa... mọi người đều mệt.
Vậy khi cơ thể mệt
mỏi, bạn dùng thuốc như thế nào?
CÁC LOẠI MỆT MỎI
THƯỜNG GÂP
- Mệt mỏi khi thức dậy
buổi sáng
Còn nằm trên giường, mắt
chưa mở ra mà cơn mệt mỏi rã rời đã ập đến, đầu óc trống rỗng, chẳng muốn
làm gì cả, nhiệt tình làm việc hầu như tan biến vào đâu...
Bạn có thể dùng: vitamin C, B1, B2. Với liều
1.000mg/ngày vitamin C là chất kích hoạt năng lực cho cơ thể. Kết hợp thêm
vitamin B1, B2 cùng với magnesium và manganese (trừ trường hợp suy thận
nặng).
- Mệt mỏi trong ngày
Thường mệt mỏi khoảng từ
sáng đến 10 giờ hay từ trưa đến 5 giờ chiều. Những cơn mệt mỏi này trùng hợp
với những thay đổi nhịp sinh học của cơ thể cùng với thời tiết thiên nhiên
như vào mùa xuân, đầu mùa đông hoặc khi đi du lịch.
Bạn có thể dùng: kẽm, nickel, cobalt. Việc kết hợp
các vi lượng tố kẽm-nickel-cobalt cùng với vitamin B1-B2-B6 sẽ giúp cơ thể
vượt qua cơn mệt mỏi trong ngày.
- Mệt mỏi do stress
Do quá căng thẳng thần
kinh trong cuộc sống, lại bị nhiều yếu tố kích thích thường xuyên phải giải
quyết làm cho cơ thể vừa mệt mỏi vừa buồn phiền.
Bạn có thể dùng: vitamin C, magnesium, kẽm kết hợp
với châm cứu các huyệt đạo mỗi tuần hai lần để tái lập lại sự quân bình.
- Mệt mỏi sau phẫu
thuật
Nhiều bệnh nhân sau phẫu
thuật có thể gặp sốc hậu phẫu dẫn đến mất ngủ, trống rỗng trong đầu và suy
nhược cơ thể.
Bạn có thể dùng: calcium kết hợp với vitamin C,
phosphat, đồng và manganese nhất là sau khi gãy xương. Tuy nhiên không nên
dùng calcium liều cao kéo dài.
- Mệt mỏi do suy nhược
thần kinh
Cảm giác mệt mỏi toàn cơ
thể, đầu óc không suy nghĩ được gì, đau lưng, đau vai, đau cổ, giảm thị lực,
bứt rứt.
Bạn có thể dùng: đồng-bạc, hai nguyên tố vi lượng để
phục hồi các chức năng sinh học và cải thiện tình trạng suy nhược thể chất,
tinh thần cũng như mang lại giấc ngủ.
- Mệt mỏi do cố gắng
thể xác
Thường diễn ra cuối ngày
hoặc cuối một hoạt động thể lực gắng sức.
Bạn có thể dùng: vitamin B1-B2-B6 kết hợp với
manganese, magnesium, muối natri để hồi phục năng lực.
- Mệt mỏi cuối ngày
Mệt mỏi tăng dần lên vào
cuối ngày, chỉ muốn ngả lưng không suy nghĩ, không cử động.
Bạn có thể dùng: magnesium và muối natri. Magnesium
có tác dụng tạo nên sự thư giãn, chống mệt mỏi và tạo sự thăng bằng cho thần
kinh. Muối natri sẽ kích hoạt tuyến nang thượng thận sản xuất nội tiết tố
cortison làm phát sinh năng lực cho cơ thể.
- Mệt mỏi do thiếu
hoạt động
Thường gặp ở người cao
tuổi, hay ở trong nhà, ít di chuyển nên sự mệt mỏi càng tăng lên.
Bạn có thể dùng: kali phosphat kết hợp với vitamin
C, E và B6 cùng với hai nguyên tố vi lượng đồng, bạc.
Trên thị trường có rất
nhiều loại thuốc trong công thức thường kết hợp vitamin với các vi lượng tố
kẽm, sắt, mangan, đồng... để bồi dưỡng và chống tình trạng mệt mỏi của cơ
thể như Plenyl, Plusssz magnesium, Supradyne, Vitacap, Berocca v.v...
KHI NÀO THÌ ĐI KHÁM
BÁC SĨ?
Thông thường cơn mệt mỏi
sẽ qua đi nhưng nếu thường xuyên bị mệt thì các cơ quan cơ thể sẽ giảm hoạt
động làm cho con người bị mất ngủ, không thèm ăn, giảm ham muốn, dễ mắc
bệnh... Vì thế việc tìm hiểu, xác định cơn mệt mỏi để dùng thuốc thích hợp
là cần thiết để phục hồi nguồn năng lực cho cơ thể. Nhưng trường hợp ngoài
việc mệt mỏi, cơ thể còn có những dấu hiệu bệnh lý như sốt, đổ mồ hôi đêm,
nhức đầu, chóng mặt, thở khó, gầy ốm sụt cân, rối loạn tiêu hóa, đau tức
ngực, suy nhược cơ thể... Trong các trường hợp này, mệt mỏi là một dấu hiệu
của triệu chứng bệnh lý cần phải đi khám bác sĩ để định bệnh và điều trị
đúng mức.