DÙNG THUỐC NÊN BIẾT

NHỮNG LẦM LẪN CẦN LƯU Ý

DS. LÃ XUÂN HOÀN

Tên thuốc có nhiều loại khi dùng đã gây ấn tượng khó quên: thuốc ho, thuốc ghẻ, hay dùng lâu cũng thành quen: như cao ích mẫu, philatốp... nhưng cũng có thứ đã làm ta hiểu sai tác dụng chữa bệnh và thành phần của thuốc.

1. Cao con hổ

Khi trái nắng trở trời ta thường hay dùng cao con hổ để xoa. Nhiều người cứ tưởng pha chế bằng thịt, xương con hổ: thực ra nó không dính dáng gì đến hổ cả, do trước đây hãng thuốc lấy biểu tượng con hổ ngoài vỏ hộp. Thuốc được pha chế bằng các loại menthol, các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp, đinh hương... Ngoài loại mỡ ta còn có loại nước như dầu gió Trường Sơn, dầu Khuynh Diệp, có người lại ưa loại có mùi vị thơm như Nhị Thiên Đường trước đây thì dùng dầu Phật Linh.

Thuốc chỉ dùng ngoài không uống, có người đau bụng lấy một ít cao cho vào mồm uống là không nên. Không dùng thuốc cho các cháu dưới 30 tháng, phải dùng thận trọng những nơi da mỏng vì dễ gây kích thích nhất là niêm mạc mũi.

2. Dầu Gấu trắng

Dầu Gấu trắng hoàn toàn không liên quan gì đến con gấu cả nên có người dùng để xoa bóp như mật gấu ít tác dụng. Lọ thuốc có hai loại to và nhỏ mang ký hiệu con gấu trắng (polar/bear bravnd) pha chế bằng nhiều hương liệu cao cấp như: bạc hà tinh thể, tinh dầu bạc hà, long não, tinh dầu khuynh diệp... Ngoài tác dụng xoa bóp, giảm đau, còn dùng trong châm cứu các huyệt. Cần chú ý như đối với cao sao vàng ở đoạn trên.

3. Thuốc ho Bổ phế

Tên thuốc là Bổ phế chỉ khái lộ có tác dụng tiêu đờm chữa ho. Chúng tôi đã gặp trường hợp một bà đòi mua Bổ phế cho cháu 4 tháng tuổi nhằm để ăn cho nhiều hơn. Chúng tôi phải giải thích vì 2 lẽ: thuốc chỉ dùng cho cháu trên một tuổi, thứ hai thuốc không phải thuốc bổ kích thích ăn uống như bà đã nghe mách bảo. Theo Xí nghiệp Nam Hà các cháu nhỏ 1-3 tuổi mỗi lần 1 thìa cà phê, 7-10 tuổi mỗi lần 2 thìa cà phê. Người lớn 1 thìa canh / ngày.

4. Mật gấu

Là túi mật phơi hay sấy khô của nhiều loại gấu Thành phần hóa học gồm: - Muối kim loại của các axitcholic.

- Cholesterol.

- Sắc tố mật như bilirubin.

Theo tài liệu cổ, mật gấu có tác dụng vào 3 kinh: tâm, can, vị dùng trong chữa đau nhức, giúp tiêu hóa, hoàng đản. Dùng ngoài chữa những chỗ sưng đau do ngã hay bị thương. Trên thị trường hiện có hai loại: lọ nhỏ 3ml của Quần Ngọc dùng xoa bóp bên ngoài. Loại lọ 5ml của Công ty dược thiết bị y tế Hà Tĩnh dùng cả trong lẫn ngoài. Dùng trong có tác dụng giảm đau, viêm gan, kích thích tiêu hóa. Dùng ngoài chữa viêm tấy, sung huyết do chấn thương, hay mụn nhọt làm tan huyết.

5. Cao dán

Thường có hai loại: cao dán như Hồng Nghĩa, Salonpas dùng trong các trường hợp giảm đau: đau vai, đau lưng, nhức đầu, đau khớp... Lau sạch da, lau khô trước khi dán, ngày từ một đến hai lần.

Thận trọng khi dùng những chỗ da mỏng, những chỗ gần mắt, dùng trên mười ngày không đỡ phải đi khám. Loại Salonpip co giãn được, dính tốt trên cơ thể. Phụ nữ có thai và cho con bú cần có chỉ định của bác sĩ. Vì có hóa chất kích ứng mạnh nên không dùng cho các cháu nhỏ.

6. Cao tan

Thường là loại cao dán ngoài đặc trị sưng vú, sưng cơ, khớp, áp xe, đinh nhọt... Hơ nóng thuốc cho mềm dán mỏng to hơn vòng đỏ (da cần lau sạch mồ hôi). Bảo quản nơi khô mát, tránh ẩm ướt và quá nóng. Dùng cồn lau sạch vết nhựa dính trên da.


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa