MỘT SỐ THUỐC KHÁNG
SINH CÓ THỂ LÀM GIẢM NGUY CƠ MẰC BỆNH TIM MẠCH
NGUYỄN KHẰC NAM
Theo USA Today
Theo một nghiên cứu mới
đây đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Journal of the American Medical
Associtation cho biết việc điều trị bằng một số loại thuốc kháng sinh có
thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con người.
Những năm gần đây, khoa
học rất chú trọng đến việc nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa việc
nhiễm khuẩn với liệu pháp điều trị các chứng bệnh kinh niên như viêm khớp,
loét dạ dày và bệnh đau tim. Theo đó, những chứng viêm nhiễm này có thể tạo
nên những cơn đau tim bằng cách tạo ra các chất cặn mỡ gây tắc nghẽn thành
động mạch.
Nhóm các nhà khoa học đã
tiến hành nghiên cứu ở 3.315 bệnh nhân tuổi dưới 75 bị bệnh đau tim hay dùng
thuốc kháng sinh và 13.139 người không có tiền sử về căn bệnh này. Trong cả
hai nhóm những người này không có ai bị mắc chứng đái tháo đường hay cao
huyết áp. Kết quả, phát hiện thấy những người thường dùng thuốc Tetracylin
thì giảm được 30% các chứng đau tim và 55% đối với những người dùng thuốc
Quinolones, trong khi đó thuốc Erythoiomycines, Sulfonamides, Penicillins
hay Cephalosporins lại không thấy có những tác động tích cực.
Theo Herschel Jick, chủ
nhiệm đề tài nghiên cứu thuộc trường Đại học Boston Mỹ, thì đây là một
nghiên cứu mới lần đầu tiên được thực hiện, nhưng ngay từ đầu nó đã mang lại
những kết quả rất đáng khích lệ. Tetracylines (và một lượng nhỏ Quinolones)
được dùng để điều trị chứng viêm phổi (chlamydia pneumoniae) hay còn gọi là
bệnh viêm phổi C có liên quan đến bệnh tim mạch. Bệnh viêm phổi C này gây
cho bệnh nhân khó thở nhưng lại không để lại triệu chứng trên người bệnh. Cơ
chế ảnh hưởng của nó thường được phát hiện dưới dạng xơ vữa động mạch, nhưng
lại ít xảy ra đối với các động mạch vành. Bệnh viêm phổi C phổ biến nhiều ở
độ tuổi từ 5-15, nó có thể tự nhiên biến mất và tái xuất hiện vào giai đoạn
cuối đời, trong đó có khoảng 75% số người trên tuổi 70 thường hay bị mắc căn
bệnh này.