TỪ TÌNH DỤC HỌC ĐẾN "VIAGRA" CỦA CÁC VƯƠNG TRIỀU TRUNG QUỐC

THƯỢNG HỒNG

Từ bài học làm đàn ông...

Truy tìm trong sách sử các triều đại đế vương phong kiến của Trung Quốc, chúng ta có thể kết luận rằng riêng 13 đời vua nhà Thanh là xứng đáng với danh hiệu là các triều đại huy hoàng nhất của thần dược dành cho dục tình và trường xuân bất lão.

Tám bộ tộc người Mãn Thanh khởi binh chiếm Trung Nguyên, đuổi nhà Minh, đô hộ Hán tộc, họ đã mang theo từ miền đất xa vào mọi thứ lạ lùng, kỳ dị... mà mãi 300 năm sau, khi họ bị diệt vong, dân Hán vẫn chưa hết bàng hoàng, ngơ ngẩn về những gì đã chứng kiến. Trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ xin nói về một điều lạ thường duy nhất: Phương pháp tăng dục bằng dược thảo và các bí kíp "học làm đàn ông" có một không hai trong lịch sử loài người.

Có lẽ trước đó (đầu thế kỷ 17 đến đầu thế kỷ 20) khá lâu ở Ần Độ đã xuất hiện một loại "Kinh tình dục" (Kuma Sutra), luận và hướng dẫn thuật yêu đương. (Tình dục học), nhưng chủ yếu viết bằng Phạn ngữ, lý luận nhiều, ít có hình ảnh minh họa để thực hành, chỉ đến đời Mãn Thanh thì cái gọi là "tình dục học" mới phát triển cụ thể và phổ biến hiệu quả hơn.

Khi vua Khang Hy băng hà, ông di chiếu truyền ngôi cho Hoàng tử thứ 4 (Dân Nhưn), nhưng người chính thức lên ngôi là thập tứ (14) Hoàng tử Dân Trinh- do một mưu đồ soán ngôi tinh vi và ác độc. Từ đó bắt đầu triều đại của Ung Chính hoàng đế (vương hiệu của Dân Trinh). Cũng có nghĩa là khởi đầu một giai đoạn đầy những âm mưu thâm độc và những trò loạn dâm đến kinh hồn.

Ung Chính hoàng đế ngay từ nhỏ đã được vua cha (Khang Hy) gửi theo học võ thuật và y thuật với các vị Lạt Ma nên thấm nhuần tư tưởng của họ và nhất nhất đều rập khuôn hành động của họ. Một trong điều quan trọng nhất là các vị Lạt Ma bắt Ung Chính phải thực hiện ngay là thiết lập một ngôi miếu Lạt Ma cực lớn, cực kỳ bí hiểm. Mà về sau có người còn gọi là "Điện hoan hỉ Phật".

Nhưng tại sao lại có những cái tên như vậy? Đây, ta hãy nghe sử sách đời sau mô tả lại: "Đây không phải là ngôi chùa, cũng không phải là miếu, lại không thể là điện, nó chỉ là nơi tập hợp đến hàng ngàn các tượng La Hán theo phong cách của Lạt Ma giáo. Bên cạnh đó là hàng ngàn tượng và hình vẽ mỹ nhân đẹp mê hồn. Đặc biệt, tất cả tranh tượng ấy đều. khỏa thân!".

Để làm gì vậy?

Dĩ nhiên không chỉ để ngắm suông. Các vị Lạt Ma gán cho "ngôi miếu" này chức năng rất cụ thể: Là trường dạy làm đàn ông.

Nguyên là thế này: Vua Khang Hy có đến vài chục người con chính thức với các bà hậu, phi và hàng trăm các con rơi rớt với các tú nữ trong số hàng nghìn cung nữ. Ông được các vị Lạt Ma gợi ý: Nên lập riêng một trường để dạy cho các hoàng tử, công chúa biết cách "làm người". Đặc biệt cho các hoàng tử nhí được huấn luyện trước khi bước vào cuộc đời đàn ông đúng nghĩa. Ngôi miếu Lạt Ma đó được thiết kế như một ngôi đền của người Mông Cổ, Tây Tạng. Kín đáo, bí hiểm và chỉ dành riêng cho các cô, cậu con vua. Các tượng và đồ hình đầu tiên ở các cửa vào là tượng, ảnh trần truồng của cả nam lẫn nữ. Đứng ngồi mọi tư thế, lại gần trông giống như người thật, với mọi bộ phận cơ thể rập khuôn, sống động. Dùng nó như một mô hình để học, để nhận biết các bộ phận mà các hoàng tử, công chúa không tiện nhìn ở người thật.

Bước qua khỏi cửa miếu cũng là vừa qua bài nhập môn. Những tượng và hình ảnh tiếp theo là từng động tác về trình tự "quan hệ nam nữ" từ A đến Z. Với hơn 500 tư thế, chi tiết đến không còn có thể chi tiết hơn. Bảo đảm cho một thiếu niên khi xem qua một lượt là có thể thuộc nằm lòng "bài học" vừa học được.

Nhưng học để làm gì? Vâng, để "làm người". Hãy nghe các Lạt Ma nói: "Chẳng ai không học mà tự biết một cách thấu đáo chuyện làm người. Các hoàng tử, công chúa hơn ai hết phải học những chuyện khó học ở người ngoài, để chính thức thành nhân trước khi bước vào đời vợ chồng. Trai 15, gái 13, đều phải học ở Lạt Ma miếu".

Đặc biệt nhất, đối với các hoàng tử, họ được dạy tỉ mỉ hơn vào cuối khóa học, một chương nói về "nghệ thuật hoan hỉ". Học với tượng và đồ hình, nhưng thỉnh thoảng các Lạt Ma cũng cho các vương tôn mới lớn đó nếm mùi thật với các tú nữ bị bặt mắt đưa vào miếu.

Có thể nói, đây là trường dạy về tình dục học đầu tiên trên thế giới!

. Bước phát triển của Vua Càn Long

Khi Ung Chính băng hà, Càn Long nối ngôi, và tỏ ra còn xứng đáng để thừa hưởng những gì học được từ Lạt Ma miếu. Càn Long cho xây dựng thêm nhiều hình thức như Lạt Ma miếu, chỉ có điều là dùng làm chốn riêng cho ông ta thôi. Nổi bật hơn cả là tòa Ngự Đài Hành Cung Quán, tòa cung điện này bên ngoài khác với miếu Lạt Ma, nhưng bên trong thì cũng đặt nhiều pho tượng và tranh vẽ giống như vậy. Phân ra thành vài chục phòng nhỏ, mỗi phòng dành cho một phi tần. Ông tuyên bố sở dĩ phải lập ra nhiều "miếu" nhỏ với nhiều mỹ nhân khác nhau như vậy là để thực hành bài học nghiên cứu phương thuốc "Trường xuân thiên mỹ nhân" (phương thuốc trường xuân với một ngàn mỹ nhân).

Cầu kỳ hơn, vua Càn Long còn lập ra bên cạnh Ngự đài hành cung một nơi gọi là Thưởng Diệm Hành Cung. Nơi này là biệt điện của nhà vua, dành để "triệu hạnh" các phi tần.

Cách "triệu hạnh" (gọi các người đẹp đến ân ái) của Càn Long cũng khác đời hơn bất cứ ai: Bởi có quá nhiều cung tần mỹ nữ dành sẵn trong hành cung, nên phải xoay vòng cho công bằng. Chính Hoàng hậu (chính cung) đã đặt ra cái lệ này: Mỗi bữa cơm chiều, viên tổng thái giám phụ trách lên danh sách các phi tần mạnh khỏe, sung sức, để rồi trình lên hoàng hậu, bà này sẽ ký tên lên một danh mục liệt kê hàng loạt các thẻ bài đề tên từng phi tần, gọi là Thiện bài. Thẻ thiện bài này là "giấy phép" cho các phi tần được "ứng thí" vào danh sách trình cho vua, để vua chọn cho "lâm hạnh" (ngủ với vua).

Thiện bài là một loại thẻ làm bằng tre hay gỗ quý, trên đầu thẻ thường sơn màu xanh, nên còn gọi là "lục đầu bài". Mỗi thẻ ghi tên một phi tần. Tất cả được đặt trên chiếc mâm bằng vàng (hoặc bạc). Riêng thẻ của nàng phi nào mà hôm đó đến "kỳ" thì được cắm nghiêng đi, để vua biết mà tránh. Nhà vua chọn tên ai, hoặc rút nhằm thẻ nào, thì đêm đó nàng ấy được "lâm hạnh".

Vua Càn Long được xem là "chiến tướng" trên trường tình, là thủ lãnh của lớp học Lạt Ma miếu. Nhưng sức người đâu phải sức voi. Cho nên, chỉ được vài năm nhà vua phải dùng tới một phương tăng lực, được cho là thần dược, do các Lạt Ma bào chế. Có tên gọi là A-tô-cơ hoàn.

Là thuốc gì vậy?

Là thần dược dành cho các ông, đó là "Viagra" của triều Mãn Thanh.

Kỳ sau: A-tô-cơ hoàn, loại thần dược.


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa