THUỐC CAI THUỐC LÁ CHỐNG ÐƯỢC BÉO PHÌ

Tác giả : BS. NGUYỄN LÂN ÐÍNH (Chuyên viên Dinh dưỡng)

Thông thường những người nào cai được thuốc lá thì sau đó sẽ tăng cân, trong khi chế độ ăn uống vẫn như cũ, không có gì thay đổi. Tuy nhiên theo một thông tin mới nhất cho biết đã có 1 loại dược phẩm "cai thuốc lá" nhưng lại làm người bỏ hút giảm cân. Ðó là thuốc bupropion (tên biệt dược ở Mỹ là Wellbutrin). Ðây là một dược phẩm lâu nay được dùng khá phổ biến để trị chứng trầm cảm (depression), nhưng vừa qua người ta phát hiện nó còn có tác dụng giúp những người nghiện thuốc lá bỏ hút và có tác dụng phụ khá bất ngờ: làm cho người béo phì giảm cân mau hơn.

TÁC DỤNG MỚI CỦA THUỐC CHỐNG TRẦM CẢM BUPROPION

Trước đây, dưới tên biệt dược Bupropion, thuốc đã có mặt trên thị trường được 10 năm, chủ yếu thường dùng kê toa để chữa chứng trầm cảm. Tới năm 1997, cơ quan FDA đã duyệt cho thuốc được sử dụng trong những chương trình cai thuốc lá, và dưới tên Zyban, đã trở nên loại thuốc được kê toa phổ biến nhất để giúp những người nghiện cai thuốc lá. Giờ đây, Bupropion còn có thể trở thành một trong những loại thuốc chủ lực làm "ốm" (tiêu mỡ) dành cho những người có nhu cầu ăn kiêng giảm cân.

BS. James W. Anderson, một nhà nghiên cứu thuộc Trường Ðại học Kentucky, Mỹ đã theo dõi 327 bệnh nhân béo phì trầm trọng, có một chế độ tiết thực và tập luyện cơ thể giống nhau, ghi lại số km họ đã đi bộ được mỗi ngày, đồng thời dặn họ ghi lại nhật ký sinh hoạt của mình.

1/3 nhóm đối tượng nghiên cứu được cho uống 300mg Bupropion SR (sustained release = phóng thích liên tục)/ ngày; 1/3 nhóm cho uống liều cao hơn (400mg/ ngày), và 1/3 nhóm còn lại chỉ cho uống giả dược (placebo).

Trong 6 tháng đầu, hai nhóm đối tượng được uống Bupropion, mỗi ngày giảm cân trung bình được 22 pounds (# 10kgs), so với nhóm dùng plecebo chỉ giảm bình quân được có 11 pounds (#5kgs). Theo BS. Anderson, điều này chứng tỏ Bupropion có khả năng chống béo phì.

Tuy nhiên, BS. Anderson cũng cho biết là "Không có loại thuốc tiên (magic bullets) trong điều trị béo phì. Tiết thực và thể dục vẫn là những phương pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề giảm cân". Trong trường hợp Bupropion được FDA chấp thuận cho sử dụng trong các chương trình giảm cân, nó có thể trở thành một công cụ thứ ba chống béo phì". Hai lợi khí đầu là orlistat (Xenical), có tác dụng giảm hấp thu chất béo từ bữa ăn đưa vào cơ thể và silbutramine (Meridia hay Reductil), một thuốc làm giảm bớt cảm giác thèm ăn, ăn kém ngon (an appetite suppressant).

CÓ PHẢI BUPROPIOR HOẠT ÐỘNG THEO CƠ CHẾ NGĂN CHẶN "KHOÁI LẠC"?

Theo BS. Anderson, Bupropion ít gây tác dụng phụ. Ông nghĩ thuốc tác động do ảnh hưởng tới các chất sinh hóa có chức năng điều khiển các đáp ứng của não khi có những yếu tố kích thích, chẳng hạn như thói quen ăn uống "vô độ". Bupropion ngăn chặn việc tái sử dụng các dẫn truyền thần kinh (neuro-transmitters) then chốt, dẫn tới giảm cảm giác thèm ăn. Ðiều đó có thể giải thích tại sao dưới dạng biệt dược Zyban, Bupropion giúp người nghiện thuốc lá có thể bỏ hút, tuy rằng Bupropion không hề hàm chứa nicotine. Người ta cũng chưa hiểu nó tác động ra sao, song dường như đã làm biến đổi các phản ứng sinh hóa trong não theo những đường chuyển hóa có liên quan đến các "hóa chất gây khoái lạc = pleasure chemicals" là norepinephrine và dopamine.

KẾT LUẬN

Qua các trình bày trên, hy vọng những người vừa béo phì vừa nghiện thuốc lá có thể sử dụng Bupropion để đạt được 3 lợi ích:

- Bỏ thuốc lá.

- Tiêu mỡ, giảm cân.

- Không bị trầm cảm.

Tuy nhiên những người gầy ốm nhưng nghiện thuốc lá thì nên chọn loại thuốc khác.

 


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa