VAI TRÒ CỦA VI CHẤT FLUOR ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜITác giả : BS. PHẠM THỊ THỤC Fluor là một vi chất dinh dưỡng tham gia vào các quá trình phát triển răng, tạo ngà răng và men răng. Fluor còn giữ vai trò quan trọng trong quá trình tạo xương và có ảnh hưởng đến sự điều hóa, chuyển hóa canxiphospho. Trong cơ thể, lượng Fluor tập trung cao nhất ở xương và răng. Tuổi càng cao, lượng Fluor trong cơ thể (chủ yếu ở xương) càng tăng. Quá trình tích chứa Fluor ở răng xảy ra lúc còn bé, trong thời kỳ hình thành và phát triển các răng vĩnh viễn.Vai trò của Fluor đối với cơ thể
Fluor có ảnh hưởng tới một số chức phận và hệ thống trong cơ thể. Khi thừa Fluor sẽ gây rối loạn chuyển hóa phospho - canxi, dẫn tới xốp xương. Nhiều tài liệu còn cho thấy lượng cao Fluor có ảnh hưởng đến chuyển hóa glucid và lipid. Các hợp chất Fluor ức chế hoạt động tuyến giáp. Fluor có đặc điểm là giới hạn thích hợp hoạt động sinh học của nó. Thừa hay thiếu Fluor đều có hại cho cơ thể. Thừa Fluor gây bệnh nhiễm độc Fluor, còn thiếu Fluor gây bệnh sâu răng. Bệnh nhiễm độc FluorThường xuất hiện ở những vùng có lượng cao Fluor trong đất và nước như ở những vùng có núi lửa đang hoạt động hoặc vùng có mỏ Fluor apatit. Biểu hiện bệnh là xuất hiện các vệt bẩn màu trắng hay hơi vàng ở men răng, kích thước các vệt này to dần, chuyển dần từ màu sẫm sang vàng. Trên men răng xuất hiện các rãnh bờ bị ăn mòn làm răng trở nên dễ vỡ. Bệnh chỉ gây tổn thương cho các răng vĩnh viễn. Ngoài ra ở các vùng công nghiệp xử dụng Fluor vào kỹ nghệ sản xuất (như kỹ nghệ nhôm, ma-giê, xi măng, phân bón...), các chất thải bỏ của nhà máy super-phosphat cũng làm tăng lượng Fluor trong không khí, đất và rau quả tại đó. Nhiễm độc Fluor mãn ngoài việc gây các biến đổi răng còn gây những rối loạn chuyển hóa phosphat - canxi làm cho xương biến dạng, dễ gãy. Thiếu FluorKhi lượng Fluor trong nước dưới 0,5 mg/lít sẽ xảy ra các biểu hiện thiếu Fluor, đặc biệt là sâu răng. Người ta thấy lượng Fluor ở răng sâu thấp hơn nhiều ở răng bình thường, vì thế độ bền vững của chúng đối với tác dụng của acid hữu cơ hòa tan giảm xuống. Mối liên quan đảo ngược giữa Fluor trong nước uống và sâu răng đã được xác định rõ. Fluor làm giảm sâu răng ở trẻ em từ 20-40%, nhưng không loại trừ được sâu răng vì còn có vai trò của các loại đường. Vấn đề vệ sinh răng miệng cũng ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển sâu răng. Tuy vậy vai trò dự phòng của Fluor là không thể phủ nhận. Phòng bệnh1. Ở nơi có nhiều Fluor thì phải hạn chế sử dụng nguồn nước nhiều Fluor, thực hiện biện pháp bảo vệ không khí ở những vùng công nghiệp phát triển. Lượng Fluor trong thực phẩm hấp thu kém hơn Fluor trong nước nhưng chế độ ăn vẫn cần cân đối về canxi - phospho cũng như phối hợp thêm vitamin D. 2. Ở nơi có ít Fluor, nên thêm Fluor vào nước ăn, sử dụng nhiều thực phẩm có Fluor cao. Lượng mcg Fluor trên 100g thực phẩm ăn đượcKhoai lang: 862mcg/100g Cà chua: 50mcg/100g Khoai tây: 50mcg/100g Cà rốt: 61mcg/100g Bột mỳ: 53mcg/100g Hành tây: 12mcg/100g Đậu tương :1.470mcg/100g Chuối tiêu: 23mcg/100g Cá thu: 150mcg/100g Bưởi: 25mcg/100g Cá trích: 160mcg/100g Dưa chuột: 20mcg/100g Nấm mỡ: 31mcg/100g Súp lơ: 12mcg/100g Có thể thêm vào nước ăn lên tới mức 1,2mcg/lít. Ngoài Fluor, nếu thiếu vitamin A, D và suy dinh dưỡng protein-năng lượng có liên quan đến sự giảm sản men răng, sự teo tuyến nước bọt (giảm khả năng của miệng, làm vật đệm acid cao răng cũng khiến cho răng dễ bị sâu hơn. Việc tăng tần suất sử dụng các loại đường như saccaroza, glucid succroza... cũng làm tăng đáng kể tỷ lệ sâu răng. Như vậy ngoài việc chú ý đến lượng Fluor, còn cần quan tâm đến các điều kiện sống hợp vệ sinh, cung cấp một chế độ ăn hợp lý nhằm bảo đảm cung cấp đầy đủ protein và vitamin. |