Thuốc kháng virus HIV/AIDS giá phải chăng: Các vấn đề pháp lý và thương mại

Tác giả : MINH CHÂU – CHÂU GIANG

Thuốc kháng virus HIV/AIDS là loại thuốc điều trị nhằm kéo dài cuộc sống của người bệnh. Nhưng hiện nay vấn đề cung cấp thuốc với giá phải chăng đang gặp phải những rào cản, đó là các quy định về sở hữu trí tuệ và bảo hộ quyền sáng chế.

Theo thống kê, cho đến thời điểm này Việt Nam đã phát hiện trên 80.000 ca nhiễm HVI/AIDS, nhưng ước tính số nhiễm thực tế có thể lên tới 200.000 người. Các số liệu dịch tễ gần đây cũng cho thấy HIV đang chuyển sang cấp độ phổ biến hơn. Hiện 64 tỉnh thành trong cả nước đều đã phát hiện có các trường hợp nhiễm HIV/AIDS.

Trong khuôn khổ Chiến lược Phòng chống AIDS Quốc gia, Chính phủ đã đặt mục tiêu cung cấp thuốc điều trị HIV/AIDS cho 70% bệnh nhân HIV và thông qua sáng kiến “Sáng kiến 3x5” của Tổ chức Y tế Thế giới và UNAIDS, có kế hoạch cung cấp thuốc cho 15.000 người bị nhiễm cho đến năm 2005. Để đạt được chỉ tiêu này, Chính phủ đang nhanh chóng tìm cách giảm giá thuốc kháng virus. Nhưng trở ngại lớn nhất trong quá trình này là các vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ và bảo hộ độc quyền sáng chế.

Hiện nay ở Việt Nam, tất cả 22 thuốc kháng virus HIV đều thuộc dạng sáng chế được bảo hộ độc quyền hoặc đã có đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế. Vì quyền sản xuất và phân phối các sản phẩm thiết yếu này của các công ty bị giới hạn nên thuốc kháng HIV có giá rất cao, làm người tiêu dùng không thể tiếp cận được.

Hiện có 9 loại thuốc kháng virus HIV được đăng ký ở Việt Nam. Đa số ở dạng thuốc có nhãn hiệu của công ty chủ sáng chế và đều là thuốc nhập khẩu. Tuy nhiên, các thuốc này không phải lúc nào cũng sẵn có. Ngoài ra, có 4 nhà sản xuất đã được Bộ Y tế cấp giấy phép sản xuất thuốc kháng virus HIV trong nước. Tuy nhiên, mới chỉ có một công ty là STADA Vietnam JV Ltd là đang sản xuất và hiện có 2 sản phẩm thuốc kháng virus trên thị trường. Giá 2 loại thuốc sản xuất trong nước này thấp hơn rất nhiều so với các thuốc nhập khẩu có trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên vẫn cao hơn 5-7 lần so với giá trên thị trường quốc tế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này một phần là do thị phần của mặt hàng thuốc kháng virus HIV ở Việt Nam hiện còn rất nhỏ, rất ít người có đủ khả năng tài chính để mua, còn ngân sách Nhà nước thì rất hạn chế. Ngân sách Quốc gia dành cho điều trị HIV/AIDS mỗi năm là 10 tỷ đồng. Số tiền này chỉ đủ để điều trị cho 50 bệnh nhân bị phơi nhiễm HIV do tai nạn nghề nghiệp trong khi số người nhiễm HIV đã phát hiện là hơn 80.000 người.

Nếu giá thuốc kháng virus tính trên 1 người/năm được nhân với khoảng 30.000 người (gần 40% số người bị nhiễm) thì tổng chi phí điều trị đã vào khoảng 150 triệu USD mỗi năm. Nhân con số này với số năm cuộc đời của người HIV dương tính sẽ thấy gánh nặng chi phí đối với bản thân người nhiễm HIV, gia đình và xã hội là vô cùng lớn.

Vì vậy, muốn tăng cường tiếp cận thuốc với giá phải chăng, chúng ta cần hiểu thấu đáo môi trường bảo hộ sáng chế và các phương án hợp pháp cho phép sản xuất hoặc nhập khẩu thuốc.

Theo ông Lê Hoài Dương, đồng Giám đốc hãng Luật về Sở hữu trí tuệ Việt Nam Lê & Lê : “Theo điều 803 Bộ luật Dân sự, một hành động thực hiện vì mục đích phi thương mại không được coi là vi phạm độc quyền sáng chế...Nghĩa là cơ quan Nhà nước hay nhà tài trợ nước ngoài nhập khẩu thuốc có bảo hộ sáng chế để phân phối miễn phí hoặc phi lợi nhuận cho những bệnh nhân cần thuốc”.

Còn ông Lê Văn Truyền, một chuyên gia trong ngành Dược lại đề xuất phương án sản xuất đón đầu thuốc điều trị đã hết thời hạn bảo hộ nhằm hạ giá thành.

Do đặc điểm của hệ thống bảo hộ sáng chế và các thông lệ thực hiện chúng có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng tiếp cận thuốc HIV/AIDS, vì vậy để cải thiện mức độ tiếp cận thuốc với giá phải chăng, chúng ta cần thực hiện các phương án sau: Nhập khẩu thuốc song song, thương lượng với chủ bằng độc quyền sáng chế, cấp giấy phép không tự nguyện, nhập khẩu thuốc kháng virus HIV vì mục đích phi thương mại.  

src="images/

 


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa