KHÁNG HUYẾT THANH TRỊ LIỆU: NHỮNG BƯỚC THĂNG TRẦM

Tác giả : PGS. TS. LÊ VĂN HIỆP (Viện Vaccin Nha Trang)

Trong các liệu pháp miễn dịch phòng chống bệnh truyền nhiễm, bên cạnh vai trò của vaccin, nhân loại đánh giá cao tác dụng của kháng huyết thanh (KHT) vì tính kịp thời của nó. Cả 2 biện pháp trên đã giúp giảm đáng kể số ca tử vong do các bệnh truyền nhiễm trong 2 thế kỷ qua.

Những KHT đầu tiên ra đời vào năm 1890 do các tác giả Von Behring, Kitazato, Challou - Roux và Martin đề xuất, gồm 2 loại để chữa trị bệnh bạch hầu và uốn ván. Năm 1894, A. Calmette đã dùng KHT rắn hổ ở Viện Pasteur Sài Gòn và tiếp sau đó, trên thế giới có các KHT chữa bệnh dịch hạch, than, tả, bại liệt, viêm gan rồi tụ cầu, dại và hiện nay đang phát triển các KHT chống trực khuẩn mủ xanh, SARS…

HIỆU QUẢ XÃ HỘI

Những hạn chế do tiêm chủng vaccin hiệu lực không kịp thời đã được khắc phục khi dùng KHT. Phương thức sản xuất cổ điển là dùng KHT khác loài (từ thỏ, chuột thậm chí từ trứng gia cầm, nhưng phổ biến nhất vẫn là ngựa) vì rẻ tiền và dễ làm. Các KHT cùng loài (huyết thanh người) và kháng thể đơn dòng tuy an toàn hơn nhưng chưa phổ cập bởi không có 2 ưu thế trên. KHT từ ngựa đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam (ở Viện Vaccin Nha Trang) sản xuất với quy trình miễn dịch và tinh chế cải tiến đã an toàn hơn so với trước.

Sản xuất KHT ở nước ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn có tính toàn cầu như bản quyền phát minh và công nghệ ứng dụng, tính đa giá và đặc hiệu, chất lượng và giá thành, yêu cầu của thị trường và kế hoạch sản xuất. Huyết thanh ngựa là nguyên liệu chưa thể thay thế được vì đạt số lượng thu hoạch lớn từ một chu trình sản xuất. Ngựa phải lớn con (ít nhất 200kg) sung sức, khỏe mạnh, bị thiến và đang ở tuổi trưởng thành (3-4 năm tuổi). Trung bình 1 tháng, huyết thanh được khai thác ít nhất 1 lần với tổng số máu bằng 1,5% trọng lượng cả con, và cứ 1 lít máu ngựa cho được 75ml KHT dại (SAR) hay 100ml KHT nọc rắn (SAV). Tuổi thọ của ngựa có thể được khai thác trung bình trong 6 năm; Trong khi ở người cho máu tình nguyện có hiệu giá kháng dại cao, thì 2-3 tháng với 1 lần cho 300-400ml máu chỉ lấy được 10ml KHT (số liệu của Hội chữ thập đỏ - Thái Lan).

Sản xuất KHT nọc rắn phức tạp hơn vì mỗi loại rắn độc ở mỗi nơi chỉ cho ra một loại protein hay độc tố kiểu riêng (ít nhất 200 loại). Riêng ở vùng nhiệt đới khó làm được KHT chống nọc đa giá và việc sản xuất KHT cùng loài (trên người) là không thực tế. Điều này tương tự với cả các KHT chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Cùng với vaccin, các KHT bạch hầu, uốn ván sẽ còn đồng hành lâu dài với nhân loại kể cả ở những nước phát triển (Dịch bạch hầu vừa bùng phát trở lại ở các nước thuộc Liên Xô cũ là một bài học cho tất cả các nước).

Bệnh dại vẫn còn ở nhiều nơi như Úc, New Zealand, một vài đảo của Mỹ ở Thái Bình Dương và Nam cực. Mỗi năm, ước tính trên toàn thế giới có ít nhất 34.000 người tử vong vì bệnh dại và hơn 6 triệu người phải tiêm ngừa vaccin. Cho dù vaccin tế bào có công hiệu hơn, nhưng một mình nó sẽ không bảo đảm cứu sống được tất cả các bệnh nhân bị súc vật dại cắn. SAR vẫn cần có mặt kịp thời để trung hòa virus dại ở những vết thương nguy hiểm gần trung ương thần kinh. Chẳng hạn trước đây ở Mehico, hàng loạt bệnh nhân bị súc vật cắn chỉ tiêm vacin mà không tiêm KHT đều phát bệnh và những người sống sót đều bị tổn thương não. Ở châu Á cũng có tình trạng tương tự, hơn 90% bệnh nhân bị súc vật nghi dại cắn đã không được tiêm KHT vì thiếu thuốc. Tình trạng này cũng đã từng xảy ra ở nước ta nhưng từ năm 2003 đến nay, Viện Vaccin đã sản xuất đủ nhu cầu với giá rẻ chỉ bằng 1/3 so với KHT tương đương ngoại nhập. Việc có mặt SAR của Việt Nam từ 1997 đến nay đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ tử vong do bệnh dại hàng năm ở nước ta xuống 10 lần so với trước đây.

Với KHT nọc rắn, chủ yếu có 2 nhóm kháng độc thần kinh và huyết học. Trên thế giới có rất nhiều cơ sở sản xuất, ở châu Á có Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. KHT mang tính đặc hiệu loài rất cao, không có loại KHT nào có khả năng chống lại nhiều loại rắn độc cắn vì thế khó đầu tư cho sản xuất. Viện vaccin Việt Nam ở Nha Trang đã chọn 2 loại KHT rắn lục tre và hổ đất vì chúng là nguyên nhân chiếm đa số trong 30.000 trường hợp bị rắn độc cắn hàng năm. Sản phẩm đã có mặt trên thị trường và trong 2 năm qua đã cứu sống gần 100 bệnh nhân. Việc đầu tư nghiên cứu sản xuất các KHT rắn cạp nong, cạp nia, hổ đất và rắn biển cũng đang được quan tâm.

HIỆU QUẢ KINH TẾ

KHT cùng loài quá đắt: 1 liều điều trị uốn ván cần 155USD, dại cần 180 USD và bạch hầu cần 1.290 USD; Vì vậy, bệnh nhân ở các nước nghèo không thể chấp nhận mức phí cao như vậy được. Và các nước này vẫn phải dùng KHT khác loài.

Bảng giá tính theo USD cho 1 liều điều trị bằng KHT

 

Thị trường SAT

(Uốn ván)

SAR

(Dại)

 SAV

(Rắn cắn)

SAD

(Bạch hầu)

Thái Lan

Việt Nam

 7

0,3 x 3 = 1

28

6 x 2 = 12

8 (1 lọ)

5 (1 lọ)

10

2

Bảng trên cho thấy giá KHT ở Việt Nam thấp hơn so với ở Thái Lan từ 1,6-7 lần. Ngoài ra, do Việt Nam tự sản xuất KHT này nên không còn tình trạng thiếu thuốc khi cần đến.

Dù đã có nhiều cải tiến tuy KHT khác loài rẻ hơn nhưng còn kém an toàn hơn so với KHT cùng loài. Song, so với tiêm Penicillin, tỷ lệ gây sốc quá mẫn vẫn thấp hơn khi tiêm KHT khác loài. Ở một vài nước châu Phi và Trung Á vẫn dùng KHT thô chưa tinh chế thì tỷ lệ sốc cao hơn. Vì 2 nhà sản xuất lớn ở châu Âu đã ngưng sản xuất loại KHT khác loài từ 4 năm nay nên lượng KHT càng thiếu hụt trên thị trường. Riêng Aventis Pasteur (Pháp) mới tung ra thị trường loại KHT từ ngựa tinh chế 2 bước an toàn hơn nhưng giá thành lại tăng lên gấp 2 nên khó thâm nhập vào các nước nghèo. Chính vì thế, ở những nước đang phát triển như Việt Nam, các nhà sản xuất KHT mong đợi có sự hỗ trợ ngân sách từ các tổ chức quốc tế, chính phủ và các tổ chức từ thiện để duy trì số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm này. Bên cạnh đó là nguy cơ phải đóng cửa các trang trại nuôi ngựa sản xuất KHT vì không đem lại lợi nhuận do giá cả và thị trường eo hẹp; Do những đạo luật bảo vệ động vật không cho dùng ngựa để lấy máu. Vì vậy, trong tương lai chỉ đầu tư lớn mới có thể thay thế được KHT từ ngựa bằng kỹ thuật kháng thể đơn dòng.

Để duy trì sản xuất KHT khác loài phục vụ cho đa số người nghèo như hiện nay, tổ chức CDC (Mỹ) đã cam kết giúp đỡ Ethiopia nâng cấp và mở rộng quy mô sản xuất. Chính phủ một số nước cũng miễn thuế cho việc sản xuất và lưu hành KHT. Hoặc ở Thái Lan, Hội chữ thập đỏ đã đứng ra sản xuất và hỗ trợ KHT miễn phí cho người nghèo. Ngoài ra, ngành du lịch cũng cần vào cuộc bằng cách khuyến cáo sử dụng và đặt mua dự trữ KHT cho khách nếu đưa họ đến những vùng có dịch.

Chú thích ảnh:

- Von Behring, một trong những người đầu tiên điều chế ra kháng huyết thanh.

- Nạn nhân bị rắn lục tre cắn.  


Thuốc

Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc


Danh mục thuốc theo tên hóa học
Khái niệm thuốc
Kiến thức Dược
Thuốc kháng sinh
Thuốc men và cách dùng thuốc
Thuốc ngừa thai và hệ sinh dục
Thận trọng và cách dùng thuốc
Tra cứu dược phẩm
Trang chủ thuốc, dược phẩm, thực phẩm, dinh dưỡng
Vaccine và chủng ngừa